Tìm ra “cỗ máy” tạo sự sống xuất hiện ở 3 thế giới ngoài Trái Đất?
Một phản ứng có thể sinh ra sự sống đã được tái hiện thành công, chỉ ra nơi sinh vật đầu tiên ra đời ở Trái Đất cũng như các thế giới khác.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Newcastle (Anh) đã thực hiện một “thí nghiệm kỳ diệu” có thể tái hiện lại cách mà sự sống đầu tiên đã bắt đầu trên Trái Đất vào thời điểm 3,5-4 tỉ năm về trước.
Theo Science Alert, họ đã trộn hydro, bicarbonate và magnetite giàu sắt trong nước biển cổ đại mô phỏng. Những thứ này đã giúp tạo ra một loạt phân tử hữu cơ bao gồm một nhóm axit béo chuỗi dài.
Các axit béo chuỗi dài này là “ứng cử viên” nặng ký để hình thành màng tế bào sớm nhất trên hành tinh.
Hệ thống thủy nhiệt – “suối nguồn sự sống” – dưới đáy Thái Bình Dương – Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
“Trung tâm của sự khởi đầu sự sống chính là màng tế bào, rất quan trọng để cô lập các chất hóa học bên trong với môi trường bên ngoài” – tác giả chính Graham Purvis giải thích.
Theo nhà khoa học này, màng tế bào đồng thời là công cụ thúc đẩy các phản ứng duy trì sự sống bằng cách tập trung hóa chất và tạo điều kiện cho việc sản xuất năng lượng, có khả năng đóng vai trò là nền tảng cho những khoảnh khắc đầu tiên của sự sống.
Thí nghiệm này cũng chỉ ra nơi có thể là “suối nguồn sự sống”: Những hợp chất mà các nhà khoa học đã trộn với nhau chính là mô phỏng môi trường dưới đáy biển nguyên sinh của hành tinh, nơi được hòa trộn các dòng nước kiềm nóng chảy ra từ các hố thủy nhiệt.
Mặc dù chúng ta có rất ít thông tin chi tiết về thời kỳ đó nhưng đây là mảnh ghép quan trọng để các chi tiết trong đoạn lịch sử cổ xưa được khớp lại với nhau.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ hệ thống thủy nhiệt – với các hố liên tục phun ra dòng nước nóng phong phú về mặt hóa học – là nơi khởi nguồn sự sống.
Nhưng sự sống đó đã được khơi mào theo cách nào, vẫn còn là câu đố. Các nhà khoa học Anh có thể đã tìm ra câu trả lời cuối cùng.
Thú vị hơn, khoa học vũ trụ gần đây chứng minh hệ thống thủy nhiệt không chỉ tồn tại riêng ở Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời có ít nhất 3 thiên thể bị nghi ngờ có hệ thống thủy nhiệt dưới đại dương ngầm.
Dưới đáy đại dương ngầm của mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, mặt trăng Europa của Sao Mộc, hành tinh lùn Sao Diêm Vương… đều được cho là có hệ thống thủy nhiệt.
Vì vậy nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Communications Earth & Environment này đã cung cấp bằng chứng quan trọng để các cơ quan vũ trụ khắp thế giới định hướng cho các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
Phát hiện sinh vật từ "thế giới bị quên lãng" tồn tại ngoài Trái Đất
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sinh vật mới ở độ sâu hơn 2.500 m dưới băng biển Bắc Cực, có thể cũng tồn tại ở mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Sinh vật mới có tên Sulfurimonas pluma đang phát triển mạnh nhờ có hydro ở độ sâu hơn 2.500 m phía dưới băng biển Bắc Cực, nơi có hoạt động núi lửa mạnh mẽ.
Tại Trung Bắc Cực và Nam Đại Tây Dương, có những lỗ thông thủy nhiệt, hay còn được biết tới là vết nứt phát triển sâu trong đại dương, nằm ở ranh giới của các mảng kiến tạo.
Những lỗ này phun ra chất lỏng nóng không có oxy, nhưng lại giàu sắt, mangan, hydro, đồng, methane và sulfua.
Trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn Sulfurimonas chỉ được quan sát là chúng sử dụng sulfua để làm nguồn năng lượng.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm tra bộ gene của vi khuẩn và phát hiện ra nó đã được biến đổi đáng kể, thiếu các gene đặc trưng so với họ hàng.
Tuy nhiên, sự khác biệt này của chúng lại được sắp xếp tốt để hỗ trợ cho sự phát triển ở trong môi trường sống khắc nghiệt này.
Phát hiện mới này đã giúp các nhà khoa học chắc chắn về việc tồn tại sự sống ở các hành tinh ngoàiTrái Đất như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Theo các nghiên cứu trước đấy đã khẳng định, mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ đều tồn tại lỗ thông hệ thống thủy nhiệt, điều này đồng nghĩa với việc sinh vật mới mang tên Sulfurimonas pluma, vừa được phát hiện ở "thế giới bị quên lãng" cũng có thể xuất hiện ở hai hành tinh này.
Cũng theo một nghiên cứu mới đây, đại dương trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ chứa hầu hết thành phần cần thiết cho sự sống.
Sao Thổ vượt sao Mộc trong cuộc đua sở hữu nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời Với 28 mặt trăng mới được phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc trong cuộc đua có nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời. Đồng thời, đây là lần đầu tiên hệ Mặt trời có hành tinh sở hữu hơn 100 mặt trăng. Lần đầu hệ Mặt trời có hành tinh sở hữu hơn 100 mặt trăng Sao Mộc có thể được...