Tìm hiểu về chứng viêm khớp khi mang thai
Viêm khớp khi mang thai là tình trạng có thể xảy ra dẫu cho nhiều người đã mặc định chứng bệnh này chỉ xuất hiện cho người lớn tuổi.
Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi về thể chất, chẳng hạn như tăng cân, kích thước vòng bụng lớn dần để phù hợp với sự phát triển của em bé. Những thay đổi này cũng ảnh hưởng đến xương và khớp của cơ thể, gây ra các cơn đau dữ dội. Tình trạng này được gọi là viêm khớp.
Khá nhiều ý kiến cho rằng viêm khớp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Mặt khác, dẫu không quá phổ biến nhưng tình trạng này vẫn có thể xuất hiện trong lúc mang thai với một vài biểu hiện nhẹ và dần nghiêm trọng hơn khi em bé bắt đầu phát triển.
Nguyên nhân viêm khớp khi mang thai
Mang thai không dẫn đến viêm khớp mà nguyên nhân đến từ việc các thay đổi trong cơ thể mẹ bầu dẫn đến một số dạng viêm khớp nhất định.
Một trong số đó là do của sự thoái hóa diễn ra trong sụn khớp và quá trình cơ thể bị kéo giãn. Trong lúc bầu bí, bạn dần tăng cân khiến các khớp lớn như hông, đầu gối và mắt cá chân phải chịu một tải trọng nặng nề. Lâu dần, các yếu tố này có thể dẫn đến viêm khớp khi mang thai.
Một dạng viêm khớp khác mà bà bầu đôi khi gặp phải là viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này là kết quả từ phản ứng của hệ thống miễn dịch đến cơ thể nhằm vào lớp lót của khớp, dẫn đến viêm. Nếu mẹ bầu bị viêm khớp dạng này, cơn đau sẽ giảm nhẹ dần sau khi bạn sinh con.
Đau khớp nghiêm trọng cũng có thể xảy ra nếu mẹ bầu chẳng may bị tai nạn. Sự thay đổi đột ngột về thể chất của cơ thể có thể khiến mẹ bầu bị ngã khi mang thai hoặc va vào đồ vật. Nếu các tình trạng này có ảnh hưởng đến khớp, cơn đau bắt đầu xuất hiện và trở nặng do di chuyển bị hạn chế trong thai kỳ. Khi không được chăm sóc đúng cách, tình trạng bị thương sẽ biến thành viêm khớp khi mang thai.
Dấu hiệu viêm khớp khi mang thai
Một số dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị viêm khớp khi mang thai bao gồm:
Đau dữ dội ở đầu gốiTê và co thắt ở cơ bắp chânCảm thấy khó khăn khi đi bộKiệt sức và dễ mệt mỏi có thể chỉ ra sự hiện diện của viêm khớp dạng thấp. Những triệu chứng này cũng ám chỉ hệ thống miễn dịch đang chống lại cơ thể của bạnỨ nước trong cơ thể khiến tay chân bị phù nề. Tình trạng này cũng có thể biểu hiện dưới dạng hội chứng ống cổ tay, gây đau và ngứa ran ở khớp và đặc biệt là ở ngón tay.Nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải nếu bị viêm khớp khi mang thai
Mẹ bầu bị viêm khớp có thể gây ra một vấn đề trong khi mang thai, chẳng hạn như:
Em bé chào đời có kích thước nhỏ hoặc nhẹ cân hơn so với bạn bèNguy cơ mẹ bầu mắc bệnh nướu răng cao hơn nếu bạn bị viêm khớp dạng thấpSự hiện diện của viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ mang thai khiến nguy cơ tiền sản giật gia tăng. Đây là một tình trạng cần được đặc biệt chú ý vì có thể gây tử vong.Các biện pháp hỗ trợ mẹ bầu bị viêm khớp khi mang thai
Thực tế là việc dùng thuốc luôn bị hạn chế khi mang thai nhưng có những trường hợp bạn vẫn cần đến chúng nhằm kiểm soát tình trạng. Các loại thuốc được sử dụng sẽ do bác sĩ chỉ định với tiêu chí không gây ra mối đe dọa cho sự phát triển của thai nhi cũng như kìm hãm cơn đau nhức phần nào.
Tuy nhiên, bạn có thể thử một số biện pháp hỗ trợ để tình trạng không ảnh hưởng đến việc sinh hoạt trong ngày, chẳng hạn như:
Châm cứu
Video đang HOT
Châm cứu có thể giảm đau viêm khớp ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, bạn hãy chọn những cơ sở thực hiện có điều kiện vệ sinh y tế sạch sẽ cũng như bác sĩ có chuyên môn trình độ cao nhé.
