Tìm hiểu tàu đổ bộ Damen có thể phù hợp với Việt Nam
Mẫu tàu đổ bộ vận tải (LST) thế hệ mới của Damen có thể sử dụng để thay thế các tàu đổ bộ cũ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như đa dạng danh sách các dòng sản phẩm tàu quân sự, Tập đoàn Damen (Hà Lan) mới đây đã giới thiệu các loại tàu đổ bộ vận tải (LST) của riêng mình.
Trước đây chúng ta thường biết đến định danh LST (Landing Ship Tank) là tàu đổ bộ tăng nhưng với mẫu tàu của Tập đoàn Damen, mặc dù vẫn được gọi là LST nhưng nghĩa của nó là tàu đổ bộ vận tải (Landing Ship Transport).
Mẫu tàu đổ bộ vận tải (LST) của Tập đoàn Damen được thiết kế để có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như: đổ bộ, vận tải, hậu cần, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, quét mìn, khảo sát biển,…
Tàu đổ bộ vận tải LST-120.
Tàu đổ bộ vận tải (LST) của Damen được thiết kế với cả cửa trước và cửa đuôi, giúp tàu có thể đổ bộ trực tiếp lên bãi biển (sử dụng cửa đổ bộ trước) hoặc đổ bộ từ xa (sử dụng cửa sau để đưa xe lội nước di chuyển vào bờ).
Ngoài đổ bộ bằng cửa trước và cửa sau, tàu LST còn sử dụng các xuồng cỡ nhỏ bố trí 2 bên mạn tàu để di chuyển lính thủy đánh bộ.
Bên trong tàu có khoang rỗng để chứa các loại xe bọc thép, xe tăng, trên boong bố trí đường dẫn xuống khoang rỗng để các phương tiện đặt trên boong dễ dàng di chuyển xuống và đổ bộ bằng cửa trước.
Thiết kế tối ưu hóa của LST giúp nó di chuyển được ở vùng nước nông, thích hợp cho việc đổ bộ sát bờ biển.
Phần cầu nối từ tàu lên bờ biển có thể chịu được sức nặng 70 tấn nên cho phép nhiều loại xe quân sự hạng nặng (kể cả xe tăng) di chuyển.
Trên tàu còn có sàn đáp trực thăng cùng bệ pháo MARLIN-WS đặt phía trước mũi tàu để hỗ trợ hỏa lực khi đổ bộ cũng như phòng thủ.
Tương tự như các sản phẩm khác, với tàu đổ bộ vận tải (LST), Damen cũng giới thiệu nhiều kích thước đa dạng.
LST-80
Video đang HOT
Tàu đổ bộ vận tải LST-80.
Đây là phiên bản có kích thước nhỏ nhất trong gia đình tàu đổ bộ vận tải (LST) của Damen.
Tàu có chiều dài 80 m, rộng 14 m, chiều cao mạn 2,9 – 4,0 m, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, tầm hoạt động 2.000 hải lý (ở tốc độ 15 hải lý/h), dự trữ hành trình 15 ngày, thủy thủ đoàn 18 người và có thể đảm bảo phòng cho thêm 22 người.
LST-80 có diện tích khoang rỗng 340 m2, diện tích khoang hàng là 260 m2, có khả năng mang theo 147 lính thủy đánh bộ.
Sàn đáp trực thăng của tàu chỉ đáp ứng được trực thăng cỡ nhỏ và tàu cũng chỉ mang theo được 2 xuồng bộ nhỏ cùng thiết bị nâng hạ tự động.
LST-100
Tàu đổ bộ vận tải LST-100.
Đây là biến thể có kích thước trung bình trong gia đình tàu đổ bộ vận tải (LST).
Tàu có chiều dài 100 m, rộng 16 m, chiều cao mạn 2,7 – 3,8 m, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý (ở tốc độ 15 hải lý/h), dự trữ hành trình 15 ngày, thủy thủ đoàn 18 người và có thể đảm bảo phòng cho thêm 27 người.
LST-100 có diện tích khoang rỗng là 540 m2, diện tích khoang hàng 420 m2, mang theo được 235 lính thủy đánh bộ.
