Tìm kiếm bằng giọng nói trên ứng dụng Zing Mp3 mới
Đây là lần đầu tiên công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói được ứng dụng trong mảng âm nhạc trực tuyến.
Sau phiên bản 2.0 với sự lột xác hoàn toàn về giao diện theo phong cách phẳng đang thịnh hành, Zing Mp3 tiếp tục ra mắt phiên bản 3.1 với nhiều cải thiện về mặt tính năng giúp cho việc nghe nhạc trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Cùng điểm qua những nâng cấp nổi bật từ lần cập nhật này nhé.
Hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói
Cùng với việc Google Voice Search hỗ trợ việc xử lý ngôn ngữ tiếng Việt thì ứng dụng Zing Mp3 cũng đã mở đầu cho trào lưu này ở Việt Nam bằng cách bổ sung tính năng tìm kiếm nhạc bằng giọng nói. Đây cũng là một trong số ít các ứng dụng bắt kịp trào lưu mới mẻ nhưng khá hữu ích này.
Với tính năng này, người dùng giờ đây có thể “quên” đi việc phải sử dụng bàn phím trên thiết bị để đánh từng chữ vào ô tìm kiếm mà chỉ cần chạm vào biểu tượng micro trên thanh công cụ tìm kiếm và đọc từ khóa cần tìm như tên bài hát, lời bài hát, ca sĩ, album…, hệ thống sẽ tự động liệt kê ra kết quả. Tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên Zing Mp3 3.1 hoạt động khá ổn định, ngay cả ở những nơi ồn ào, nhiều tạp âm, chỉ cần đọc đúng từ khóa thì hệ thống vẫn cho ra kết quả chính xác.
Điểm tiện lợi của tính năng này là người dùng không cần phải gõ chữ trên màn hình kích thước nhỏ nữa, mà chỉ cần thu âm và hệ thống sẽ trả về kết quả như mong muốn. Chức năng này cũng đặc biệt hữu ích vào những không rảnh tay hoặc khó chịu với việc phải sử dụng bàn phím cảm ứng.
Hiện nay, Zing Mp3 hỗ trợ tìm kiếm cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Có một lưu ý nhỏ là các bạn nên chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt trong phần Tùy chọn ngôn ngữ. Như vậy, bạn mới có thể dễ dàng tìm kiếm bằng giọng nói cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Nếu bạn để phần ngôn ngữ là tiếng Anh thì khi bạn thu âm từ khóa tiếng Việt hệ thống sẽ không hiểu được.
Video đang HOT
Zing Mp3 phiên bản mới nhất cũng có sự bổ sung rất chất lượng với việc tích hợp hệ thống tùy chỉnh âm thanh Equalizer. Như chúng ta đã biết Equalizer chính là công nghệ cân bằng để chỉnh âm sắc sao cho đạt hiệu ứng tốt nhất với tai người nghe. Equalizer sẽ giúp bổ sung những khiếm khuyết về loa trên chính thiết bị của người dùng. Việc sử dụng Equalizer để tùy chỉnh các tần số phù hợp sẽ giúp người nghe có trải nghiệm cuốn hút, chân thật và trọn vẹn hơn với từng thể loại nhạc.
Để sử dụng tính năng này bạn chỉ cần mở giao diện chơi nhạc, mở thanh công cụ và tùy chỉnh chế độ nhạc tùy thích. (Xem hình hướng dẫn bên dưới)
Ngoài mặc định với 22 thể loại nhạc phổ biến nhất đã được thiết lập sẵn như Pop, Rock, Dance, Country…, hệ thống cũng cho phép người dùng tự tạo phần tinh chỉnh cá nhân theo như ý muốn và lưu lại để sử dụng cho những lần sau. Thao tác trên Equalizer của Zing Mp3 khá dễ dàng bởi sự đơn giản, trực quan của nó.
Thử nghe ca khúc Crawling – Linkin Park sau khi ON tính năng Equalizer và chọn preset Rock, trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với khi nghe nhạc với chế độ mặc định và Equalizer giúp truyền tải trọn vẹn hơn chất Rock của ca khúc tới tai người nghe.
Tải nhạc chất lượng cao: lossless
Nếu như trước đây, nhu cầu nghe nhạc số chỉ giới hạn ở chất lượng 128 hoặc 320 kbps, thì nay khái niệm lossless dường như đã phổ biến với người yêu nhạc. Nhạc lossless mang đến không gian âm nhạc đầy đủ và trọn vẹn, nhất là khi thiết bị được kết nối với một hệ thống âm thanh chất lượng. Trong phiên bản mới này, Zing Mp3 đã bổ sung nhạc lossless vào thư viện nhạc chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng cao cấp.
