Tìm hiểu thêm về kiểu kết nối Coaxial Digital Audio
Cổng kết nối Coaxial Digital Audio vô cùng thông dụng đối với người chơi thiết bị âm thanh, nhất là người dùngngày xưa sử dụng đầu cơ CD và DA (giải mã) riêng.
Ưu điểm của kết nối Coaxial là nhanh gọn lẹ, chắc chắn, không cần thiết lập quái gì cả, cắm rút và chơi thôi.
Thế nào là dạng kết nối coaxial?
Trên thiết bị của bạn nó sẽ trông như thế này, nó y như cái jack RCA của AUX Input bình thường vậy đó. Trong hình cổng coaxial nằm ở sát mé phải, kế bên cổng optical. Cổng cắm coaxial trên thiết bị là đầu cái (female) và thường được đánh dấu bằng màu vàng hay màu đen, chỉ cá biệt ở 1 số trường hợp là đánh dấu kiểu khác, nhưng không quá thường gặp. Nó chỉ đòi hỏi đúng 1 cable cắm vào để truyền tải tín hiệu chứ không như jack analog stereo audio. Chân cắm coaxial hầu như cũng được ghi chú rõ ràng là COAXIAL, 1 số trường hợp cá biệt khác thì là Digital In hay Digital Out.
Lưu ý: Thiết bị ở hình trên có đến 2 cổng coaxial input do nó là đầu thu AV, được thiết kế như vậy nhằm cho phép cắm vào nhiều đầu phát khác cùng lúc. Thiết bị của bạn có thể chỉ có 1 đầu cắm mà thôi nên cũng không cần quá ngạc nhiên.
Ngoài ra, có dây Coaxial với kết nối dạng BNC nữa, nó trông như thế này, mình sẽ nói về cái này sau
Còn dây coaxial thì sao?
Dây coaxial có hình dạng như thế này.
Dây coaxial có chân cắm đực (male) ở cả 2 đầu dây và được danh định trở kháng ở 75 hoặc 55, thường thì anh em dùng để nghe nhạc thì sẽ mua dây 75, dây 55 chủ yếu xuất hiện ở các máy đo. Thông số là vậy nhưng trên thực tế ít khi nó đạt đúng giá trị này mà sẽ /- 2%, ngay cả dây mắc tiền 5tr/cọng nó vẫn sai số à.
Video đang HOT
Dây Coaxial thường có thiết kế gồm một hoặc nhiều lớp lớp giáp bên ngoài để chống nhiễu, hỗ trợ nối mass tốt hơn và lớp giáp này sẽ được nối với vỏ ngoài của jack RCA đực trên dây. Bên trong dây là lõi dẫn tín hiệu gồm nhiều lõi nhỏ xíu li ti (multi-strand) hoặc duy nhất 1 lõi cứng (solid core). Lõi và giáp sẽ được cách ly với nhau bằng một lớp vật liệu cách điện.
Nhiều người cho rằng cable giá càng cao thì cho chất lượng âm thanh càng tốt. Đừng đốt nhiều tiền cho chúng quá, cỡ 5tr đổ lại là đã quá đủ rồi, mình đang dùng Oyaide DR-510 giá cũng ~5tr, ai có điều kiện hơn thì cứ mua dây vài chục triệu 1 cọng dây coaxial 1m về mà dùng cũng được.
Công dụng của cổng cắm coaxial là gì?
Cổng cắm coaxial được sử dụng để truyền tải tín hiệu âm thanh kỹ thuật số S/PDIF có chất lượng lên đến 24bit/192kHz roài, nó hỗ trợ âm thanh stereo, DTS và Dolby Digital 5.1/7.1 Surround. Nó tuy nhiên không hỗ trợ DVD-A, SACD, không chơi được DSD, ngoài ra, các định dạng âm thanh xem phim cao cấp khác như DTS-HD Master Audio hoặc Dolby TrueHD, do đó nếu bạn muốn sử dụng những định dạng này thì tốt nhất là dùng cổng HDMI.
Kết nối Coaxial bên trong các thiết bị âm thanh cao cấp sẽ được cách ly (galvanic isolation) nên không gây ra ground loop, chưa kể các dây coaxial sẽ có chống nhiễu và làm bằng các thành phần kim loại tỉ lệ khác nhau nên tiếng sẽ khác, tùy thuộc vào gu nghe của mỗi người. Chưa kể đến việc là mấy cái đầu cơ CD hay Digital Transport cao cấp thường chỉ xuất ra Coaxial hoặc Optical thôi, nên nếu bạn có một cái cơ kha khá như CEC TL5 hay một em Transport như Hydra Z của Audiobyte mà muốn nối vào 1 em DAC Schiit Yggdrasil chẳng hạn, mình nên dùng kết nối Coaxial.