Chườm nóng/lạnh
Biện pháp nóng lạnh dẫu cho đơn giản những cũng khá hiệu quả. Bạn có thể thử ngâm mình trong nước ấm vào cuối ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm ấm hoặc lạnh lên các vùng bị đau.
Việc xoa bóp bằng tinh dầu sẽ làm cho mẹ bầu được thư giãn rất nhiều sau một ngày làm việc đầy vất vả. Bạn hãy thử massage các khớp kết hợp với một số loại tinh dầu, chẳng hạn như: Tinh dầu sả chanh, tinh dầu hoa cam, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu phong lữ… Mùi hương nhẹ nhàng cũng như đặc tính trị liệu có thể đẩy lùi cảm giác đau và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hợn.
Bổ sung omega-3
Nếu bị viêm khớp trong thời gian mang thai, mẹ bầu hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, sữa, ngũ cốc hoặc viên nang dầu cá… chúng sẽ giúp giảm viêm và đau.
Mang giày dép thoải mái
Nên ưu tiên các đôi giày có chất liệu thoải mái, êm ái cho bà bầu nếu bạn bị chẩn đoán mắc chứng viêm khớp khi mang thai. Một đôi giày hoặc dép với chất lượng tốt sẽ hỗ trợ mẹ bầu rất nhiều trong vấn đề di chuyển.
Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn để giữ cho các khớp và cơ bắp khỏe mạnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe về những tư thế đúng nhằm phân bổ trọng lượng đồng đều trên cơ thể và giảm bất kỳ áp lực không mong muốn nào lên các khớp.
Ngoài ra, bạn hãy cố gắng không để bản thân bị stress bởi tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến tình trạng bệnh.
Thắc mắc thường gặp
Một số câu hỏi mà bà bầu có thể đặt ra về chứng viêm khớp khi mang thai gồm:
Trẻ sơ sinh có bị di truyền chứng viêm khớp từ mẹ không?
Tình trạng viêm khớp không nhất thiết sẽ truyền từ mẹ sang cho trẻ, dẫu cho một số dấu hiệu có thể gây ra viêm khớp khi bé lớn lên nhưng tỷ lệ này không quá cao.
Viêm khớp khi mang thai có cản trở quá trình sinh nở không?
Câu trả lời dành cho thắc mắc này là không. Một tư thế tốt và đủ sẽ hỗ trợ bạn chuyển dạ và sinh em bé một cách thuận lợi bên cạnh sự trợ giúp từ bác sĩ phụ sản.
Theo Hellobacsi.
Có 7 hành động làm sau khi tập thể dục sẽ khiến tất cả công sức của bạn tiêu tan
Đôi khi chỉ những hành động vô tình của chúng ta thôi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của sự luyện tập, thậm chí còn không đem lại lợi ích cho sức khỏe cơ thể.
Tập luyện thể dục thể thao là một cách vô cùng hiệu quả giúp giữ dáng, giảm cân. Để mang lại một hiệu quả tối ưu nhất, chúng ta cần phải chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất từ lúc trước, trong hay cả sau khi luyện tập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người mắc phải những sai lầm sau khiến hiệu quả tập luyện mang lại không được như ý muốn, hơn nữa còn tổn thương đến sức khỏe bản thân.
1. Uống nhiều nước, uống nước lạnh
Trong quá trình luyện tập, mồ hôi tiết ra rất nhiều khiến mọi người bị mất nước nhanh chóng, cảm thấy khát, cổ họng khô khốc. Nhưng sau khi luyện tập, bạn đột ngột bổ sung một lượng nước lớn, rất dễ làm cho cơ thể toát ra nhiều mồ hôi hơn.
Bạn càng ra nhiều mồ hôi, bạn càng mất nhiều lượng muối cần có trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến chuột rút, nặng hơn có thể dẫn đến co giật. Bên cạnh đó, thói quen này còn tạo nên gánh nặng cho tim sau khi tập luyện thể dục thể thao.
Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của con người sau khi tập chưa trở lại bình thường. Nếu lúc này bạn uống đồ lạnh, nó sẽ kích thích dạ dày, gây tiêu chảy, đau bụng. Hành động tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Chú ý: Chúng ta nên bổ sung nước bằng cách uống từng hụm nhỏ, có thể là nước lọc hoặc nước muối ấm.
2. Lập tức ngồi xổm để nghỉ ngơi
Tập thể dục làm mất nhiều năng lượng cho cơ thể, đặc biệt với các bài tập chân, cơ chân sẽ bị đau và mỏi. Ngồi xổm để nghỉ ngơi ngay sau khi tập rất dễ cản trở sự lưu thông máu ở chi dưới.
Khi tập luyện với cường độ cao, máu chủ yếu tập trung ở các cơ của tứ chi. Lúc này đột ngột dừng lại nghỉ ngơi, tĩnh mạch chưa hoạt động bình thường để đưa máu trở về tim, sẽ khiến tim bị thiếu máu cục bộ, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, khó thở.