Với mức giá 30 ngàn đồng một tháng, người dùng có thể nâng cấp tài khoản VIP ngay trên ứng dụng để sử dụng nhiều tiện ích hấp dẫn trên hệ thống Zing như nghe và tải nhạc chất lượng cao: Mp3 320kps, lossless, xem video chất lượng cao trên Zing TV, cài đặt nhạc nền Zing Me, sử dụng đường truyền riêng tốc độ cao,… Xem thêm thông tin ưu đãi khi sử dụng gói Zing VIP tại http://mp3.zing.vn/vip
Bổ sung thanh điều chỉnh nhạc trên màn hình khoá
Những điện thoại sử dụng hệ điều hành Android từ phiên bản 4.0.4 trở lên còn được bổ sung thêm tính năng tùy chỉnh nhạc trên màn hình khóa. Tên bài hát, ca sĩ trình bày cùng 3 nút thao tác chính (chuyển lui, play/stop, chuyển tới) sẽ được hiển thị trên màn hình khóa để người dùng thao tác mà không cần phải mở khóa.
Những cập nhật nhỏ này không chỉ làm đẹp thêm cho giao diện của điện thoại mà còn giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh chương trình nghe nhạc hơn.
Với Zing Mp3 phiên bản mới, người dùng có thể tùy chọn chất lượng xem Music Video từ mức thấp nhất 240p đến độ phân giải full HD 1080p sao cho phù hợp nhất với đường truyền và độ phân giải màn hình hay tải về cùng lúc toàn bộ album nhạc.
Tổng kết
Zing Mp3 được đánh giá là ứng dụng nghe nhạc được yêu thích nhất tại Việt Nam trên cả iOS và Androids khi luôn đứng trong top những ứng dụng miễn phí phổ biến nhất. Và với việc liên tục được bổ sung những tính năng mới Zing Mp3 đã mang lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Zing Mp3 phiên bản 3.1 cũng đã có mặt trên cả Android và iOS để bạn có thể tải về và sử dụng.
Theo VNE
Tổng hợp thông tin về việc thu phí nhạc số tại VN từ ngày 01/11
Đã rất lâu rồi, nền âm nhạc Việt Nam mới lại trở nên sôi động như thế. Từ đầu những năm 2000, khi trào lưu nhạc số nở rộ trên thế giới và lan rộng đến nước ta, hàng loạt các website chia sẻ được mở ra, tạo cánh cửa đưa thính giả trong nước dễ dàng tìm đến với nguồn tài nguyên âm nhạc dồi dào thỏa mãn hầu như mọi thị hiếu. Qua thời gian, nhạc số không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Từ định dạng Mp3 64kbps phổ biến ban đầu, người nghe nhạc dần dần quen thuộc với các chuẩn nhạc chất lượng cao cho đến rất cao. Tuy nhiên, một điều không thay đổi suốt bao năm qua là hầu như người Việt chỉ nghe nhạc không bản quyền. Tình trạng đó sẽ còn kéo dài nếu như không có sự vào cuộc của đồng thời nhiều bên liên quan trong vấn đề bản quyền nhạc số với cột mốc thu phí từ ngày 1/11.2012 được đưa ra.
Phản ứng từ phía nghệ sĩ
Một điều dễ nhận thấy là khi việc thu phí được tiến hành, giới nghệ sĩ là những người được lợi và cũng ủng hộ nhiệt tình nhất. Những tác phẩm của họ đã bị sử dụng trái phép một cách rất phổ biến trong khi quy định về chế tài xử phạt này quá lỏng lẻo và hoàn toàn không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên : "Muộn còn hơn là không bao giờ làm", trên quan điểm của VCPMC thì điều cốt yếu nhất cần phải thay đổi là hành vi và nhận thức của người nghe nhạc, đã đến lúc thành quả lao động sáng tạo của người nghệ sĩ được tôn trọng và trả công xứng đáng, dù trước mắt còn là cả một chặng đường dài.
Ý kiến từ phía các bên cung cấp nội dung
Tháng 10 vừa qua chứng kiến việc hai tên tuổi lớn là Samsung và Coca Cola đơn phương chấm dứt hợp đồng quảng cáo với trang nghe nhạc Zing MP3 vì các vi phạm của trang này trong vấn đề bản quyền. Dù thiệt hại của cả hai phía đều rất lớn nhưng điều đó cũng cho thấy hành động rất quyết đoán của các công ty nước ngoài, với họ sở hữu trí tuệ không phải chuyện đùa.
Với nguồn thu chính là từ quảng cáo của các trang nhạc số hiện nay, bài học của Zing MP3 là hồi chuông cảnh báo khiến họ không thể tiếp tục thờ ơ nếu không muốn bị thiệt hại tương tự. Gần như ngay lập tức, VNG - đơn vị chủ quản Zing MP3 đã công bố thỏa thuận họ vừa đạt được với Universal Music Group để được phép sử dụng hợp pháp các bản thu của hãng này. Trước Zing MP3, chỉ có NhacCuaTui là đơn vị có những thỏa thuận tương tự.
Hiện ở Việt Nam có khoảng 150 trang nhạc trực tuyến đang hoạt động nhưng chỉ có 18 trang ký thỏa thuận với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Công ty MV Corp, trong đó 5 trang sẽ tiến hành thu phí và cung cấp nhạc bản quyền. Các đơn vị còn lại hoàn toàn không thể hiện phản ứng và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh trái phép hiện nay.
Thời hạn 1/11 đã đến gần, theo ông Tạ Anh Quân, Trưởng dự án âm nhạc MV Corp, cho biết hiện đơn vị này đã chuẩn bị khoảng 100 album nhạc theo chuẩn MP3 320 kbps, với đầy đủ tiêu đề bài hát, tên nhạc sĩ, ảnh album, lời bài hát... để thử nghiệm thu phí, và cung cấp cho các trang web âm nhạc có hợp tác với công ty. Dự kiến, đến hết tháng 11/2012, lượng album của MVCorp sẽ tăng lên khoảng 1.000 album.
Và phản ứng của người dùngKể từ khi thông tin thu phí thử nghiệm 1.000 đ/ bài hát được công bố, làn sóng tranh cãi khắp các diễn đàn và mạng xã hội vẫn không ngừng gia tăng. Những ý kiến phản đối chủ yếu xoay quanh các khó khăn trong khâu thanh toán, phàn nàn về mức phí quá cao hoặc công khai việc lách luật bằng cách chuyển sang dùng các trang nhạc trực tuyến trái phép. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ những người nghe nhạc thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn đối với bản quyền âm nhạc. " Nghe có ý thức" là một trong những phong trào được phát động để chống lại việc tải nhạc miễn phí, phong trào này hiện đang lan rộng trong cộng đồng.
Thu phí để thăm dò thị trườngTrên thế giới, hoạt động kinh doanh nhạc số bản quyền đã được nhân rộng từ lâu. Người dùng nước ngoài đã quá quen thuộc với việc mua nhạc trên iTunes hay Amazon với mức phí xấp xỉ 1 USD cho 1 bài. Bên cạnh đó còn có những dịch vụ cho thuê nhạc với việc trả một số tiền thuê bao hàng tháng để tự do nghe theo ý thích như Spotify hay last.fm. Có được điều đó bên cạnh việc ý thức người dân, một phần rất quan trọng cũng là hệ thống thanh toán trực tuyến phổ biến và tiện lợi.
Dự kiến, hoạt động bán nhạc bản quyền trong thời gian tới sẽ dựa chủ yếu vào hệ thống tài khoản và thanh toán vốn có của các trang nhạc lớn. Người dùng lập tài khoản, nạp tiền vào đó thông qua tin nhắn, thẻ cào điện thoại hoặc các cổng thanh toán như Baokim hoặc Nganluong, số tiền trong tải khoản sẽ bị trừ dần sau mỗi lượt tải nhạc và hoạt động nghe trực tuyến sẽ tiếp tục không bị thu phí.
Với số tiền 1000d/ 1 bài nhạc, thấp hơn 20 lần so với mặt bằng thế giới thì số tiền trả cho các nghệ sĩ không thấm vào đâu so với công sức họ bỏ ra. Nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ: " Âm nhạc cũng là một sản phẩm đáng được coi trọng như những mặt hàng khác. Tôi chỉ muốn cộng đồng và người nghe quan tâm, ủng hộ những người làm nhạc. Có lợi ích sẽ mang lại cho tất cả những người tham gia sản xuất động lực sáng tạo và điều kiện để tiếp tục lao động nghệ thuật, đưa ra những sản phẩm có chất lượng".
Sau ngày 1/11, có lẽ sự thay đổi toàn diện nhiều người chờ đợi sẽ không diễn ra. Quá trình hợp pháp hóa thị trường nhạc số cần được diễn ra từ từ, phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của người dân. Với số tiền bỏ ra để mua bản quyền từ các hãng thu âm lớn trên thế giới và tỉ lệ người dùng tiếp tục vi phạm còn cao, việc kinh doanh nhạc số sẽ thua lỗ trong khoảng 2 năm đầu trước khi có thể thu hồi vốn nên trường âm nhạc chưa phải là miếng bánh ngon để mọi đơn vị kinh doanh đua nhau lao vào.
Tuy nhiên, dù bước đầu có khó khăn thế nào chúng ta vẫn phải cố gắng vượt qua nếu không muốn tiếp tục bị bỏ lại và gánh chịu những hậu quả pháp lý cũng như kinh thế sau này. Hai liveshow vừa qua của Bằng Kiều tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không thừa một vé dù mức giá khá cao cho thấy, một bộ phận người Việt Nam sẵn sàng bỏ ra số tiền tương ứng với lợi ích âm nhạc mà họ được hưởng. Chúng ta hãy cùng hy vọng về một nền âm nhạc phát triển, nơi các nghệ sĩ được trả công xứng đáng để có động lực sáng tạo thêm những tác phẩm chất lượng cao.
Theo Genk
Tại sao Nokia coi trọng những mẫu điện thoại siêu rẻ? Không chỉ đem lại doanh thu tốt, đây còn là "tiền đề" để Nokia gây ấn tượng với người dùng, nhằm khiến họ quay lại mua những sản phẩm cao cấp hơn. Những mẫu điện thoại phổ thông như Nokia 105, Nokia 106 hay Nokia 107 hiện vẫn đang nằm trong "tầm ngắm" của hàng triệu người dùng trên thế giới. Có một...