Tìm ra cách khiến tế bào ung thư não tự diệt
Các khối u xâm lấn não có thể bị quét sạch nhờ một phương pháp mới.
Các nhà khoa học đã khiến tế bào ung thư tự hủy trong một phương pháp đột phá điều trị u não. Ảnh minh hoạ: Canva
Trang Euronews đưa tin các nhà nghiên cứu vừa tìm ra một phương pháp khiến các tế bào ung thư tự huỷ diệt vì áp lực.
Và nghiên cứu của họ đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn với u nguyên bào thần kinh đệm, một trong những loại u não phổ biến và nguy hiểm nhất ở người trưởng thành. Căn bệnh này được dự báo sẽ ảnh hưởng đến khoảng 19.000 người mỗi năm ở Liên minh châu Âu (EU).
Phương pháp điều trị u nguyên bào thần kinh đệm đã không thay đổi nhiều kể từ đầu những năm 2000, bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Thời gian sống sót trung bình cho một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này là 15 tháng.
Ông Eric Chevet, Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu ung thư của Viện Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp cho biết: “Tế bào ung thư là tế bào bị áp lực. Chúng không bình thường. Chúng sử dụng các cơ chế phản ứng với áp lực để đạt được lợi thế”.
Theo ông, chúng có ưu điểm là có sức đề kháng cao hơn, mạnh mẽ hơn và có khả năng di chuyển, vì vậy chúng có khả năng chịu được các áp lực bổ sung như hóa trị tốt hơn.
Trong trường hợp u nguyên bào thần kinh đệm, các tế bào sử dụng một loại protein gọi là IRE1 như một phần của cơ chế phản ứng với áp lực, khiến chúng trở nên kháng thuốc ung thư hơn. Giai đoạn này được gọi là “xác định mục tiêu”.
Các nhà nghiên cứu Pháp và Thụy Điển đã tìm hiểu về việc việc tác động vào quá trình này có thể làm suy yếu các tế bào ung thư hay không. Và họ vừa công bố kết quả đầy hứa hẹn trên tạp chí iScience.
Video đang HOT
Họ đã tiến hành theo ba bước. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu ở Thuỵ Điển làm việc trên các mô hình điện toán. Họ đã sàng lọc khoảng 15 triệu phân tử, chạy mô phỏng để dự đoán cách chúng phản ứng với protein trong cơ thể. Z4P được xác định là phân tử có thể hữu ích.
Bước thứ hai là thí nghiệm tế bào để kiểm tra tác động của phân tử đó đối với tế bào ung thư.
Họ phát hiện ra rằng phân tử Z4P không chỉ làm cho các tế bào ung thư kém đề kháng hơn mà còn ngăn chặn khả năng di chuyển của chúng – một trong những xu hướng khiến u nguyên bào thần kinh đệm trở nên nguy hiểm như vậy.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phát hiện của họ trên cơ thể sống. Họ đã sử dụng phân tử này để nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư ở chuột kết hợp với thuốc temozolomide (TMZ), một loại hóa trị liệu thường được sử dụng trong u nguyên bào thần kinh đệm.
Họ phát hiện rằng phương pháp điều trị kết hợp đã làm suy yếu khả năng chống lại áp lực của tế bào ung thư, đồng thời thu nhỏ đáng kể kích thước của khối u. Và vai trò của phân tử Z4P đã rõ ràng.
Khi chỉ sử dụng TMZ, các khối u quay trở lại sau một khoảng thời gian từ 100 đến 150 ngày. Nhưng với sự kết hợp giữa TMZ và phân tử Z4P, tất cả các tế bào ung thư đã biến mất và những con chuột không bị ung thư tái phát sau 200 ngày.
Mặc dù có kết quả đầy hứa hẹn, giới khoa học vẫn cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để có thể tạo ra một loại thuốc điều trị mới.
Ông Chevet lưu ý trong trường hợp lạc quan nhất, các bệnh nhân có thể phải chờ 15 năm nữa để được điều trị bằng phương pháp này. Phân tử Z4P cần sửa đổi thêm để trở nên hiệu quả hơn trong việc chống lại các tế bào ung thư, cũng như được thử nghiệm trên nhiều động vật hơn trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người.
Nhà giàu châu Á chi tiền đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh
Trên khắp thế giới, khoảng 500 thi thể đang chờ hồi sinh. Với thu nhập tăng cao, ngày càng nhiều nhà giàu châu Á chi tiền cho phương pháp đông lạnh xác đắt đỏ này.
Bên trong một cơ sở đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh. Ảnh: Cnet
Làm cách nào để bất tử hay hồi sinh sau khi chết luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người. Với công nghệ khoa học ngày càng hiện đại, ngày càng nhiều người hi vọng sẽ có cơ hội hồi sinh trong tương lai.