Có thể chuyển đổi coaxial sang RCA analog được không?
Câu trả lời là “chuyển đổi được”. Nhưng tốn thêm chi phí mua thêm thiết bị giãi mã thôi. Vì coaxial là miền tín hiệu số, muốn qua analog thì phải có một em DAC đứng giữa.
Theo Tinh Tế
TP Hồ Chí Minh sẵn sàng nguồn lực đón đầu làn sóng công nghệ
Với sự bùng nổ của công nghệ, vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp (bảo mật), nhân lực vận hành là một thách thức lớn.
Để Đề án đô thị thông minh phát triển bền vững và đạt hiệu quả tốt nhất, Thành phố đang xây dựng lộ trình phát triển mạng 5G, hướng tới trở thành địa phương đầu tiên ứng dụng 5G của cả nước.
Gỡ vướng
Gần 2 năm triển khai Đề án đô thị thông minh, TP Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung trong việc xây dựng mô hình, kiến trúc tổng thể, đồng thời thực hiện triển khai thí điểm, thử nghiệm một số nền tảng, hệ thống ứng dụng, để từ đó có sự đánh giá, điều chỉnh phù hợp trước khi thực hiện bổ sung, hoàn thiện, nhân rộng mô hình.
Đơn cử như Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở, dù đã có sự tích hợp dữ liệu của các sở ngành, nhưng vẫn rất khó khăn do phải đảm bảo tính cập nhật. Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Ban điều hành Đề án đã và đang tích hợp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu hiện có như một cửa điện tử, khiếu nại tố cáo, đăng ký doanh nghiệp, đường dây nóng...
Tuy nhiên, đây là một công việc khó, vì cơ sở dữ liệu của Thành phố không đầy đủ theo nhu cầu mới, cần nhiều thời gian hơn để thu thập và thống kê lại dữ liệu. Thành phố xác định và giao các đơn vị hoàn thành việc tích hợp toàn bộ cơ sở dữ liệu hiện có của Thành phố trước tháng 12/2019; đồng thời, nghiên cứu kết nối cơ sở dữ liệu hiện có của Thành phố với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trong tháng 8/2020.
Thời gian qua, việc triển khai xây dựng đô thị thông minh được nhiều ngành thực hiện. Sở Giao thông Vận tải với mô hình Trung tâm tâm giám sát và điều khiển giao thông đi vào hoạt động đã hiệu quả bước đầu. Song, mô hình này chưa phát huy được hết nguồn lực do vướng những vấn đề về đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết có một số vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện. Đó là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới còn chậm và chưa có sự đồng bộ, chưa hỗ trợ được lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề về giao thông đô thị. Bên cạnh đó, công tác duy tu, bảo trì chưa được chuẩn hóa, quá trình cập nhật công nghệ không đảm bảo tốc độ phát triển của công nghệ thông tim thế giới.
Nhiều chuyên gia, đại diện các đơn vị quản lý cho rằng, về hệ thống pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện chưa đầy đủ. Việc thực hiện các dự án công nghệ thông tin theo quy trình đầu tư công như hiện nay không đảm bảo tốc độ phát triển và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ ngày nay. Đơn cử như Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông Thành phố, hiện có khoảng 800 camera phục vụ công tác điều hành giao thông và được tích hợp vào Trung tâm điều hành Đô thị thông minh. Tuy nhiên, nhiều camera được đầu tư từ lâu (khoảng 7 - 8 năm trước) nên không tích hợp được.
Giám sát và điều khiển giao thông được thực hiện trực tiếp tại Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông Thành phố.
Ông Trần Quang Lâm cho rằng, cơ sở hạ tầng truyền dẫn là xương sống của một đô thị thông minh, nhưng việc thuê dịch vụ hạ tầng truyền dẫn để kết nối các thiết bị từ các nhà mạng viễn thông như hiện nay phát sinh nhiều hạn chế và rủi ro (chi phí thuê, mức độ ổn định, băng thông, an toàn thông tin, an ninh hệ thống...). Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch hệ thống hạ tầng cáp quang phục vụ đô thị thông minh cho Thành phố.
Đối với Trung tâm An toàn thông tin (SOC), Thành phố xác định sẽ xây dựng theo quy mô chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực chưa đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ, cần sự hỗ trợ tư vấn lựa chọn đầu tư, xây dựng quy trình, đào tạo, chuyển giao thông nghệ từ các hãng công nghệ lớn, các tổ chức và chuyên gia nước ngoài. Hiện Sở Nội vụ đang gấp rút khảo sát và xây dựng Chương trình đào tạo nguồn nhân lực riêng cho Đề án xây dựng đô thị thông minh, sớm trình UBND Thành phố.
