Tim hiểu về Blizzard DOTA – Cái tên rất được chú ý tại BlizzCon 2011
Tiếp tục một siêu phẩm nữa của Blizzard ra mắt game thủ, hoành tráng, hấp dẫn và tràn đầy cảm xúc.
Xuất phát từ một custom map WarCraft 3, trải qua xấp xỉ 5 năm, DotA – hay còn được biết đến với cái tên gốc Defence of the Ancient, giờ đây đã trở thành một trong những tượng đài lớn của làng game eSport thế giới.
Khi mà chính tựa game chiến thuật của Blizzard đang chết dần thì DotA vẫn giữ được sức sống lâu bền của chính mình.
Trong khi, những nhà làm game như S2, Riot hay thậm chí là một ông lớn khác của ngành giải trí thể thao điện tử là Valve đã lần lượt nối đuôi nhau tham gia cuộc chiến bảo vệ Thánh tích này, với những sản phẩm nổi tiếng như Heroes of Newerth, League of Legends và sắp tới đây là DotA 2.
Tất nhiên, Blizzard sẽ không chịu ngồi yên để nhìn thiên hạ tranh giành mảnh đất màu mỡ vốn được coi là sân sau nhà mình. Vậy nên Blizzard DOTA ra đời.
Trong một thiên hà xa xăm tại một chiều không gian vô định?! Tồn tại 2 vị thần xấu xa nhưng đầy quyền năng mà chúng ta sẽ tạm gọi với cái tên “Thần xanh” và “Thần đỏ”…
Trong một ngày đẹp trời 2 vị thần nảy ra một ý tưởng quái dị. Họ quyết định bắt cóc các siêu anh hùng đến từ những chiều không gian và thời gian khác nhau, đặt họ vào một cuộc chiến sinh tử không có hồi kết. Và đặc biệt các vị anh hùng có một điểm chung bởi tất cả đều là đứa con tinh thần của một trong những hãng game danh tiếng đến từ trái đất: Blizzard?!
Một cốt truyện kỳ lạ và cũng hết sức hài hước. Nhìn chung, lối chơi trong Blizzard DOTA không khác nhiều so với nguyên bản của nó. Vẫn là một bản đồ chia đôi làm 2 phe. Mỗi bên gồm tối đa 5 thành viên được giao nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ vùng đất của bên mình, đồng thời phá hủy căn cứ đối phương.
Bản đồ chia làm 3 lane chính, sau một khoảng thời gian nhất định sẽ có creep sinh ra để “trợ chiến”. Vì đây là tựa game đề cao tính chiến thuật và đồng đội nên khi mới bắt đầu làm quen, game thủ sẽ khá lạ lẫm và khó có thể hòa nhập ngay được. Tuy nhiên, một khi đã thực sự hòa mình vào cuộc chơi, sẽ khó ai có thể dứt áo ra đi. DotA đã cho chúng ta bài học sương máu về điều này.
Khác với DotA, trong phiên bản của Blizzard bạn sẽ thấy có thêm một số tính năng khá mới mẻ. Người chơi có thể tìm đến những camp lính đánh thuê, chiếm đóng để nâng cấp creep phe mình. Và dĩ nhiên là đối thủ của bạn cũng có thể làm được tương tự.
Đây có thể coi là một sáng tạo đáng ghi nhận của nhà sản xuất, nó giúp trận đấu trở nên hấp dẫn hơn, giàu tính cạnh tranh và cũng khắc nghiệt hơn rất nhiều. Việc này thúc đẩy lối chơi gank và push nhiều hơn là lối chơi turtle đầy thực dụng hiện nay.
Một điểm đáng lưu ý khác là những tower. Đây là những công trình có khả năng phòng thủ hiệu quả và bố trí rải rác tại các lane. Khác với mọi khi, giờ đây các tower sẽ chỉ sở hữu một lượng đạn (ammunition) nhất định. Một khi sử dụng hết, các tower sẽ mất đi khả năng phòng thủ của mình.
