Tìm hiểu 3 công nghệ quyết định hiệu quả của máy lọc không khí gia đình
Máy lọc không khí trở thành món đồ không thể thiếu trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động. Thuộc lòng 3 công nghệ ứng dụng trong máy lọc không khí dưới đây để an tâm sắm đồ cho cả gia đình
Máy lọc không khí không chỉ đơn thuần là chiếc máy lọc bụi lẫn trong không khí mà còn có tác dụng khác như tiêu diệt vi khuẩn, ẩm mốc, khử mùi, hút ẩm… Cùng điểm qua 3 công nghệ phổ biến ứng dụng ở máy lọc không khí hiện nay để có lựa chọn thông thái cho sản phẩm gia dụng này nhé!
Công nghệ màng lọc không khí
Màng lọc không khí được ví như “linh hồn” của bất kỳ máy lọc không khí nào, là yếu tố cần quan tâm đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm. Thông thường trên các máy lọc không khí đều có 3 màng lọc cơ bản: Màng lọc thô – Màng lọc trung gian – Màng lọc HEPA
- Màng lọc thô: là loại màng cơ bản, được sắp xếp ở vị trí đầu tiên trong hệ thống ở các loại máy lọc không khí. Màng lọc thô có cấu tạo bằng nhựa hoặc kim loại, lọc sạch các loại tạp chất thô, có kích thước lớn như tóc, bụi bẩn có kích thước lớn, sợi vải, sợi bông….
- Màng lọc trung gian: bao gồm các loại màng lọc mang đặc tính riêng biệt như màng lọc carbon loại bỏ khói thuốc lá, mùi hôi, formaldehyde và khí thải hóa học; màng lọc phấn hoa giúp lọc phấn hoa, lông thú phù hợp với những người dị ứng, nhạy cảm với phấn hoa hay màng lọc nước với công dụng tạo ẩm, phát hơi nước sạch ra không khí thường có ở các dòng sản phẩm cao cấp…
- Màng lọc tinh – HEPA: (Tiếng anh: High efficiency particulate air filter): là công nghệ được phát triển bởi Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ trong suốt những năm 1940 và đang trở thành bộ phận quan trọng quyết định khả năng lọc và làm sạch không khí của máy. HEPA có thể loại bỏ khoảng 99.97% những vật chất gây ô nhiễm trong không khí có kích thước siêu nhỏ, từ 0.3 micromet (nhỏ hơn rất nhiều bụi PM2.5) như: bụi, phấn hoa, vi rút, nấm mốc và vi khuẩn..
Video đang HOT
Màng lọc không khí được ví như “linh hồn” của bất kỳ máy lọc không khí nào, là yếu tố cần quan tâm đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm
Công nghệ hỗ trợ lọc khí
Để tăng hiệu quả làm sạch không khí, nhiều máy lọc không khí được trang bị thêm công nghệ lọc khí như: công nghệ ozone, tia cực tím, than hoạt tính… Tuy nhiên, phổ biến và hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay là công nghệ tạo ion âm bởi ưu điểm không gây hại sức khỏe kể cả khi sử dụng trong thời gian dài. Khi hoạt động, công nghệ này sẽ sản sinh ra các ion âm và phát tán các ion này vào trong không khí. Các ion âm sẽ hút và trung hoà các ion dương có hại, nhờ đó mà các tác nhân gây hại với sức khỏe trong không khí như vi khuẩn, nấm mốc sẽ giảm đi đáng kể.
Máy lọc không khí sử dụng công nghệ tạo ion âm không chỉ làm sạch không khí mà còn an toàn cho sức khỏe người sử dụng
Các thương hiệu máy lọc không khí hàng đầu đều đã ứng dụng công nghệ này vào các sản phẩm của mình như Sharp với công nghệ Plasmacluster ion, Panasonic với công nghệ NanoE hay Daikin với Streamer….
Công nghệ tiết kiệm điện năng
Một công nghệ khác được quan tâm khi lựa chọn máy lọc không khí chính là khả năng tiết kiệm điện năng. Hiện nay, công nghệ tiên tiến trên tủ lạnh, điều hòa đã được áp dụng trên chiếc máy lọc khí như Econavi trên máy lọc không khí Panasonic, Inverter trên máy lọc không khí Hitachi, Sharp…. Nhờ công nghệ này, máy lọc không khí rất tiết kiệm điện, có thể sử dụng cả ngày dài mà không cần lo lắng hóa đơn tiền điện cuối tháng.