Về nguồn nhân lực chất lượng cao, tại buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải gần đây, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đơn vị phải xây dựng chính sách thu hút nhân lực cho đô thị thông minh. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, khi Thành phố đặt ra yêu cầu cao về trình độ, năng lực, phải có khoản thu nhập tăng thêm tương xứng. Nghị quyết 54 của Quốc hội đã cho phép Thành phố thực hiện. Do vậy, thành phố cần xây dựng chương trình về nhân lực cho đô thị thông minh cùng chính sách thu hút nhân tài, ít nhất trong vòng 5 năm tới. Thực tế, mức độ hỗ trợ đối với những nhân tài này không bao nhiêu so với những kết quả mà họ tạo ra đối với Thành phố. Điều đó rất cần sớm có chính sách thu hút, đãi ngộ đúng mức.
Thí điểm mạng 5G
Ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho rằng, quá trình triển khai cần dự đoán, dự báo sự phát triển công nghệ trong tương lai, để có thể lựa chọn công nghệ mang tính mở, có khả năng chuyển đổi, tích hợp giữa công nghệ hiện tại và tương lai nhằm phù hợp với các giải pháp khoa học công nghệ và công nghệ thông tin có sự phát triển, thay đổi liên tục. Tuy nhiên, quy trình thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước phức tạp, thời gian kéo dài, dẫn đến việc khi dự án được thông qua, giải pháp công nghệ không còn phù hợp.
Để tạo điều kiện cho các sở ngành, quận huyện triển khai các dự án đầu tư thuộc Đề án đô thị thông minh, Thành phố đã yêu cầu các đơn vị lập danh mục toàn bộ các công trình, dự án của Đề án cần thông qua chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công, làm cơ sở nhằm bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 của Thành phố. Đây được xem là bước đi kịp thời để giải quyết các vướng mắc trong đầu tư.
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, với những hạn chế về công nghệ của Trung tâm Giám sát và Điều khiển giao thông, Thành phố đang định hướng và tiếp tục nâng cấp cho phù hợp với Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (hiện khoảng 1/3 số camera của hệ thống giao thông không tích hợp được). Thành phố cũng hướng tới xây dựng hệ thống mạng riêng, gắn với thí điểm triển khai mạng 5G cho giao thông thông minh cũng như đô thị thông minh của Thành phố.
Phấn đấu trở thành địa phương đầu tiên ứng dụng 5G của cả nước, đòi hỏi các ban, ngành chức năng của Thành phố phải nỗ lực "tăng tốc" trong triển khai Đề án. Tại buổi sơ kết 18 tháng triển khai Đề án diễn ra cuối tháng 6/2019, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã giao các đơn vị Thành phố tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng, triển khai thử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ 5 (5G) tại Quận 1, Quận 3, Khu công nghệ cao thành phố, Công viên Phần mềm Quang Trung.
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp (Tập đoàn Viettel) Ngô Vĩnh Quý khẳng định, Viettel sẵn sàng cùng các tập đoàn khác vào xây dựng đô thị thông minh của Thành phố. Ông Quý đề nghị TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho Viettel triển khai 5G tại Thành phố trong năm 2019 và có nhiều chính sách đột phá hơn cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư bằng nguồn xã hội hóa.
Hiện Sở Thông tin và Truyền thông đang chủ trì, giám sát, phối hợp Tập đoàn Viettel và Tổng Công ty Viễn thông Mobifone thực hiện thí điểm trên địa bàn với 10 vị trí của Viettel và Mobifone thí điểm 12 vị trí; dự kiến sẽ tổ chức cuộc gọi 5G đầu tiên tại Thành phố vào tháng 9/2019. Trong khi đó, việc xây dựng Đề án "Triển khai hệ thống viễn thông và điện thoại di động thế hệ 5 (5G) sẽ hoàn thành Đề án trước 30/4/2020.
Cùng với triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án đô thị thông minh, TP Hồ Chí Minh đã bước đầu xác định và chuẩn bị các giải pháp về công nghệ, nguồn nhân lực hệ thống mạng cho Đề án được an toàn, thông suốt. Dù không ít khó khăn, vướng mắc, nhưng đây là nền tảng để Đề án được triển khai thành công trong thời gian tới.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
5G sẽ đem lại những gì cho cuộc sống chúng ta Công nghệ 5G nhanh như ánh sáng hứa hẹn đem lại nhiều thay đổi thần kỳ cho cuộc sống của con người. (Nguồn: Internet) Nói đến 5G, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới tốc độ nhanh như ánh sáng. Công nghệ không dây thế hệ mới này hứa hẹn sẽ khiến cho công cuộc đăng lên và tải xuống diễn ra siêu nhanh,...