Tìm kiếm tội phạm mạng bằng ‘la bàn’
Cùng với sự phát triển của Internet, các trang web tội phạm đã nổi lên như nấm và nằm ngoài tầm kiểm soát của các công cụ tìm kiếm thông thường.
Nhưng mới đây, một nhóm kỹ sư Pháp đã tìm ra cách để định vị chúng – một công cụ mà họ không muốn đánh rơi vào tay kẻ xấu.
Chuyên gia của Aleph Networks mô phỏng việc tìm kiếm các trang web liên quan đến tội phạm
Phần lớn người sử dụng Internet chưa bao giờ mạo hiểm vượt ra ngoài giới hạn những trang web có thể dễ dàng tìm thấy và truy cập bằng cách lướt mạng thông thường. Nhưng những nhân vật và trang web muốn ẩn danh có thể giấu mình sau nhiều lớp màu bí mật, sử dụng các phần mềm đơn giản sẵn có như Tor và I2P.
Các trang web này không thể được tìm thấy bằng cách thông thường. Thay vào đó, người dùng phải nhập một chuỗi URL chính xác gồm các ký tự ngẫu nhiên. Trong chế độ chuyên chế, một phong trào chống đối có thể sử dụng sự bí mật trên để tự tổ chức hoặc liên lạc với thế giới bên ngoài mà không sợ bị phát hiện.
Những web đen là nơi lý tưởng để tổ chức buôn bán – vũ khí, buôn lậu người và các phòng chat mã hóa của khủng bố.
Video đang HOT
Theo Nicholas Hernandez – đồng sáng lập và là CEO của startup Aleph Networks: “Chúng tôi nhấn mạnh vào khả năng “nói không” với các mức giá mà những đơn vị không đáng tin cậy đưa ra để sở hữu phần mềm này”.
Ông cho biết, Aleph đã từ chối 30 – 40% các yêu cầu cấp phép cho công cụ mới này, dựa trên các đánh giá của ủy ban đạo đức và thông tin từ các khách hàng của họ.
Khi nhà đồng sáng lập Aleph, Celine Haeri sử dụng phần mềm mới để tìm kiếm từ khóa “Glock” – một hãng sản xuất súng ngắn của Áo, thì một số trang web môi giới cung cấp súng bí mật hiện lên ngay lập tức.
Tìm kiếm từ khóa Caesium 137, một nguyên tố phóng xạ có thể được sử dụng để chế bom hạt nhân, lập tức 87 trang web đen liên quan tới từ khóa hiện lên, trong đó một trang còn mô tả cách chế tạo thuốc nổ hoặc súng chống tăng thủ công…
“Một số trang còn quảng cáo số sao họ được chấm bởi khách hàng thỏa mãn”, Hernandez cho biết.
Trong vòng 5 năm qua, Aleph đã lập chỉ mục 1,4 tỷ liên kết và 450 triệu tài liệu trên khoảng 140.000 trang web đen. Tính đến tháng 12/2018, phần mềm của họ đã phát hiện được 3,9 triệu số thẻ tín dụng bị đánh cắp.
“Không có công cụ tìm kiếm, bạn không thể có được cái nhìn toàn diện về tất cả những trang web bí ẩn”, Hernandez khẳng định.
Ông Hernandez và người bạn thời thơ ấu bắt đầu lập “la bàn” này bằng việc sử dụng các kỹ năng hack của họ, để làm việc cho các nhà vận động chống lạm dụng trẻ em và một số tổ chức khác. Từ đó, họ phát triển thành nền tảng cho phần mềm thu thập và lập chỉ mục dữ liệu, trước khi thành lập Aleph vào năm 2012.
Khả năng định vị ngầm các trang web đen là “chiếc chén thánh” cho dịch vụ an ninh đang cố gắng trấn áp các vụ buôn người bất hợp pháp và ngăn cản tấn công của khủng bố.