Số đạn này cũng sẽ được hồi phục (recharge) sau một khoảng thời gian, tuy nhiên cũng sẽ rất nguy hiểm khi bên địch tổ chức push dồn dập. Khi đó, tower sẽ rất dễ bị hạ gục. Điều này có lẽ sẽ dẫn đến những trận đấu rất khó lường, cộng thêm đó là vô số chiến thuật mới, khác hẳn với lối đánhDotA truyền thống.
Trong sản phẩm mà Blizzard đem ra thử nghiệm, có 12 hero được phân loại thành 4 class nhân vật riêng biệt.
Ví dụ như Stitches và Arthas thuộc về lớp tank, Zeratul và Kerrigan nằm trong nhóm dam dealer, Tassadar và Thrall là supporter, trong khi Witch Doctor (nhân vật xuất hiện trong Diablo III) được phân thành siege class. Mỗi hero sẽ có 4 skill, nâng dần theo level và lượng điểm kinh nghiệm kiếm được trong trận đấu.
Stitches – Nguyên mẫu của Butcher.
Đáng chú ý nhất trong số những nhân vật kể trên có lẽ là Stitches, con quái vật dị hình được lấy cảm hứng từ nhân vật nguyên bản Butcher trong DotA. Trái với vẻ ngoài năng nề, to xác, Stitches sở hữu lối chơi cực kỳ tinh tế.
Skill nổi bật nhất vẫn là hook: kéo một unit về gần phía mình, tiếp theo đó là một skill khác có tác dụng “ăn” creep để hồi HP, một skill tung ra đòn shockwave gây sát thương cho một vùng, và skill cuối cùng gây tác dụng độc tính sát thương và làm chậm đối tượng xung quanh.
Video đang HOT
Arthas the Lich King.
Nhân vật tiếp theo được giới thiệu trong lần này đó là Arthas the Lich King. Đơn giản bởi vì đầy là một tanker hạng nặng, hơn nữa lại sở hữu phong cách thiết kế khá đẹp mắt, đồng thời cũng là nhân vật chính trong cốt truyện của Warcraft 3.
Arthas có khả năng summon (triệu hồi) quái vật tấn công đối phương, sau đó còn có thể sử dụng chúng để hồi HP cho chính bản thân mình. Một skill khác gây ra sát thương theo thời gian cho những unit xung quanh, skill thứ ba giúp đóng băng đối thủ và chiêu thức ultimate đó là tụ chưởng và gây ra lượng sát thương lớn.
Thrall.
Trên đây mới chỉ là những thông tin được hé lộ trong ngày đầu tiên tại Blizzcon về tựa game đầy hấp dẫn này. Giống như mọi sản phẩm của Blizzard, ngày ra mắt của Blizzard DOTA vẫn là một bí ẩn.
Nhà sản xuất chỉ tiết lộ rằng tựa game sẽ xuất hiện trong chế độ mới của StarCraft II mang tên StarCraft II Arcade. Chế độ Arcade cũng có thể chính là thứ mà Blizzard trước đó đã đề cập đến như một “môi trường giành cho game thủ, để họ có thể thỏa sức sáng tạo và tự kinh doanh sản phẩm của riêng mình”.
Theo quan điểm cá nhân người viết, Blizzard DOTA rất có thể sẽ là một thành công lớn bởi nó sở hữu lối chơi cổ điển kết hợp với những sáng tạo khá thú vị mang đậm phong cách của Blizzard.
Bên cạnh đó chắc chắn tựa game vẫn sẽ có những đặc điểm kì diệu đi kèm như hệ thống armor, animation, cancel animation… những thứ mà giờ đây Valve vẫn đang đau đầu tìm cách mô phỏng lại.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hướng dẫn DotA: Attack Speed - Tốc độ tấn công
Giới thiệu về Attack Speed (AS)
Attack speed là thước đo tốc độ tấn công của một unit. Một unit có Attack speed càng cao thì tấn công càng nhanh. Trong DotA, AS phụ thuộc vào IAS và BAT. Ngoài ra mỗi unit đều có một Animation nhất định khi tấn công, tuy animation không ảnh hưởng nhiều đến AS khi auto-attack nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn khi last hit vào early game!
