Tìm ra loài cua gây ngộ độc cho bệnh nhân ở BV Bạch Mai, ăn 2 con đủ chết người
Mẫu vật cua từ Bệnh viện Bạch Mai liên quan đến bệnh nhân bị ngộ độc tại Thanh Hóa được Viện Hải dương học xác định là loài cua quạt. Chỉ cần ăn 2 con đủ gây tử vong cho một người trưởng thành.
Theo PGS.TS. Đào Việt Hà – Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 29/3, Viện nhận được 2 mẫu vật cua thu thập trong vụ ngộ độc do Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cung cấp để xác định tên khoa học loài cua và phân tích thành phần chất gây độc.
Kết quả xác định cho thấy: Cả 2 mẫu vật đều là loài cua quạt tên khoa học là Demania reynaudii thuộc họ Xanthidae (cua rạn Xanthid).
Theo tài liệu, cua quạt là loài giáp xác biển sống đáy, thường gặp trong các rạn san hô tại vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đã xác định gần 300 loài cua quạt sống ở biển, trong số đó một số loài chứa độc tố saxitoxin hoặc tetrodotoxin, là 2 độc tố gây ngộ độc tử vong cho người nếu ăn phải.
Tại nước ta, trước đây đã từng ghi nhận một số trường hợp ngộ độc tử vong do ăn cua mặt quỷ Zosimus aeneus hoặc một số loài cua quạt sống rạn san hô khác.
Mẫu vật cua Quạt Demania renaudii thu thập từ vụ ngộ độc thực phẩm tại Thanh Hoá 27/3/2021 (Ảnh: Trương Sĩ Hải Trình).
Sau khi xác định được tên loài, 2 mẫu vật cua được chuyển đến phòng thí nghiệm trọng điểm để phân tích thành phần hóa học chất gây độc. Các chuyên gia đã xác định được sự có mặt của độc tố tetrodotoxin và dẫn suất Anhydro-tetrodotoxin trong cả 2 mẫu vật cua quạt nêu trên.
Với hàm lượng độc tố tetrodotoxin và dẫn suất Anhydro-tetrodotoxin có trong mẫu cua, chỉ cần ăn 2 con (khoảng 50-60 g/cá thể) đủ gây tử vong cho một người trưởng thành.
Độc tố tetrodotoxin có tính bền nhiệt, bền axit nên không bị phân giải ở nhiệt độ cao khi nấu chín và có thể tồn tại cả trong các sản phẩm đã được chế biến (không loại bỏ chất độc), thậm chí kể cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp.
Theo các nghiên cứu, độc tố tetrodotoxin tác động vào hệ thần kinh trung ương của người và động vật bậc cao do ức chế trao đổi ion natri trên màng tế bào thần kinh cơ, làm ngưng quá trình truyền dẫn tín hiệu thần kinh.
Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện khoảng 30 phút sau khi ăn, bao gồm tê lưỡi, tê môi, chóng mặt, đau đầu, đau thắt vùng bụng, buồn nôn, nôn, nói khó, nuốt khó, mất cân bằng vận động (đi loạng choạng, lảo đảo)…
Trường hợp nặng, nạn nhân co giật, sùi bọt mép, hôn mê và có thể tử vong. Khi bị ngộ độc thực phẩm từ cần thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế và nhanh chóng đưa người bị ngộ độc tới các cơ quan y tế gần nhất.
Theo ghi nhận, loài cua này đã gây khá nhiều vụ ngộ độc tử vong tại một số quốc gia trong khu vực như Philippine, Indonesia…
Trước đó, ngày 27/3, xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa sau khi ăn khoảng từ 1 đến 4 con cua biển tự đánh bắt. Triệu chứng ngộ độc xuất hiện khoảng 2 giờ sau khi ăn bao gồm cảm giác mệt, buồn nôn, nôn nhiều và tê bì miệng, lưỡi, chân tay.
Nạn nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Tĩnh Gia trong tình trạng nói khó, yếu nhẹ tứ chi. Các triệu chứng ngộ độc tiếp tục tiến triển nặng; bệnh nhân không nói được, không cử động tay chân được, khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn và được chuyển lên bệnh viện tuyến trên trong tình trạng hôn mê, liệt hoàn toàn, dùng thuốc vận mạch, bóp bóng và đặt nội khí quản.
Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng ngộ độc của bệnh nhân rất nặng, cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực.
Ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ, chuyên gia khuyến cáo gì?
Ngày 29/3 vừa qua, bệnh nhân ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ đã xảy ra. Bệnh nhân bị ngừng tim ở tuyến trước sau khi ăn cua và nguyên nhân gây ra tình trạng này là ngộ độc cua.
