Tìm lại quán phở tíu Hàng Bè ngày xưa
Nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ của phố cầu gỗ, quán mì vằn thắn, phở tíu nổi tiếng ngày nào giờ đã chuyển về nhà riêng của ông chủ, và chỉ có những khách ruột của quán mới biết đích danh địa chỉ mới này.
Quán nhỏ nằm sâu trong ngõ
Cách đây cũng gần 10 năm, món phở tíu, mỳ vằn thắn dường như cũng còn khá mới mẻ thì quán đã có và phục đông đảo dân văn phòng cũng như các chị đi chợ. Quán lúc nào cũng đông nườm nượp người ra, người vào. Ai trót đến muộn thì đành phải cố chờ cho người khác ăn xong mới có chỗ ngồi.
Quán đông cũng bởi vì món ăn khá lạ và độc đáo này du nhập vào Việt Nam lúc bây giờ, ban đầu món mỳ không được nhiều người ưa chuộng do sự khác biệt về khẩu vị. Thế rồi dưới bàn tay pha chế của ông chủ, món mỳ được thay đổi để hợp với khẩu vị và có nét đậm đà riêng, không chỉ thế món ăn ở đây được chính tay ông chủ chế biến nên rất ngon và sạch.
Bí quyết ở đây chính là vị thơm của nước dùng, có một công thức đặc biệt gia truyền nào đó mà đã trót ăn một lần thì lại muốn đến ăn tiếp lần 2, lần 3 và trở thành khách ruột lúc nào không biết.
Video đang HOT
Có lẽ vì vậy mà sau 10 năm, khi chuyển về ngõ nhỏ của phố cầu gỗ, dù không thuận tiện lắm trong việc kinh doanh nhưng khách cũng vẫn rất đông.
Quán nằm gọn gàng trên tầng 2, mùa hè có điều hòa mát rượi, khách sẽ không còn phải lo lắng khi thưởng thức tô mỳ vằn thắn, hay phở tíu nữa.
Một bát mỳ đầy đủ gồm có mỳ, vằn thắn (hay còn gọi là sủi cảo). Sợi mỳ được làm từ bột và trứng, sau đó cán mỏng nên sợi vừa dai vừa giòn, lại giữ được màu vàng ươm bắt mắt. Vằn thắn có nhân là tôm tươi giã nhỏ, nấm hương và thịt, được gói trong một lớp bột mỳ cán mỏng.
Bánh phở bình thường được chần qua cho vào bát, cho thêm chút thịt nạc, rau thơm, giá, lạc rang giã nhỏ, hành khô. Sau đó, bác chủ hàng thường cho thêm một chút nước dùng chua ngọt chan đều vào bát phở, thế là xong.
Giờ đây mì vằn thắn cũng không còn xa lạ nữa, nó đã trở thành một món ăn yêu thích của các bạn trẻ, dù xuất phát từ Quảng Đông – Trung Quốc nhưng có lẽ hương vị đã mang bản sắc Việt đậm đà hơn.
Tạm biệt bác chủ quán đáng yêu trong con ngõ nhỏ, quán vẫn đông và rộn ràng tiếng nói cười. Ai đã trót mê món ăn này thì đừng quên bỏ túi địa chỉ này mỗi khi ra Hà Nội nhé!
Theo Eva
[Chế biến]-Mỳ vằn thắn
Mì vằn thắn mềm, thơm mùi tôm thịt và nấm hương. Ngon không khác gì ngoài tiệm.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
300 gr bột mì (200 gr bột áo)2 thìa to bột năng hoặc bột khoai tây cho dai bánh
1 thìa con muối
1 thìa con đường
1 thìa to dầu ăn
100 gr nước lã
2 trứng
Nhân bánh
Tôm, thịt, mộc nhĩ, nấm hương, miến, muối, tiêu, hành.
2 trứng.
Nước dùng:
Xương lợn, cà rốt, hành tây. (Nấu trước)
Hành mùi, rau, nấm.
Cách làm:
Vỏ bánh:
Bạn có thể mua vỏ làm sẵn nhưng tự làm cũng không khó mà ăn rất ngon.
Trộn tất cả bột mì, nước, trứng, muối, dầu ăn...Có thể trộn bằng máy hoặc bằng tay, rắc bột áo nặn bột thành một viên tròn. Để cho bột nghỉ 30 phút. (Trong lúc này thì đi làm nhân.)
Sau thời gian bột nghỉ, chia bột thành 4 phần đều nhau rồi cán từng phần mỏng, rắc bột áo cật lực cho đỡ dính. Dùng một khuôn tròn để cắt bột (như trong hình), nếu không có thì có thể dùng cái chén nhỡ rồi lấy dao khoanh.
Gỡ từng hình tròn xếp lên đĩa khô.
Nhân bánh:
Mộc nhĩ nấm hương ngâm qua đêm cho nở hết cỡ.
Tôm, thịt, mộc nhĩ nấm hương, hành băm hoặc xay nhỏ. Trộn đều với muối, hạt tiêu và trứng.
Sau khi trộn nhân và hoành thành xong phần vỏ bánh thì bắt đầu gói. Rất đơn giản, chỉ cần đặt nhân vào giữa bánh rồi dính hai mép bánh lại là xong.
Sau khi gói thì để bánh lên một cái đĩa thoa dầu, để từng cái cách xa nhau, nếu để gần chúng nó dính vào nhau, rách hết vỏ.
Luộc bánh:
Bạn có thể hấp hoặc luộc, nhưng sáng nay mình đã chọn phương án luộc cho nhanh. Nếu luộc bạn cho một chút dầu ăn vào nồi luộc rồi đợi khi nước sôi thì thả từng cái bánh vào. Để lửa vừa. Khi bánh chín nổi lên mặt nước thì vớt ra đĩa.
Đặt số lượng bánh muốn ăn vào bát, trang trí, nấm hương, rau xanh, có thể ăn kèm trứng và xá xíu. (Nếu không ăn hết một bữa, ta có thể để tủ lạnh ăn dần, mỗi lần ăn bao nhiêu chỉ cần cho vào lò vi sóng, quay một chút mì lại mềm như mới.)
Đun nóng nước dùng, nêm mắm muối và múc dội lên bát mì. Thường thì mình luôn có nước dùng dự trữ trong tủ đá, khi cần một cái là có ngay, không phải đợi ninh xương.
Theo PNO
Phở tíu, món phở trộn chua ngọt ở Hà thành Các món phở trên đất Hà thành thường là phở nước ăn với thịt gà, thịt bò nhưng phở tíu lại là món trộn với thịt lợn nạc. Bạn đừng quên trộn đều phở với các thành phần khác cho ngấm nước dùng nhé. Khi còn tồn tại, chợ Hàng Bè vốn nổi tiếng có nhiều chị bán hàng đáo để nhưng cũng...