Attack speed là một con số, thường là tỉ lệ %, nhưng đôi khi không phải vậy. Tuy nhiên cho dù là tỉ lệ % hay con số cụ thể, attack speed đều tăng như nhau. Và chắc hẳn các bạn vẫn đang thắc mắc rằng IAS, BAT, Animation là gì? Ảnh hưởng của nó với AS như thế nào?... Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nó ngay sau đây.
Tìm hiểu về Animation: Lí do animation lại ảnh hưởng đến việc last hit vào early game!
Attack animation của 1 unit bao gồm 2 bước: Base animation (thời gian bắt buộc của animation để gây damage), vàBackswing animation (thời gian vô ích, lúc này các hero chỉ làm các động tác dư thừa). Tại thời điểm kết thúc Base animation, unit sẽ gây damage lên đối tượng, chúng ta gọi đó là Damage point. Như vậy, rõ ràng sau khi đạt Damage point, chúng ta không cần cho hero tiếp tục Backswing animation. Thay vào đó bạn có thể cho hero chạy đi 1 đoạn hoặc stop bằng lệnh S để tiết kiệm thời gian. Hành động đó được coi là Animation canceling (với skill auto-cast, hành động đó là orb-walking).
Toàn bộ animation của Nortrom!
Như các bạn có thể thấy được, 4 ảnh đầu từ trái sang thể hiện Base animation của Nortrom đồng nghĩa với việc ảnh còn lại thể hiện Backswing animation như vậy nếu sử dụng thuần thục kĩ thuật animation canceling tại động tác "dư" đó thì có thể tiết kiệm được một lượng thời gian kha khá! Chưa kể nhờ đó mà có thể "truy bắt" kẻ địch thành công!
Tuy nhiên càng về late game, khi IAS của các bạn càng lớn nhờ vào skill/item, thì Backswing animation càng ngắn lại, do đó kĩ năng animation canceling càng kém hiệu quả!
Tìm hiểu về IAS
IAS là viết tắt của Increased Attack Speed, nghĩa là gia tăng tốc độ tấn công. Trong dota, IAS có thể nhận được bởi item, các buff từ spell hay aura, chỉ số Agility, và các passive skill.
Mỗi điểm Agility (base Agi hay Agi nhận được từ item/skill) tăng IAS lên 1. Hầu hết các nguồn làm tăng/giảm IAS đều stack với nhau. Chẳng hạn một hero có 30 Agi, một Hand of Midas và chịu ảnh hưởng bởi Shiva"s Guard aura thì attack speed của hero đó có tổng cộng 30 30 - 25 = 35 IAS.
Bên cạnh đó, một unit có thể có lượng IAS tối đa và tối thiểu. IAS một unit không thể trên 400 hay dưới -80, nếu IAS bị tăng hay giảm vượt quá các giá trị trên, IAS sẽ được giới hạn tại mức đó.
Overpower có thể đẩy IAS lên 400!
Mặc dù IAS từ item và agi stack với nhau, nhưng điều này không hoàn toàn xảy ra với skill. Lí do bởi hầu hết các skill tăng AS đều được dựa trên 2 skill gốc, đó là Berserk và Bloodlust. Những skill cùng loại, khi sử dụng sẽ đè nhau, cái nào tác dụng sau cùng sẽ được tính.