Sàn đáp của tàu cho phép tiếp nhận trực thăng hạng trung và mang được 2 xuồng đổ bộ cỡ nhỏ cũng thiết bị nâng hạ tự động.
LST-120
Tàu đổ bộ vận tải LST-120.
Đây là mẫu có kích thước lớn nhất với chiều dài 119,2 m, rộng 16,0 m, chiều cao mạn 2,7 – 3,9 m, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, tầm hoạt động 8.000 hải lý (ở tốc độ 15 hải lý/h), dự trữ hành trình 15 ngày, thủy thủ đoàn 22 người và có thể đảm bảo nơi ở cho thêm 36 người.
LST-120 có diện tích khoang rỗng 750 m2, diện tích khoang hàng 650 m2, mang được 336 lính đổ bộ.
Sàn đáp phía đuôi cho phép tiếp nhận trực thăng hạng trung và mang theo được tới 4 xuồng đổ bộ cỡ nhỏ cùng thiết bị nâng tự động.
Tàu đổ bộ tăng HQ-501 (nay là tàu 501) lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam, đây cũng là loại tàu đổ bộ duy nhất của Việt Nam có thể tiếp nhận trực thăng.
Hiện nay, nòng cốt của đội tàu đổ bộ của Hải quân Nhân dân Việt Nam là các tàu đóng trong nước.
Ngoài ra còn có 2 tàu đổ bộ tăng LST thu được của Việt Nam Cộng Hòa (đây cũng là tàu đổ bộ lớn nhất của Việt Nam) cùng 3 tàu đổ bộ lớp Polnocny-B. Các tàu này phần lớn đã cũ, khả năng vận chuyển còn hạn chế.
Với các mẫu tàu đổ bộ vận tải (LST), Damen đã cho khách hàng nhiều lựa chọn khác nhau, phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Khả năng đổ bộ của tàu cũng đa dạng hơn (có thể đổ bộ trực tiếp, từ xa hoặc đổ bộ bằng trực thăng) và còn sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.
Hiện nay, khi nhiều nhà máy đóng tàu trong nước đang hợp tác rất tốt với Damen thì chúng ta hoàn toàn có thể đóng mẫu tàu này dựa theo thiết kế như đã từng làm với các sản phẩm khác.
Theo Trí Thức Trẻ
10 tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất hành tinh
Với lượng giãn nước toàn tải 21.760 tấn và khả năng chở 480 thủy quân lục chiến, HMS Ocean được xếp trong danh sách 10 tàu đổ bộ tấn công uy lực nhất do Military-today bình chọn.
Tàu đổ bộ lớp Oosumi của Nhật Bản có lượng giãn nước toàn tải 13.000 tấn. Nó có thể mang theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 330 binh lính. Ngoài ra, tàu có thể chở 2 tàu đổ bộ khí đệm để vận chuyển khí tài và binh lính vào bờ. Boong tàu đủ chỗ cho 4 trực thăng hoạt động.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, Nhật Bản đứng thứ 9. Nó có lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn và từng là tàu chiến lớn nhất Nhật Bản. Hyuga có thiết kế như một tàu sân bay hạng nhẹ song vẫn sở hữu khả năng đổ bộ mạnh mẽ. Tàu có thể chở 300-400 binh lính. Tuy nhiên, việc đưa quân vào bờ dựa vào 11 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. Khả năng phòng vệ của tàu khá mạnh với 16 ống phóng thẳng đứng Mk41 có thể bắn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM hoặc tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-Asroc. Hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm giúp nó an toàn hơn trước các đợt tấn công từ trên không.
Izumo là tàu chiến lớn nhất được đóng ở Nhật Bản từ khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Nó có lượng giãn nước toàn tải tới 27.000 tấn. Boong tàu đủ chỗ cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc. Izumo có thể mang theo 14 trực thăng các loại. Một trong những điểm mạnh là chiến hạm này đủ lớn để triển khai hoạt động biến thể cất - hạ cánh thẳng đứng F-35B hoặc máy bay MV-22 Osprey. Vì vậy, Izumo có khả năng đổ bộ tấn công mạnh mẽ. Tàu có thể chở 400 thủy quân lục chiến, nhưng việc triển khai quân vào bờ phải dựa vào trực thăng.