Aleph có kế hoạch sớm bổ sung trí tuệ nhân tạo vào phần mềm ứng dụng, cho phép nhận diện hình ảnh như súng Kalashnikov hay nạn nhân của nạn lạm dụng trẻ em hoặc cảnh cáo các doanh nghiệp về khả năng vi phạm bản quyền.
Doanh thu của Aleph đạt khoảng 660.000 euro trong năm 2018 – một con số được hy vọng sẽ tăng gấp đôi trong năm 2019. Điều này đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, trong khi Aleph gia tăng nỗ lực tìm kiếm thêm người mua từ các ngành tư nhân vào danh sách khách hàng của họ.
Theo Đức Mạnh -Japantoday
Thị trường gọi xe lại đón một tân binh đến từ Hàn Quốc vào ngày 21/1
Ứng dụng gọi xe Tada được phát triển bởi công ty MVL (Massive Vehice Ledger), startup trong lĩnh vực Blockchain đến từ Hàn Quốc sẽ ra mắt dịch vụ đặt xe 4 bánh tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 21/1 tới.
Kay Woo, sáng lập và CEO của Tada (phải)
Tada cho biết hãng này không thu chiết khấu từ tài xế. Tài xế sẽ nhận toàn bộ số tiền khách hàng thanh toán (trừ phí giao dịch nếu người dùng chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc các phương thức khác). Các tài xế của Tada có thể chạy đồng thời cho ứng dụng gọi xe khác.
Tên gọi Tada trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "lên đường". Ứng dụng được xây dựng trên hệ sinh thái Blockchain của MVL, được thiết kế riêng biệt để phục vụ ngành công nghiệp ôtô, các dịch vụ phụ trợ cũng như khách hàng. Tại Đông Nam Á, Tada đã có mặt tại Singapore.
Kay Woo, người sáng lập ứng dụng Tada cho rằng hãng này có thể hợp tác với Grab và những đơn vị khác trong tương lai, bằng cách liên kết với hệ thống điểm thưởng dựa trên nền tảng blockchain của MVL.
Tada sẽ trao các token MVL cho các đối tác tài xế nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng, đồng thời khách hàng cũng nhận tiền mã hóa khi họ đưa ra các phản hồi.
Kay Woo cho biết bên cạnh Tada, hệ sinh thái của MVL sẽ bao gồm các lĩnh vực trong ngành công nghiệp ôtô, các trạm xăng và công ty bảo hiểm. Những người nắm giữ token có thể dùng tiền mã hóa của MVL để trả tiền khi sử dụng các dịch vụ của họ cũng như các nhà cung cấp khác. MVL hiện nay đang đàm phán với một số đối tác về vấn đề này.
MVL đã huy động khoảng 16 triệu USD thông qua việc phát hành tiền điện tử lần đầu (ICO) vào đầu năm 2018. MVL đã sử dụng các khoản tiền này để thúc đẩy hoạt động tại Singapore.
Kay Woo khẳng định Tada sẽ không tham gia vào một cuộc chiến đốt tiền để chiếm thị phần - chiến lược kinh điển mà các ứng dụng gọi xe áp dụng trong giai đoạn đầu gia nhập thị trường. Theo ông, MVL có mục tiêu lớn hơn là làm rung chuyển ngành công nghiệp vận tải bằng cách tạo ra một hệ sinh thái nhằm chia sẻ tất cả các dữ liệu liên quan đến di chuyển.
Theo vietnam finance
Trung Quốc phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu cạnh tranh với GPS Trung Quốc cần có hệ thống định vị vệ tinh riêng từ góc độ chiến lược lâu dài. Đặt cược Beidou là lựa chọn duy nhất. Không muốn phụ thuộc GPS Dịch vụ Beidou (Bắc Đẩu), mang tham vọng của Trung Quốc nhằm thay thế cho hệ thống định vị toàn cầu (GPS) thuộc sở hữu của Mỹ, đã mở rộng dịch vụ...