Những skill tăng AS dựa trên Berserk (không thể mất do Purge, trừ Overpower):
Strafe của Mask of Madness (Sprint và Enrage không cho IAS, nhưng vẫn sẽ đè Mask of Madness và ngược lại) Overpower của Những skill tăng/giảm AS dựa trên Bloodlust (mất khi bị purge, hoặc được buff Surge của Dark Seer) Rabid của Grave Chill của Bloodlust của Frostmourne của Untouchable củaNhững skill tăng AS còn lại (Rage của , Phantom Strike của ...) được dựa trên 1 skill độc lập tên là "Item Attack Speed Bonus" (giống như việc được hưởng IAS từ item). Do đó những skill này không bị ảnh hưởng bởi Purge.
Tìm hiểu về BAT
BAT viết tắt của Base Attack Time nghĩa là thời gian tấn công cơ bản. Mọi unit đều có BAT chỉ số này không thể thay đổi. Nếu một unit có 0 IAS, số giây giữa hai lần tấn công của unit đó phụ thuộc vào BAT của nó.
Hầu hết các hero trong DotA đều có BAT là 1.7 nghĩa là cứ 1.7s hero đó có thể tấn công được 1 lần! Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như sau:
Spirit Bear của BAT: 1.75/1.65/1.55/1.45 Huskar BAT: 1.6 Lone Druid (True Form) BAT: 1.6 / Soul Keeper/Metamorphosis BAT: 1.5/1.6 Troll Warlord BAT (Melee/Range): 1.55/1.7 Windrunner BAT: 1.5 Anti-Mage BAT: 1.35 Shapeshift BAT: 1.5 Chemical Rage BAT: 1.45/1.35/1.20Một số công thức tính Attack speed
Tốc độ tấn công của unit được tính bằng công thức sau: Attacks per second = (1 IAS)/BAT.
Số giây để thực hiện một lần tấn công: Second per Attack = BAT/(1 IAS).
Lưu ý: IAS trong công thức trên là một tỉ lệ phần trăm, vì thế bạn phải chia IAS thực tế cho 100 trước khi sử dụng công thức.
Ví dụ: - Vengeful Spirit có BAT là 1.7, nếu VS có 160 IAS nhận được bởi item và aura, công thức tính sẽ là:
Attacks per second = (1 1.60)/1.7 = 1.53 lần mỗi giây
Hoặc:
Second per Attack = 1.7/(1 1.60) = 0.65 giây 1 lần tấn công
Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp đặc biệt và chỉ duy nhất đúng với Death Ward của . Bởi Damage Point và BAT của Death Ward đều bằng 0.3 cho nên trong trường hợp này có thể lấy Damage Point hoặc BAT để thay vào công thức tính vẫn được!
Death Ward - một trường hợp đặc biệt!
Và thêm một số công thức tính toán liên quan khác để bạn dựa vào đó mà build item một cách hiệu quả nhất như sau:
Damage trung bình (Damage Point Average): Giả sử damage hero của bạn là: 44-56 30 thì damage trung bình là: (44 56)/2 30 = 80!
Lượng damage gây ra được mỗi giây của một unit (Damage per second): DPS = (1 IAS)*DPA/BAT.
Như đã nói ở trên, tại sao lại nói dựa vào những công thức này mà bạn có thể build item hiệu quả hơn? Hãy xem qua một số ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn!
Với Drow Ranger - một hero có lượng AS cao và damage lớn nhờ vào Trueshot Aura và Marksmanship thì nên lên MKB hay Buriza?