Một bé gái 14 tuổi người Anh bị ung thư não muốn sử dụng kỹ thuật đông lạnh để được sống tiếp trong tương lai. Nhưng cha mẹ cô phản đối. Cuối cùng, cô đã tự viết một lá thư gửi cho tòa án tối cao ở London để trình bày nguyện vọng.
"Cô bé viết rằng mình sắp chết nhưng cô muốn sống thật lâu. Nếu được phép thực hiện kỹ thuật đông lạnh, cô sẽ có cơ hội hồi sinh trong tương lai. Cô hi vọng được chữa khỏi bệnh ung thư.
Kết quả, tòa tuyên bố cô bé thắng kiện. Và sau khi qua đời, cô bé được bảo quản trong một cơ sở đông lạnh.
Đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh
Cryonics là quá trình đông lạnh sâu xác chết và não, chờ đợi trong một tương lai không xa, họ sẽ được hồi sinh nhờ những tiến bộ vượt bật của y học.
Quá trình bảo quản lạnh bắt đầu sau khi một người được tuyên bố là đã chết hợp pháp. Máu và các chất lỏng khác được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân và thay thế bằng các hóa chất chống đông ngăn chặn sự đóng băng, làm hỏng các tế bào cơ thể.
Trong các cơ sở đông lạnh, thi thể thường được bảo quản bên trong các bể hình trụ bằng thép không gỉ, chứa đầy nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Các chuyên gia cho biết ở trạng thái này, thi thể sẽ được bảo quản trong nhiều thập kỷ.
Nhà giàu châu Á đang chi mạnh tay
Chưa có nhà khoa học hay cơ sở nghiên cứu nào chắc chắn về sự thành công của phương pháp này. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng nếu lựa chọn chôn cất hoặc hỏa táng sau khi qua đời thì chắc chắn, không có cơ hội "trở về".
Trên khắp thế giới, khoảng 500 thi thể đang chờ hồi sinh tại cơ sở đông lạnh. Thi thể nhỏ tuổi nhất là bé gái 2 tuổi đến từ Thái Lan, trong một cơ sở đông lạnh ở Mỹ.
Max More, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Alcor, quản lý cơ sở về cryonics, cho biết: "Cả bố mẹ cô bé đều là bác sĩ. Cô bé đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật não và không có kết quả. Vì vậy, họ đã liên lạc với chúng tôi".
Với thu nhập tăng, ngày càng nhiều nhà giàu châu Á chi hàng trăm nghìn USD cho phương pháp này, theo CNA.
Cliff Brown, giám đốc điều hành của Cryonics4U có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan), một trong những cơ sở đông lạnh chờ hồi sinh cho biết: "Đã có sự thay đổi lớn từ phía tây sang phía đông. Bây giờ, ngày càng nhiều người châu Á quan tâm đến phương pháp này".
Cơ sở đông lạnh thi thể chờ hồi sinh chưa có hợp đồng nào từ người Singapore nhưng họ có nhiều từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Mỹ bắt đầu cơ sở cryonics đầu tiên, tiếp theo là Anh và Nga. Kể từ đó, ngành công nghiệp này đã mở rộng sang Úc, Trung Quốc và Thái Lan.
"Nếu bạn nhìn vào những gì đang xảy ra trên thế giới hiện nay thì bạn sẽ hiểu 50 năm qua, thế giới đã thay đổi rất nhiều. Con người đang tiến bộ và chúng ta sẽ tiếp tục làm điều đó", ông Cliff cho biết.
Trung bình chi phí rơi vào khoảng 200.000 USD để đông lạnh toàn bộ cơ thể, 80.000 USD nếu chỉ bảo quản bộ não. "Đó là một dịch vụ đắt tiền. Chắc chắn rồi", ông Cliff cho biết.
Hiện có thêm lựa chọn khác thông qua việc mua bảo hiểm nhân thọ. Khi họ chết công ty bảo hiểm sẽ trả một phần chi phí cho việc thực hiện đông lạnh chờ ngày hồi sinh.
Lầu Năm Góc phát hiện tỷ lệ ung thư cao ở phi công quân sự Một nghiên cứu do Lầu Năm Góc thực hiện đã thu được kết quả tỷ lệ mắc ung thư cao trong nhóm phi công quân sự và cả những nhân viên trên mặt đất phụ trách nhiên liệu, bảo trì, phóng chiến đấu cơ so với dân số Mỹ nói chung. Phi công Hải quân Mỹ Jim Seaman trong chiếc A-6 Intruder. Ông...