Tìm hiểu thời gian ủ bệnh quai bị và khởi phát bệnh
Ngay cả khi chưa có triệu chứng điển hình, người nhiễm virus quai bị cũng có thể lây bệnh cho người khác. Vì vậy, hiểu biết về thời gian ủ bệnh và phát bệnh của quai bị là điều cực kì cần thiết.
Tất cả những đối tượng chưa có miễn dịch với quai bị đều có thể mắc căn bệnh này. Quai bị thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em độ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, không loại trừ người lớn cũng có khả năng mắc quai bị.
Để tránh lây lan thành dịch trong cộng đồng, hiểu biết về thời gian ủ bệnh quai bị cũng như thời kì phát bệnh là rất quan trọng.
1. Thời gian ủ bệnh quai bị kéo dài bao lâu?
Các bác sĩ và các nghiên cứu cho biết thời gian ủ bệnh quai bị thường kéo dài, khoảng từ 12 – 25 ngày, trung bình khoảng 18 ngày. Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của căn bệnh này chính là người.
Trong đó, nguồn lây lan, truyền nhiễm bệnh quan trọng nhất là những bệnh nhân mắc quai bị trong giai đoạn khởi phát. Các thống kê cho thấy trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng thì có khoảng từ 3-10 người mang virus lành. Những đối tượng này chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh quai bị và phát bệnh.
Điều đáng chú ý là trong thời gian ủ bệnh quai bị, người bệnh thường không có triệu chứng bệnh rõ ràng.
Các thống kê cho thấy trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng thì có khoảng từ 3-10 người mang virus lành – Ảnh Internet
2. Quá trình khởi phát bệnh quai bị diễn ra như thế nào?
Video đang HOT
Dựa vào vị trí tổn thương bệnh, quai bị có thể phân loại thành nhiều thể. Cụ thể, quai bị được phân chia thành các thể sau: Viêm tuyển nước bọt mang tai; Viêm tinh hoàn; Viêm buồng trứng; Viêm cơ tim; Viêm não; Viêm màng não.
Trong đó, hai thể phổ biến và thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai và viêm tinh hoàn. Các thể còn lại ít gặp trên lâm sàng.
Ở mỗi thể, thời gian ủ bệnh quai bị cũng như thời gian phát bệnh quai bị là khác nhau và có những dấu hiệu tương ứng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai là thể điển hình hay gặp nhất của bệnh quai bị. Thể này chiếm khoảng 70% các thể có khu trú rõ. Theo đó, thời gian ủ bệnh quai bị ở thể này trung bình từ 18-21 ngày. Sau đó là đến giai đoạn khởi phát bệnh.
Triệu chứng của giai đoạn phát bệnh là người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ kèm theo các dấu hiệu cụ thể như đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Thời kỳ tiếp theo là giai đoạn toàn phát bệnh. Sau khi người bệnh sốt từ 24-48 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu viêm tuyến mang tai.
Bệnh nhân ban đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày tiếp theo sưng tiếp bên còn lại. Kèm theo đó là da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ vào nóng, đau, nước bọt ít và quánh.
Thời gian ủ bệnh quai bị ở thể viêm tuyến nước bọt mang tai là từ 15-21 ngày – Ảnh Internet.
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là thể thường gặp thứ hai sau thể viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là thể bệnh quai bị thường hay gặp ở những đối tượng là nam giới đang ở tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành. Thể bệnh viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên.
Các bác sĩ cho biết viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và xuất hiện sau khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thời kỳ phát bệnh thường vào ngày thứ 5 – 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc tình trạng sốt tăng lên.
Ngoài ra bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn. Kèm theo đó là dấu hiệu tinh hoàn bị đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ vào thấy chắc, da bìu có thể căng đỏ.
Điều đáng lưu ý là tình trạng này thường kéo dài khoảng 3 – 7 ngày thì giảm bớt. Sau khoảng thời gian là 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Nguy hiểm hơn nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao. Nếu không bị teo, quá trình sinh tinh có thể dần trở về bình thường.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những biến chứng nguy hiểm của quai bị thì bạn cần nắm rõ thời gian ủ bệnh để quá trình phòng tránh diễn ra hiệu quả.
Phân biệt bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt và quai bị là 2 bệnh cùng nằm ở tuyến mang tai nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau và việc điều trị cũng khác nhau.
Hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau. Vì vậy, cần phân biệt rõ bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị để có hướng theo dõi và xử trí đúng đắn.
Sự khác nhau giữa 2 bệnh
Bệnh quai bị: Nếu tuyến nước bọt mang tai bị viêm do tác nhân là virus quai bị thì được coi là bệnh quai bị, tuy nhiên tỷ lệ viêm tuyến mang tai do virus quai bị chỉ chiếm 24% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh tại tuyến này.
Bệnh quai bị do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh quai bị rất phổ biến, có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát bệnh nhiều nhất vào mùa xuân, đặc biệt là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).
Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày (giai đoạn ủ bệnh đã có thể lây lan), người bệnh có biểu hiện sốt cao từ 38-39 o C, đau đầu, chán ăn, cảm giác khó nuốt, khó nói chuyện, đau nhức các khớp xương. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai và lan xuống dưới hàm. đẩy tai lên trên và ra ngoài, có khi sưng lan đến ngực gây phù trước xương ức.
Da ở vùng sưng có màu sắc bình thường, không bị nóng đỏ và có tính đàn hồi. Bệnh quai bị thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên có tỷ lệ là 6/1. Tuyến mang tai trong bệnh quai bị thường sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng từ từ trong khoảng 1 tuần. Nếu sưng cả 2 bên thì có thể không sưng lên cùng lúc, bên này bắt đầu sưng khi bên kia đã giảm sưng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai thường diễn biến lành tính.
Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virus quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, thường diễn biến lành tính.
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai: Đơn thuần do các tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie... gây nên. Đôi khi cũng gặp viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi, làm tắc ống dẫn tuyến và gây viêm. Bệnh thường chỉ gây ra các tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, đa số tự khỏi hoặc có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.
Khi bị viêm, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da ở vùng tuyến bị sưng có biểu hiện tấy đỏ, đau, nói và nuốt đều rất đau, có hạch viêm phản ứng ở vị trí góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt từ 38-39 o C, ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.
Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi thường bị một bên, hay tái phát. Bệnh nhân khi nhìn thấy đồ chua hoặc trước mỗi bữa ăn ngon sẽ đau tức vùng tuyến mang tai, đồng thời nước bọt tăng tiết trong miệng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn hay virus khác cũng hay biểu hiện ở 1 bên. Bệnh xuất hiện sau: viêm amidan, viêm lợi, giảm hay mất bài tiết nước bọt sau thủ thuật, sau đợt điều trị an thần kinh hoặc tăng năng giáp, giảm khả năng miễn dịch, dùng thuốc giảm miễn dịch, viêm tụy hoại tử, chảy máu... Viêm tuyến nước bọt mang tai có sưng đau nhưng ấn vẫn mềm, vùng da bao quanh tuyến nhẵn.
Khác nhau về biến chứng của bệnh
Viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần thường không gây ra tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính chất đơn lẻ, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng. Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng không lây lan thành dịch.
Bệnh quai bị nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, virus gây quai bị có thể dẫn đến biến chứng như:
Viêm tinh hoàn: Đây là biến chứng thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và ở người lớn trên 40 tuổi. Viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai từ 1-2 tuần. Biểu hiện đau tinh hoàn lúc sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần so với bình thường. Thường chỉ sưng 1 bên nhưng cũng có thể sưng 2 bên, khoảng 2 tuần hết sưng. Sau 2 tháng mới có thể đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn gặp phải là 30-40%, nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh khá cao.
Viêm buồng trứng: Chiếm 7% trường hợp mắc bệnh quai bị ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi gây vô sinh). Nếu nhiễm bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng, sẩy thai... vào 3 tháng cuối có thể gây tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non.
Lưu ý: Bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng, thường chỉ điều trị giảm triệu chứng bệnh. Vì vậy cách tốt nhất là tiêm vắc-xin ngừa bệnh ngay từ bé để có miễn dịch.
Quai bị quan hệ tình dục có sao không? Có cần kiêng không? Rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu mắc bệnh quai bị quan hệ tình dục có sao không; có ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc "yêu" hay không? Quai bị là một bệnh lây lan qua đường hô hấp và cần thực hiện một số kiêng khem trong thời gian bệnh toàn phát. Vậy nên nhiều người vẫn thắc mắc...