Tìm hiểu lý do vì sao bé hay giật mình khi ngủ?
Trẻ giật mình khi ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ.
Nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ:
Bé đói hoặc ướt tã cũng sẽ hay giật mình khi ngủ.
Giật mình, khóc khi ngủ ở bé do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đêm, nếu bé giật mình và khóc nhiều, bạn nên kiểm tra chỗ ngủ của bé xem có côn trùng hoặc vật gì lạ, kiểm tra tã bé xem có bất kỳ nguyên nhân nào làm bé khó chịu hay không. Bé có thể bị đầy hơi, trướng bụng khi ngủ.
Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…
Do tâm lý bé bị xáo trộn: Giai đoạn mẹ đi làm, bé phải ở nhà với người khác…
Bé bị viêm họng, côn trùng cắn, thời tiết nóng bức, bé bị viêm não, thiếu kẽm hoặc mắc phải một số chứng bệnh nào khác như viêm tai giữa, mắc chứng giun kim…
Giật mình, khóc đêm, ngủ hay vặn ưỡn mình còn có thể là triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, bé sẽ khó chịu, khóc từng đợt khi dịch dạ dày trào lên. Nếu là do trào ngược dạ dày thực quản, bé sẽ có những biểu hiện của viêm đường hô hấp kèm theo.
Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Phải có thêm nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán chính xác.
Cha mẹ phải làm thế nào khi trẻ giật mình khi ngủ:
Video đang HOT
Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.
Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân năng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nen quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên dỗ dành bé cà cho bé bú.
Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh.
Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.
Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi.
Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vị nhai tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.
Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Theo Phununews
Những dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. BS. Lê Thị Hải cho biết, trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo can xi - phốt pho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
- Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.
- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng...
- Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.
Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị còi xương
- Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi.
- Trẻ nuôi bằng sữa bò.
- Trẻ quá bụ bẫm.
- Trẻ sinh vào mùa đông.
Các bà mẹ cần phân biệt: Bệnh còi xương và bệnh còi cọc. Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không. Còn bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về can xi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương
Tắm năng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lí liệu pháp tại các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt pho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm Vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.
Ngoài ra, cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: Canxi B1 - B2 - B6: 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.
Chế độ ăn uống:
- Cho trẻ bú mẹ.
- Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.
- Cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Cách phòng tránh bệnh còi xương
Để phòng bị còi xương ở trẻ, trong thời gian mang thai, người mẹ nên ăn các thực phẩm giàu canxi. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hằng ngày cho trẻ tắm nắng khoảng 10 - 15 phút vào buổi sáng. Tăng cường cho trẻ ăn các món giàu canxi, phốt pho như trứng, cá, tôm, cua, ngao, sò, ốc và sữa, pho mát. Nếu cần, nên bổ sung vitamin D, canxi cho trẻ dưới dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Nhà ở của trẻ phải có đủ ánh sáng. Nếu trẻ bị mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp... cần được chữa trị sớm.
Theo Vnmedia
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. BS. Lê Thị Hải cho biết, trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu...