Tìm ra mộ cổ 2.000 năm tuổi chưa từng thấy ở Ai Cập
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Ai Cập tìm thấy một chiếc tiểu đựng tro của một em bé.
Mộ cổ ở Ai Cập có niên đại hơn 2.000 năm tuổi.
Các nhà khảo cổ học ở miền nam Ai Cập vừa phát hiện ra 3 mộ cổ, niên đại hơn 2.000 năm. Ngoài ra, họ còn tìm thấy rất nhiều quan tài đá “với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau”.
Khu mộ cổ có từ thời vương triều Ptolemy, kéo dài từ năm 323 trước Công nguyên cho tới khi quân La Mã xâm lược năm 30 trước Công nguyên. Dự án được thực hiện tại khu vực Al-Kamin Al Sahrawi thuộc tỉnh Minya, Ai Cập.
Tiến sĩ Ayman Ashmawy, một nhà khoa học thuộc dự án, nói rằng phát hiện này “cực kì quan trọng”. Ông cho biết những mảnh vỡ bằng đất sét và quan tài đá cho thấy mộ cổ này có niên đại ít nhất 2.000 năm tuổi.
Video đang HOT
Quan tài bằng đá trong mộ cổ.
“Đây là một hầm mộ được duy trì trong thời gian khá dài”, tiến sĩ Ashmawy nói. Phụ trách nhóm nghiên cứu Ali Al-Bakry cho biết hầm mộ mới có nhiều thiết kế chưa từng xuất hiện ở các khu mộ khác. Trong một mộ cổ, các nhà khoa học tìm thấy phòng chôn cất với 4 quan tài đá và 9 chiếc tiểu đựng hài cốt.
Một chiếc tiểu khác nhỏ hơn được cho là chứa tro của một em bé. Đây là lần đầu tiên một chiếc tiểu như vậy được phát hiện. “Chưa bao giờ chúng tôi thấy điều tương tự ở các hầm mộ khác”, Al-Bakry nói.
Các nhà khoa học phát hiện ra nhiều tiểu đựng tro cốt.
Một chiếc quan tài đá có hình mặt người và chạm trổ tinh xảo. Dấu tích xương người tìm thấy trong mộ cổ cho thấy đó là thi thể của đàn ông, đàn bà và trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Theo Danviet
Phát hiện hài cốt hoàng đế Ai Cập có gene khổng lồ
Vị vua được xem là cao nhất của Ai Cập có chiều cao 1,75 mét, vẫn còn kém xa so với vị vua mang gene người khổng lồ.
Sọ của vua Sanakt cho thấy ông là một người khổng lồ.
Xương của một vị vua Ai Cập trị vì cách đây 4.700 năm vừa được các nhà khoa học khẳng định là dấu tích mới nhất của vua mang gene người khổng lồ.
Với chiều cao 1,85 mét, bộ xương được cho là của vị vua Sanakt có chiều cao lớn hơn nhiều kích thước trung bình của người Ai Cập. Các nhà khoa học cho biết dân Ai Cập cổ có chiều cao trung bình là 1,62 mét.
Các nhà nghiên cứu nhận định vị vua này đã mắc một hội chứng về gene, khiến kích thước cơ thể tăng đột biến. Số liệu đo đạc sọ người cho thấy vị vua Sanakt chắc chắn mắc chứng "gene của người khổng lồ".
Hội chứng gene của người khổng lồ xảy ra do một khối u lành tính chèn ép lên tuyến yên hoặc rối loạn gene khiến hormone tăng trưởng được tạo ra liên tục. Điều này khiến người mắc hội chứng người khổng lồ cao bất thường. Việc phát hiện hội chứng này ở trẻ em là rất khó khăn vì không có dấu hiệu đặc biệt.
Công trình nghiên cứu này được tiến sĩ Francesco Galaassi đăng tải trên tạp chí chuyên ngành. Ông cho biết bộ xương được tìm thấy năm 1901 ở khu bộ Mastaba, Ai Cập. "Đây là một người đàn ông rất cao lớn, khoảng 1,85 mét và được xác định là vua Sanakt". Giáo sư Francesco nói đây là trường hợp mới nhất và cổ xưa nhất một vị vua mang gene khổng lồ.
Vua Ramesses II, người được ghi nhận là cao nhất trong số các vị vua Ai Cập, chỉ cao 1,75 mét. Vua Ramesses sống sau thời vua Sanakt 1.000 năm.
Theo Danviet
Thót tim trước những con đường đi học nguy hiểm nhất hành tinh Những ai đang có 1 cuộc sống thuận lợi sẽ không khỏi ngỡ ngàng và xót xa trước những hình ảnh dưới đây. Mức độ ô nhiễm không khí ở tỉnh Kalimantan, miền Trung Indonesia ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, học sinh phải đạp xe đến trường vượt qua những con đường khói bụi dày đặc. Học...