Chúng ta nên điều chỉnh nhịp thở sau khi tập thể dục, thực hiện một số bài tập giãn cơ để máu được lưu thông đều khắp cơ thể, loại bỏ mệt mỏi, giảm đau nhức cơ bắp. Đặc biệt, cần chú ý rằng không được ngay lập tức ngồi xổm để nghỉ ngơi.
3. Nghỉ ngơi ngay trước gió điều hòa
Mặc dù trời đã trở lạnh, nhưng tập thể dục trong phòng tập vẫn làm cơ thể toát ra mồ hôi, cảm thấy nóng. Bởi vậy, các phòng tập vẫn bật điều hòa nhiệt độ để làm mát phòng.
Trong khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể cao hơn, mạch máu giãn nở hơn, lưu thông máu tăng lên, lỗ chân lông trên da mở rộng, toát nhiều mồ hôi hơn. Nếu lúc này bạn chọn đúng chỗ gió điều hòa để làm mát sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, mao mạch co thắt lại, se khít lỗ chân lông. Điều này gây rối loạn chức năng sinh lý, thậm chí làm giảm miễn dịch. Từ đó có thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và các bệnh khác.
Lời khuyên: Nên để nhiệt độ cơ thể từ từ hồi phục lại bình thường, tránh các tác động làm mát đột ngột.
4. Ăn cơm, ăn đồ ngọt
Khi tập luyện, bạn sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong cơ thể. Nếu trước khi tập không ăn uống gì, sau tập bạn sẽ cảm thấy rất đói, mệt. Tuy nhiên, sau khi tập luyện, hệ thống tiêu hóa của con người vẫn chưa hoạt động bình thường bởi máu của cơ thể được phân phối, tập trung chủ yếu ở các cơ bắp chân, bắp tay. Việc cung cấp máu cho các cơ quan nội tạng giảm.
Nếu lập tức ăn cơm, có thể sẽ gây khó tiêu, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn đồ ngọt, nó sẽ làm ảnh hưởng đến phần lớn vitamin B1 trong hệ tiêu hóa. Từ đó làm bạn cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chán ăn, ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể.
Gợi ý: Nên ăn sau 30 phút sau khi luyện tập. Có thể ăn các loại thực phẩm bổ sung vitamin B1 như đậu, các loại hạt...
5. Hút thuốc
Hút thuốc ngay sau khi tập luyện không chỉ làm giảm lượng oxy cơ thể hấp thụ, gây hại cho sự hồi phục của cơ thể. Hơn thế nữa, nó còn ảnh hưởng đến sự trao đổi khí trao đổi khí ở phổi, dẫn đến cung cấp oxy thiếu hụt, gây tức ngực, khó thở, mệt mỏi.
6. Tắm gội
Bởi vì khi tập luyện, máu sẽ tập trung ở các chi, các bộ phận khác lượng máu cung cấp giảm. Tắm gội ngay sau khi luyện tập chỉ làm ảnh hưởng thêm việc điều hòa lưu thông máu trong cơ thể. Máu không cung cấp đủ cho não và tim sẽ khiến ta cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và các triệu chứng khác. Hơn nữa, về lâu về dài sẽ gây nên các bệnh nghiêm trọng hơn.
Sau khi tập thể dục, nên nghỉ ngơi để nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Nhiệt độ nước tắm nên kiểm soát ở khoảng 37 độ C.
7. Uống rượu
Trong khi tập luyện, máu lưu thông với tốc độ nhanh hơn bình thường, các cơ của cơ thể hoạt động tích cực, mạnh hơn. Sau khi tập xong mà uống rượu, cơ thể bạn sẽ hấp thu nhiều hơn lượng rượu vào trong máu. Điều này sẽ làm tổn thương gan, dạ dày và nhiều cơ quan khác.
Không chỉ vậy, hành động này còn làm tăng axit uric trong máu, gây ra viêm khớp. Về lâu dài cũng có thể gây ra các bệnh như gan nhiễm mỡ, loét dạ dày.
Khuyến cáo: Tốt nhất không nên uống rượu kể cả trước, trong và sau khi tập thể dục bởi rượu không hề mang lại lợi ích cho sức khỏe cơ thể trong thời gian tập luyện thể thao.
Theo Trí thức trẻ
6 thói quen rất đơn giản nhưng lại có thể giúp kéo dài cuộc sống của con người Duy trì một số thói quen tốt có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe ... Các chuyên gia chỉ ra 6 thói quen đơn giản nhưng lại vô cùng có ích cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng, một người sống thọ được định đoạt khi họ sinh ra, tức là phụ thuộc vào gen. Thực tế, gen...