Tìm ra mã gene nCoV lây nhiễm cho Trump
Các chuyên gia di truyền đã giải thành công trình tự gene nCoV lây nhiễm Tổng thống Donald Trump và cụm dịch Nhà Trắng, xuất phát từ hai nhà báo.
Việc ông Trump nhiễm nCoV trở thành cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất mà một Tổng thống Mỹ đương nhiệm từng gặp phải trong 40 năm qua. Song, Nhà Trắng hiện vẫn chưa công bố nhiều thông tin về cách thức lây truyền của virus.
Chính phủ Mỹ cũng không thực hiện nhiều biện pháp nhằm truy vết tiếp xúc của cụm dịch. Một phát ngôn viên cho biết nguồn lây của virus “chưa xác định”.
Song các nhà khoa học đã tìm cách lý giải điều này bằng kỹ thuật y khoa. Họ lần theo trình tự gene mẫu nCoV của hai nhà báo mắc Covid-19, từng đến Nhà Trắng.
Nghiên cứu lần đầu tiết lộ trình tự di truyền của virus có thể đã lây nhiễm cho ông Trump và hàng chục người khác. Bộ gene là manh mối quan trọng, cho phép các nhà khoa học xác định nguồn lây, tìm hiểu liệu nó có thể truyền cho những người khác hay không. Dữ liệu liên quan cũng giúp chỉ ra đường đi của nCoV vào Nhà Trắng, cho thấy liệu buổi đề cử bà Amy Coney Barrett làm Thẩm phán Tòa án Tối cao tại Vườn Hồng có phải sự kiện “siêu lây nhiễm” hay không.
Hai nhà báo Michael D. Shear và Al Drago đều từng tiếp xúc riêng với các quan chức Nhà Trắng hồi cuối tháng 9, vài ngày trước khi biểu hiện triệu chứng Covid-19. Shear đi cùng ông Trump và các nhân viên trên chuyên cơ Không Lực Một ngày 26/9. Khi ấy, Tổng thống không đeo khẩu trang. Drago có mặt tại Vườn Hồng trong buổi đề cử Thẩm phán ngày hôm sau.
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump rời Trung tâm Y tế Walter Reed, ngày 5/10 sau đợt điều trị Covid-19. Ảnh: NY Times
Nghiên cứu phát hiện bộ gene nCoV của hai nhà báo trên có cùng kiểu đột biến đặc biệt. Trevor Bedford, chuyên gia di truyền tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson và Đại học Washington, người đứng đầu công trình, cho biết họ đã phơi nhiễm trong cùng cụm dịch ở Nhà Trắng.
“Đột biến này thuộc về mẫu virus khá hiếm ở Mỹ. Tôi tin rằng chúng đến từ cùng đợt bùng phát hoặc cùng cụm dịch”, ông nói.
Nghiên cứu chưa qua bình duyệt, được đăng tải trên medRxiv vào tháng 10. Theo quy trình học thuật, các chuyên gia không công bố tên của mẫu gene. Hai nhà báo Shear và Drago đồng ý tiết lộ danh tính cho báo cáo này.
Các nhà khoa học cho biết nCoV lây nhiễm cho Tổng thống Trump không xuất phát từ phạm vi gần. Những mẫu virus đầu tiên xâm nhập vào Mỹ từ châu Âu, lưu hành vào tháng 4, tháng 5 và bớt phổ biến hơn sau đó.
Để hiểu rõ hơn về cụm dịch Nhà Trắng, giới chuyên gia có thể giải trình tự gene của những bệnh nhân khác. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) cũng thường xuyên dựa vào xét nghiệm di truyền để tìm hiểu về các đợt bùng phát Covid-19. Song đến nay, chính quyền Trump chưa tiến hành các phân tích tương tự. Nhà Trắng từ chối trả lời các câu hỏi về điều này.
David Engelthaler, đứng đầu khoa Truyền nhiễm, Viện Nghiên cứu Genomics ở Arizona, cho biết nghiên cứu mã gene là cách tốt nhất để ghép nối sự phát triển của một đợt bùng phát như trên.
Israel-Sudan bình thường hóa quan hệ: "Quân bài chính trị" trước thềm bầu cử Mỹ?
Việc Israel và Sudan bình thường hóa quan hệ được ông Trump cho là một "chiến thắng to lớn với hòa bình trên thế giới" giữa lúc thành công về đối ngoại có thể giúp ông ghi điểm với cử tri khi bầu cử Mỹ cận kề.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây thông báo, Israel và Sudan đã chấp thuận bình thường hóa các mối quan hệ ngoại giao, đồng thời đánh giá đây là một "chiến thắng to lớn đối với hòa bình trên thế giới". Trong bối cảnh cuộc đua bầu cử tổng thống đang bước vào giai đoạn nước rút, thì một thành công về chính sách đối ngoại có thể giúp nhà lãnh đạo Mỹ ghi điểm đối với những cử tri còn do dự.