Video đang HOT
NỘI DUNG::::::::::
1. Cua mặt quỷ là cua gì?2. Ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ nguy hiểm như thế nào?3. Chuyên gia khuyến cáo chưa có thuốc giải độc đặc hiệu4. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc
Các chuyên gia chống độc đã cho biết rằng, các độc tố có trong loại cua này vô cùng bền vững với nhiệt. Điều này đồng nghĩa với việc, dù sau khi được nấu chín thì độc tố trong cua vẫn còn. Đây là nguyên nhân chính khiến người sử dụng bị ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ. Không những thế, độc tố của loại cua cực mạnh, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nghiêm trọng và chỉ cần 0,5mg cũng có thể gây tử vong đối với người lớn.
Trường hợp người bệnh Đỗ Văn Ch. 46 tuổi sống tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa làm nghề đi biển và bị Ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ khiến anh bị ngừng tim. TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân đang được điều trị tại đây.
Người nhà cho biết, bệnh nhân ăn 1 - 4 con cua đã được luộc chín. Đây là loại cua được người dân địa phương gọi là "còng chữ thập".
Chỉ sau 2 tiếng khi ăn, bệnh nhân đã xuất hiện mệt mỏi, buồn nôn và nôn nhiều, đồng thời bị tê bì miệng, lưỡi, chân tay. Người bệnh được đưa lên bờ, đến bệnh viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Tĩnh Gia trong tình trạng nói khó, yếu nhẹ tứ chi.
Hình ảnh cua mặt quỷ được người nhà bệnh nhân cung cấp - Ảnh Internet
Khoảng 9h cùng ngày, bệnh nhân yếu không thể nói, cũng không thể cử động tay chân, kèm theo tình trạng khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn. Nhanh chóng bệnh nhân được bác sĩ hồi sức ép tim, có mạch trở lại và được chuyển đến Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai.
Sau khi tích cực điều trị, người bệnh đang thở máy, vận mạch và hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não. Các bác sĩ cho biết, hiện tình trạng ngộ độc của người bệnh rất nặng, cần theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực. Hơn hết, tiên lượng sống của bệnh nhân vô cùng dè dặt, các bác sĩ chưa dám khẳng định trước điều gì.
Đây không phải trường hợp đầu tiên bị ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ. Trước đó cũng đã xảy ra trường hợp bị ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ, điều đáng nói bệnh nhân tại Cần Thơ bị ngộ độc khi đó chỉ mới ăn 2 càng của cua và được 10 phút sau đã bị tê liệt đầu lưỡi, tê hai tay lan xuống chân và bị khó thở. Tuy nhiên, may mắn người bệnh đã được cứu sống.
1. Cua mặt quỷ là cua gì?
Cua mặt quỷ còn có tên khoa học là Zosimus aeneus, đây là một loài cua biển và đây còn là một loại cua độc.
Tuy nhiên, nhiều người không biết nên vẫn sử dụng loại cua này trong bữa ăn hằng ngày. Thực tế, đây là một trong những loài cua độc. Bởi vì, bản thân cơ thể chúng có chứa một số độc tố gây ảnh hưởng thần kinh vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người như: tetrodotoxin, neurotoxin và saxitoxin.
Cua mặt quỷ rất độc, các độc tố có trong cua không được tiêu hủy dù ở nhiệt độ cao nên người sử dụng dễ bị ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ - Ảnh Internet
2. Ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ nguy hiểm như thế nào?
BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, tại Việt Nam hiện nay có ít nhất tới 3 loại cua biển độc. Ngoài Cua mặt quỷ thì còn Cua hạt (Platypodia granulosa) và Cua Phờ lo ri đa (Atergastis floridus). Những loại cua này chủ yếu sống ở các vùng biển miền Trung, Nha Trang và một số vùng khác. Vị trí chứa các loại độc khác nhau của các loại cua là ở phần thịt, trứng.
Độc tố chính của cua mặt quỷ gây tình trạng ngộ độc:
- Độc tố Tetrodotoxin, còn được viết tắt là TTX. Có thể bạn chưa biết, đây là một chất độc thần kinh mạnh.
- Gonyautoxin cũng là một số phân tử độc hại tương tự được tạo ra tự nhiên bởi tảo. Độc tố này là một phần của nhóm saxitoxin, đây là một nhóm lớn các chất độc thần kinh cùng với một phân tử còn được gọi là saxitoxin, neosaxitoxin và decarbamoylsaxitoxin.
- Saxitoxin có trong cua mặt quỷ cũng là một chất độc thần kinh mạnh. Đây còn được biết là chất độc của động vật có vỏ gây tê liệt.
Các độc tố này vô cùng bền vững với nhiệt. Điều này cho biết thêm rằng, sau khi được nấu chín thì các loại độc tố này vẫn còn. Vì vậy, dù nấu chín loại cua có độc thì lượng độc tố vẫn được giữ nguyên. Nguyên nhân này khiến con người bị ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ dù đã nấu chín.
