Tìm hiểu về độ tuổi và sức khỏe sinh sản nam giới lý tưởng
Không với chỉ phụ nữ, yếu tố tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phái mạnh. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông sau 35 tuổi gặp khó khăn hơn trong việc có con.
Các vấn đề về khả năng sinh sản hay sức khỏe sinh sản thường được phụ nữ quan tâm nhiều hơn. Họ thường đến gặp bác sĩ để xem xét về khả năng thụ thai khi mong muốn có con hay gặp vấn đề trong việc thụ thai. Thực tế rất dễ nhận thấy là có khá ít người để ý đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Theo quy luật tự nhiên, đàn ông cũng phải đối mặt với các vấn đề về suy giảm khả năng sinh sản, đặc biệt khi tuổi tác ngày một cao hơn. Mặc dù cơ thể không có cách nào chống lại “dòng chảy thời gian” nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để hạn chế tác động của quá trình lão hóa lên cơ thể.
Sức khỏe sinh sản nam giới đạt độ sung mãn nhất là khi nào?
Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản ở nam giới và cho ra nhiều kết quả khác nhau. Sự thật thì độ tuổi tốt nhất để có con ở đàn ông cũng được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới chính là nồng độ testosterone. Sau tuổi 30, nồng độ testosterone ở đàn ông sẽ giảm 1% mỗi năm.
Độ tuổi mà khả năng sinh sản của đàn ông ở mức cao nhất, tức là tinh trùng dễ có khả năng thụ tinh nhất, là từ 22 – 25 tuổi. Tuy nhiên, đa số đàn ông đều chưa muốn có con ở độ tuổi này do họ vẫn còn khá trẻ, cuộc sống và công việc chưa ổn định. Các chuyên gia sức khỏe và sinh sản thường đưa ra lời khuyến khích bạn nên có con trước tuổi 30. Sau độ tuổi này, sức khỏe sinh sản nam giới sẽ bắt đầu giảm dần qua các năm.
Tuổi tác ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản nam giới?
Video đang HOT
Sau 30 tuổi, nồng độ testosterone ở đàn ông bắt đầu suy giảm. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng tinh trùng. Những nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng sau tuổi 35, số lượng tinh trùng ở nam giới bắt đầu giảm đáng kể.
Ngoài số lượng, khả năng vận động của tinh trùng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khả năng này phản ánh sự di chuyển của tinh trùng trong tử cung, đến ống dẫn trứng để có cơ hội tiếp cận và thụ tinh với trứng. Khả năng vận động của tinh trùng tốt nhất khi đàn ông ở tuổi 25 và sau đó bắt đầu giảm dần. Đến độ tuổi 55, khả năng vận động của tinh trùng ở mức thấp nhất, có thể giảm đến 50%.
Thêm vào đó, tuổi tác có thể ảnh hưởng đến hình thái của tinh trùng, tức là tinh trùng có sự thay đổi về kích thước cũng như hình dạng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng tinh trùng bình thường sẽ giảm từ 2 – 9% mỗi năm và giảm 4 – 18% trong vòng 20 năm. Việc giảm số lượng tinh trùng có hình thái bình thường dẫn đến việc giảm khả năng sinh sản ở nam giới, bởi vì tinh trùng có hình thái bất thường ít có khả năng thụ tinh với trứng.
Tinh trùng của nam giới sau tuổi 35 được thụ thai có thể chứa đột biến gien mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra. Những đột biến này có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như sẩy thai, thai chết lưu hoặc tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh. Một số thói quen từ lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, mặc đồ lót quá chật hay mất ngủ… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết Thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới để tìm hiểu lý do vì sao mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái mạnh.
Những sự thật về tuổi tác và sức khỏe sinh sản nam giới
Nếu bạn còn nhiều hoài nghi về mối liên hệ giữa tuổi tác và sức khỏe sinh sản ở nam giới, dưới đây một vài sự thật mà có lẽ bạn nên biết:
Lão hóa là điều không thể tránh khỏi và khi tuổi tác ngày một lớn, đàn ông có thể gặp khó khăn khi muốn có con. Nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con nhưng gặp khó khăn trong chuyện thụ thai khi người đàn ông đã trên 35 tuổi, vì lúc này chất lượng tinh trùng đã giảm đi đáng kể.
Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng của người đàn ông trên 45 tuổi, nguy cơ sẩy thai xảy ra cao hơn so với việc trứng được thụ tinh với tinh trùng của nam giới ít tuổi hơn, bất kể độ tuổi của người phụ nữ khi mang thai.Nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ, có vấn đề về sức khỏe tâm thần hay khả năng học tập kém cũng cao hơn khi đàn ông có con lúc ngoài 45 tuổi.
Ở tuổi 25, thời gian trung bình để thụ thai là 4 – 5 tháng. Tuy nhiên, sau tuổi 40, quãng thời gian này có thể kéo dài đến 2 năm hoặc hơn.Nhiều người nghĩ rằng thụ tinh trong ống nghiệm là một lựa chọn tốt để có con khi họ đã lớn tuổi. Tuy nhiên, đối với những cặp vợ chồng thực hiện phương pháp này, cơ hội thành công thấp hơn 5 lần nếu người đàn ông lúc đó trên 45 tuổi.
Theo Hellobacsi
Đâu là nguyên nhân thất bại trong thụ tinh ống nghiệm?
Thất bại làm tổ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không đậu thai trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm đang dần tăng lên trong những thập niên gần đây.
Tuy nhiên, tỷ lệ thành công vẫn còn chênh lệch nhau giữa các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm khác nhau, nhưng giao động trong khoảng từ 20 - 50%. Kết quả thống kê này cho thấy: phần lớn phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm phải trải qua ít nhất 2 lần thực hiện để có thể thành công.
Theo các bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoảng 80% thất bại thụ tinh trong ống nghiệm là do phôi không vẹn toàn mà phần lớn nguyên nhân là do bất thường số lượng nhiễm sắc thể do tuổi cao của mẹ, giảm dự trữ buồng trứng, bất thường tinh trùng chồng cũng như do phác đồ kích thích buồng trứng của bác sĩ.
- Bất thường về giải phẫu của tử cung: Một vài nghiên cứu ở Hoa Kỳ và thế giới đã chỉ ra rằng: chụp tử cung vòi trứng khó có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ trong buồng tử cung mặc dù ảnh hưởng của những tổn thương này lên sự làm tổ của phôi là không hề nhỏ. Chụp tử cung - vòi tử cung là phương pháp truyền thống để đánh giá tính toàn vẹn của buồng tử cung. Nó cũng có thể cho phép bác sĩ xác định được những thương tổn trong buồng tử cung như: u xơ dưới niêm mạc, dính buồng tử cung và polyp buồng tử cung.
Tất cả những tổn thương này đều gây cản trở cho sự làm tổ của phôi vì chúng đóng vai trò như một loại ổ viêm, có cơ chế tương tự như dụng cụ tử cung, gây viêm và cản trở phôi làm tổ.
- Bất thường về độ dày niêm mạc tử cung: Độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung vào ngày rụng trứng hoặc ngày chọc trứng là lớn hơn 9 mm. Điều đấy có nghĩa: với độ dày niêm mạc thấp hơn 8mm thì tỷ lệ có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm là thấp.
- Bất thường về các yếu tố miễn dịch: Có những phụ nữ tự sản xuất ra kháng thể kháng lại những phức hợp tế bào của chính cơ thể mình. Những kháng thể tự miễn này có liên quan đến sự sản xuất các kháng thể kháng phospholipid, kháng giáp trạng và kháng buồng trứng. Tất cả các yếu tố này nếu như được tiết ra quá mức sẽ phá hủy lớp tế bào nuôi của phôi dẫn đến thất bại làm tổ.
Theo Linh Chi - VTV
Nguy cơ vô sinh đến từ những vật dụng quen thuộc hàng ngày Dưới đây là một số vật dụng gần gũi, tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể là nguyên nhân khiến vợ chồng bạn khó thụ thai. Tình trạng vô sinh, hiếm muộn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ yếu tố tuổi tác đến bệnh tật, thói quen xấu, lối sống chưa khoa học và cả những đồ vật mà bạn...