Máy lọc không khí Sharp FP-J60E-W là một trong những sản phẩm được ưa thích bởi công nghệ hiện đại và tiết kiệm điện
Máy lọc không khí Sharp FP-J60E-W là một model đời mới với lượng điện tiêu thụ giao động khoảng 0.012 – 0.036 kW/h, tức là nếu bạn sử dụng thiết bị liên tục trong 24 giờ thì chỉ tiêu thụ khoảng từ 0.3 – 0.9 kW/h. So sánh với nhiều thiết bị điện gia dụng khác trong gia đình, như máy lạnh (2 – 3 kW/h), mức tiêu thụ điện của máy lọc không khí ở mức trung bình thấp.
Bên cạnh 3 công nghệ cơ bản này, các thương hiệu máy lọc không khí cũng mang đến cho người tiêu dùng các tính năng khác như: chế độ Haze tự động điều chỉnh tốc độ quạt, cảm biến bụi, mùi, ánh sáng, chế độ bắt muỗi….
Hiện nay, các sản phẩm máy lọc không khí đều đang được giảm sâu tới 46% trên Adayroi, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sắm máy lọc không khí cho gia đình Việt.
Theo GenK
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G
Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người.
Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng nghiệp tiên phong trong nghiên cứu không dây của Đại học New York đã xuất bản một bài báo mới về IEEE, tin rằng phổ không dây sẽ còn tăng hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo họ, có thể tăng từ 5G lý thuyết 100GHz (gigahertz) lên 3THz (terahertz). Việc mở tần số THz sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ cho các ứng dụng không dây. Băng thông mới giúp truyền dữ liệu thực sự lớn trong chưa đầy 1 giây. Điều tuyệt vời hơn nữa là lượng dữ liệu được truyền sẽ tương đương với bộ não con người.
Ví dụ, máy bay tấn công không người lái hiện tại có sức mạnh tính toán hạn chế của thiết bị trên máy bay do giới hạn kích thước của nó. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 6G trong tương lai, với sự dẫn đường từ xa của thiết bị AI, hiệu suất chiến đấu của nó sẽ tương đương với một phi công xuất sắc. Người dùng cuối cũng dễ dàng mua một thiết bị đầu cuối có sức mạnh tính toán ở cấp độ não người và giá sẽ khoảng 1.000 USD.
Nhóm của Tiến sĩ Rappaport cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị sẽ được hưởng lợi, ví dụ như máy ảnh sóng milimet chụp đêm, radar độ phân giải cao và quét an toàn cơ thể người. Băng thông lớn đến mức khó tin cũng sẽ cho phép chuyển đổi từ mạng cáp quang không dây, dựa trên cơ sở hạ tầng cáp quang sang kết nối mạng và trung tâm dữ liệu.
Có rất nhiều lợi ích cho 6G, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ví dụ, việc thu nhỏ các công nghệ cốt lõi và tác động của quang phổ đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sóng 6G sẽ yêu cầu antenna định hướng cao, một phần vì chúng rất dễ bị nhiễu trong khí quyển, đặc biệt là antenna trên 800 GHz.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giống như những thách thức kỹ thuật trong quá khứ, nhiều khó khăn của 6G sẽ được giải quyết từng cái một trong tương lai. Ví dụ, năng lượng tiêu thụ khi truyền dữ liệu sẽ giảm hơn nữa và antenna có mức tăng cực cao sẽ có kích thước nhỏ hơn, điều này sẽ cho phép tích hợp 6G lên các thiết bị di động.
Theo FPT Shop
Căng thẳng với Mỹ chưa ngã ngũ, Huawei chuyển hướng sang 'gắn bó' với Nga Giữa bối cảnh căng thẳng, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang từng bước giảm sự phụ thuộc với Mỹ để chuyển sang hợp tác công nghệ với Nga. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã liên hệ với một số công ty công nghệ Nga để tạo ra các liên doanh công nghệ. Cùng với đó, Huawei...