HMS Ocean, Anh xếp thứ 7 trong danh sách. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 21.760 tấn và có thể chở 480 thủy quân lục chiến hoặc 40 xe quân sự hạng nhẹ. HMS Ocean mang theo 4 xuồng đổ bộ hạng nhẹ hoặc 2 tàu đổ bộ khí đệm để chở binh lính và thiết bị quân sự vào bờ. Boong tàu có 6 điểm hạ cánh cho trực thăng. Nhà chứa trên HMS Ocean có thể mang theo tối đa 12 trực thăng các loại.
Khả năng đổ bộ mạnh mẽ là ưu thế vượt trội của Dokdo (Hàn Quốc) so với các tàu Nhật Bản hay Anh mặc dù lượng giãn nước nhỏ hơn. Dokdo có thể chở 700 thủy quân lục chiến, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 7 xe thiết giáp chở quân. Hai tàu đổ bộ khí đệm tốc độ cao sẽ đảm nhận vai trò chuyên chở binh lính và thiết bị quân sự vào bờ. Boong tàu có 5 điểm hạ cánh cho trực thăng.
Mistral, tàu chiến lớn thứ 2 của Hải quân Pháp, có khả năng đổ bộ tấn công đáng nể. Mistral có thể chở 450-900 binh lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc. Nó mang theo 4 tàu đổ bộ cơ giới hoặc 2 tàu đổ bộ khí đệm cho nhiệm vụ chuyên chở binh lính và trang thiết bị vào bờ.
Juan Carlos I, Tây Ban Nha có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Boong tàu có thiết kế như một tàu sân bay hạng nhẹ với đường băng kiểu nhảy cầu. Juan Carlos I có thể triển khai hoạt động 8 máy bay chiến đấu cất - hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries. Ngoài ra, tàu có 4 điểm hạ cánh cho trực thăng vận tải CH-47 và một điểm cho máy bay MV-22. Nó có thể chở 900 thủy quân lục chiến, 42 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard.
Canbera, Australia là tàu chiến lớn nhất của hải quân nước này. Với lượng giãn nước toàn tải 27.500 tấn, nó có thể chở 1.125 thủy quân lục chiến, 45 xe tăng chiến đấu chủ lực. Việc đưa quân và phương tiện quân sự vào bờ do 4 tàu đổ bộ cơ giới đảm nhận. Boong tàu có đường băng kiểu nhảy cầu cho phép hoạt động như một tàu sân bay hạng nhẹ. Trong tương lai, Canbera có thể triển khai hoạt động tiêm kích thế hệ 5 F-35B.
Lượng giãn nước toàn tải tới 41.150 tấn là lý do Wasp đứng thứ 2 trong danh sách các tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất thế giới. Wasp có thể chở 1.900 thủy quân lục chiến, 61 xe thiết giáp đổ bộ AAV7. Ba tàu đổ bộ khí đệm hoặc 12 tàu đổ bộ cơ giới sẽ đảm nhận vai trò chở quân và phương tiện vào bờ. Boong tàu có 9 điểm cho trực thăng cất - hạ cánh cùng lúc. Nhà chứa máy bay có thể mang theo 42 trực thăng các loại. Wasp có thể hoạt động với vai trò tàu sân bay hạng nhẹ cùng 8 chiến đấu cơ cất - hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries.
Đứng đầu danh sách là tàu đổ bộ tấn công lớp America, với lượng giãn nước toàn tải 45.000 tấn. Phi cơ chủ lực là tiêm kích thế hệ 5, biến thể cất - hạ cánh thẳng đứng F-35B, máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey. Ngoài ra, nó có thể mang theo các trực thăng vận tải, chống ngầm và tấn công khác. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, mỗi tàu có thể triển khai hoạt động 19 máy bay các loại.
Theo Tri Thức
Những "nắm đấm thép" mạnh nhất của Hạm đội 7 Mỹ Là lực lượng hải quân lớn nhất của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, cơ cấu Hạm đội 7 được tổ chức thành các lực lượng đặc nhiệm có chức năng chuyên biệt. Mỗi lực lượng có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và các tàu chiến riêng biệt như tàu sân bay, tàu tuần dương, khu trục, tàu đổ bộ...