Tổng thống đánh giá việc Sudan và Israel bình thường hóa quan hệ là một "chiến thắng to lớn đối với hòa bình trên thế giới". Ảnh: Reuters
Phát biểu tại phòng Bầu dục, Tổng thống Donald Trump hôm qua (23/10) tuyên bố, hai nước cựu thù đã nhất trí hướng tới hòa bình. Ông đồng thời khẳng định, ít nhất 5 quốc gia Arab khác cũng muốn bình thường hóa quan hệ với Israel và chờ đợi Saudi Arabia sớm có bước tương tự.
"Tôi muốn chúc mừng Israel và Sudan vì đã nhất trí tạo dựng hòa bình sau nhiều năm mâu thuẫn. Đây là quốc gia thứ 3 trong năm nay quyết định bình thường hóa quan hệ với Israel dưới sự thúc đẩy của Mỹ và sắp tới sẽ có thêm nhiều quốc gia khác có bước đi tương tự. Trong những tuần tới họ sẽ gặp nhau để đàm phán về các thỏa thuận hợp tác về nông nghiệp, công nghệ, hàng không..., điều mà các bạn đã được chứng kiến với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain gần đây".
Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thủ tướng Sudan Abdallah Hamdok. Nhà lãnh đạo Sudan đã cảm ơn Tổng thống Donald Trump vì quyết định rút nước này ra khỏi danh sách những quốc gia hỗ trợ khủng bố, giúp mang lại những tác động kinh tế to lớn. Theo ông Abdallah Hamdok, Sudan đang nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ ngoại giao phục vụ tốt nhất cho lợi ích người dân. Về phần mình, Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố, nhờ vai trò lãnh đạo của Mỹ, nước này đang ngày càng mở rộng vòng tròn hòa bình.
Việc Nam Sudan đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel là một sự thay đổi lớn về lập trường, điều mà cách đây chỉ vài tháng nước này vốn bác bỏ mạnh mẽ. Vốn đang bị đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận cả ở cấp quốc gia và tại các bang chiến lược, Tổng thống Donald Trump hôm qua đã liên tục có những phát biểu và đăng tải các dòng tweet hoan nghênh chiến thắng mà ông cho là ngoạn mục không chỉ đối với nước Mỹ, mà còn đối với hòa bình thế giới.
Chính quyền Palestine ngay ngày hôm qua đã ra tuyên bố lên án và bác bỏ thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Sudan và Israel. Tuyên bố nhấn mạnh, con đường đến hòa bình toàn diện và đúng đắn phải dựa trên luật pháp quốc tế, các nghị quyết quốc tế, những tham vấn rõ ràng theo cách dẫn tới chấm dứt sự chiếm đóng của Israel trên các vùng đất Palestine. Trong khi đó, thư ký Hội đồng Cách mạng Phong trào Fatah chỉ trích, đây là một quyết định gây nguy hại cho người dân Palestine và cuộc đấu tranh chính đánh nhằm đạt được một nhà nước Palestine độc lập và chủ quyền
"Đây là một quyết định gây nguy hại cho người dân Palestine và sự nghiệp chính đáng của chúng tôi khi chỉ khuyến khích những hành vi chiếm đóng trái phép và bác bỏ các quyền chính đáng của Palestine. Không chỉ thế, thỏa thuận cũng gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của Sudan, lợi ích của toàn thể người dân Arab trong khu vực. Điều này chắc chắn chỉ phục vụ cho tham vọng chính trị của Mỹ và Israel".
Trên thực tế, những tuần vừa qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không ngừng gia tăng sức ép đối với Nam Sudan nhằm đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 3/11. Ngay trước thông báo về thỏa thuận, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ rút Sudan ra khỏi danh sách các nước hỗ trợ khủng bố, vốn là một rào cản cho sự phát triển kinh tế của nước này.
'Vũ khí Twitter' làm nên nhiệm kỳ Tổng thống Trump Các tổng thống Mỹ trước đây thường truyền đi thông điệp của mình trên truyền hình. Nhưng dưới thời Trump, câu hỏi thường gặp nhất là 'Bạn biết Tổng thống tweet gì chưa?" Các chính trị gia luôn tận dụng công nghệ mới nhất để xây dựng hình ảnh, như cố tổng thống Franklin Roosevelt với các cuộc trò chuyện trên đài phát...