Nguy hiểm hơn cả, khi các độc tố này xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng gây tê liệt tất cả các cơ. Ban đầu sẽ xuất hiện hiện tượng tê bì môi, lưỡi, chân tay và lập tức sau đó là liệt tất cả các cơ, đồng tử bị giãn và có thể xảy ra tình trạng co giật, tụt huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Đa số, các trường hợp tử vong do ngộ độc khi ăn thực phẩm có chứa độc tố này xảy ra là suy hô hấp do liệt các cơ.
Độc tố trong cua mặt quỷ gây nguy hiểm tới tính mạng người sử dụng - Ảnh Internet
3. Chuyên gia khuyến cáo chưa có thuốc giải độc đặc hiệu
Ngộ độc khi ăn sinh vật biển lạ, trường hợp này xảy ra đã được TS. Lâm Quốc Hùng - Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế đã từng chia sẻ trước đây rằng hầu hết các loại ốc, cá được sử dụng làm thực phẩm. Tuy nhiên, có một số loại sinh vật có thể gây hại cho sức khỏe con người do chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng và khiến người sử dụng nguy kịch tới tính mạng.
Được biết, độc tố có trong cua mặt quỷ có 3 độc tố chính, trong đó có Saxitoxin và Tetrodotoxin. Đặc biệt, các loại độc tố này không bị phân hủy ngay cả khi chế biến nhiệt độ cao.
Do đó, sau khi bị ngộ độc, chỉ sau 30 phút đến 8 giờ thì tùy thuộc vào mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ bị suy hô hấp cấp, truy tim mạch và tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Một số chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo rằng chưa có thuốc giải đặc hiệu do nguyên nhân gây ra ngộ độc từ độc tố Saxitoxin và Tetrodotoxin. Do đó, nếu người sử dụng ăn phải các loại độc tố này cần nhanh chóng kích thích nôn, rửa dạ dày và uống than hoạt tính để thải bớt chất độc ra khỏi cơ thể.
Người bị ngộ độc cần nhanh chóng được đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
4. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc
Thực tế, đến nay tương tự như cá lóc. Cua mặt quỷ đối với các bác sĩ cũng chưa biết được độc tố đến mức độ nào. Vì có rất nhiều trường hợp có người đã từng ăn cua mặt quỷ và không sao. Ngay cả trường hợp bệnh nhân mới nhập viện trong tình trạng nguy kịch trước đõ cũng đã từng ăn loại cua này và không gây ra triệu chứng nào đáng lo ngại.
Vì vậy, phòng tránh ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ hay các loại cua biển khác thì cần chú ý một vài vấn đề sau:
Không tự ý ăn các loại sinh vật lạ, chỉ nên ăn các loại sinh vật biển quen thuộc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe - Ảnh Internet
- Tuyệt đối không nên ăn loại cua này. Bởi vì, bản thân đây là loại cua có chứa độc tố. Hơn hết, độc tố trong loại cu này lại có kết cấu vô cùng bền vững. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người dân không nên ăn cua mặt quỷ.
- Dinh dưỡng hằng ngày có thể bổ sung bằng rất nhiều loại hải sản khác phổ biến hơn như mực, tôm, ghẹ hay cua quen thuộc.
- Không tự ý ăn các loại cua kỳ lạ, có các hình hài khác thường tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.
* Người đi biển cần chuẩn bị gì?
- Than hoạt tính là một trong những vật dụng người đi biển cần tích trữ để sử dụng trong các trường hợp nếu nghi ngờ và có thể gây nôn, uống ngay tại chỗ nhằm mục đích giải độc.
- Khi ở trên tàu hay thuyền để đi biển, người dân cũng cần trang bị các phương tiện cấp cứu ban đầu.
- Quan trọng hơn cả, các ngư dân cần được tấp huấn các kiến thức sơ cứu ban đầu để có thể sơ cứu tại chỗ cho người bệnh bị ngộ độc nhanh chóng trước khi đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ rất nguy hiểm tới tính mạng của người ăn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, không nên tự ý sử dụng các loại cua và các loại sinh vật biển khác không rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng.
3 bộ phận của cá chứa đầy ký sinh trùng mà bạn không nên ăn nhiều Cá dù rất ngon, rất bổ nhưng bạn cần tránh động tới những bộ phận sau nếu không muốn rước cả ổ ký sinh trùng vào cơ thể. Nhắc đến cá thì chắc hẳn ai cũng cảm thấy loại thực phẩm này rất quen thuộc. Cá vừa mềm lại thơm ngon và còn là món ngon trên bàn ăn của nhiều gia đình....