Giả sử tại lv 11 Traxex với 2 Wraith Brand 1 Power Tread 1 MKB (MKB là 15% AS 88 dmg bonus 100 dmg với 35 %(coi như là 35 dmg physical), như vậy ta sẽ có:
DPA = 64.5 211 = 275.5
IAS = 1.31
Vậy: DPS = (1 1.31)*275.5/1.7 = 374.36
Cũng tương tự như trên nhưng thay vào đó là 1 Buriza ( 81 dmg và 25% crit 2.5 times), Ở đây 25% crit 2.5 times có thể coi là buff damage thêm 1.375 lần (0.75 0.25*2.5 = 1.375)
DPA = (64.5 169)*1.375 = 321.0625
IAS = 0.91
Vậy: DPS = (1 0.91)*321.0625/1.7 = 360.72
Như vậy có thể thấy rõ đc MKB hơn hẳn Buriza vì: Rẻ hơn (MKB giá 5400, Buriza giá 5750), buff damage nhiều hơn, có True Strike và mini stun có khả năng stop channeling spell! Tuy nhiên, càng về sau thì Buriza sẽ càng gây damage nhiều hơn MKB bởi x1.375 damage không phải là một con số nhỏ! Cụ thể ở lv 16: DPS gây ra của Buriza là 467.75, còn MKB là 421.01 (ở đây chỉ 1 điểm stats), ở lv 25: DPS Buriza gây ra là 634.91, còn MKB là 555.2 (Item tương tự như trên!). Dĩ nhiên sẽ càng đáng sợ hơn nữa nếu có Buriza và những item cho damage "hàng khủng"!
Với Buriza ở late game Traxex thực sự đáng sợ!
Vậy cũng với Traxex thì lên Assault Cuirass hay Butterfly thì lợi hơn?
"Giáp xương" cho 55 AS gồm 35 AS cho bản thân và 20 AS aura, -5 armor aura (ở đây chỉ nêu ra những yếu tố cần thiết cho việc tính toán để so sánh) giá tiền là 5350. Butterfly cho 30 agi, 30 AS, 30 dmg, giá tiền là 6000.Cũng tương tự như trên: Traxex lv 11 gồm 2 Wraith Brand và 1 Butterfly
DPA = 64.5 146 = 210.5
IAS = 1.43
Vậy DPS = (1 1.43)*210.5/1.7 = 300.89
Với "giáp xương" thì:
DPA = 64.5 78 = 142.5
IAS = 1.38
Vậy DPS = (1 1.38)*142.5/1.7 = 199.5
Nhưng với -5 armor aura thì lượng damage thực tế gây ra là: 1-0.94^5*100%*199.5 199.5 = 252.59. Như vậy có thể thấy rõ rằng với Traxex thì Butterfly có tác dụng hơn hẳn "giáp xương"!
Tuy BAT của mỗi hero là không đổi nhưng nó có ảnh hưởng nhiều đến lượng damage gây ra của hero đó mỗi giây không?
Một ví dụ đơn giản là Anti Mage có BAT = 1.35 còn Vengeful Spirit có BAT = 1.7, vậy lượng damage gây ra mỗi giây có chênh lệch nhiều không?
Giả sử tại lv 6:
VS: Agi = 38, DPA = 57 => DPS = (1 0.38)*57/1.7 = 46.27
AM: Agi = 36, DPA = 65 => DPS = (1 0.36)*65/1.35 = 65.48
Lượng damage trên lệch là: 65.48 - 46.27 = 19.21 tương đương 41.5% DPS! Và dĩ nhiên càng về sau sẽ càng chênh lệch nhiều nữa!
Kết luận:
Qua bài viết các bạn phần nào có thể thấy rõ được AS quan trọng như thế nào trong DotA. Ngoài ra dựa vào một số công thức tính toán trong bài mà các bạn có thể build đồ cho hero mình đang sử dụng 1 cách hợp lí, hiệu quả hơn rất nhiều! Tuy nhiên, có một số vấn đề cần được lưu ý qua bài viết:
Theo Bưu Điện Việt Nam
Miniguide DotA: Barathrum - Máy ủi mới của map 6.72 Cũng giống như Soul Keeper, Barathrum đã bước ra khỏi bóng tối sau khi được IceFrog tặng thêm rất nhiều sức mạnh. Barathrum- The Spiritbreaker Là một kẻ bị ruồng bỏ của tộc Spirithoof, Barathrum bỏ chạy đến vùng đất ảo vọng, sinh tồn trên linh hồn của những kẻ lạc bước, vô định trong hàng trăm năm. Cho đến khi được Lich...