Tìm giải pháp dạy học trong Covid-19 cho học sinh khó khăn
Chiều 8/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tìm giải pháp phù hợp trong bối cảnh hàng trăm nghìn học sinh khó học trực tuyến.
Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết theo khảo sát nhanh, trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới, có hơn 14.000 trường tổ chức học trực tiếp, hơn 11.400 trường dạy học trực tuyến, hơn 8.700 trường chưa tổ chức dạy. Hầu hết địa phương tập trung ưu tiên dạy các lớp cuối cấp (lớp 9 và lớp 12).
Việc tổ chức dạy học trực tuyến trong những ngày đầu tiên của năm học gặp nhiều khó khăn do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập.
Chẳng hạn theo thống kê sơ bộ, TP HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến. Nhiều tỉnh vùng khó khăn có 50-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet. Việc học trực tuyến với học sinh tiểu học, nhất là lớp 1-2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 8/9. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất. Với lớp 1-2, dạy học trên truyền hình sẽ là trọng tâm.
Hiện, Bộ đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình.
Bộ cũng đã tổ chức xây dựng video bài giảng (dạy trên truyền hình) cho môn học các lớp 1, 2 và 6 (hiện phát hành Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1). Đối với các lớp còn lại, Bộ lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng, Bộ hỗ trợ thẩm định bài giảng.
Ngoài ra, ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường phát phiếu học tập để đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Với bậc học mầm non, Bộ xây dựng ngân hàng video để phụ huynh hướng dẫn, giáo dục trẻ ở nhà.
Video đang HOT
Có mặt ở cuộc làm việc, đại diện các đài, kênh truyền hình Trung ương cho rằng trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, Bộ cần quan tâm hơn nữa tới phương thức dạy trên truyền hình bởi dù tương tác kém hơn học trực tuyến, khả năng tiếp cận công bằng với những gia đình nghèo lại cao hơn. Với học sinh còn nhỏ, học trên truyền hình là giải pháp thậm chí tốt hơn học trên điện thoại di động.
Việc phủ hết các khối lớp, môn học cần có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ. Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Đài Truyền hình kỹ thuật số, Truyền hình Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng Bộ phải chủ trì phân vai cho từng kênh phát sóng các khối việc dạy học trên từng kênh truyền hình.
Một số ý kiến đề xuất thêm các phương thức để đưa nội dung giảng dạy đến học sinh qua USB, sóng phát thanh, trên các nền tảng số. Mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến học sinh với chất lượng tốt nhất, ở mọi nơi, mọi lúc.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện các đài phát thanh, truyền hình chiều 8/9. Ảnh: VGP
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc trực tiếp với các đài, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến. “Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất hai khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học”, Phó thủ tướng nói.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần tiếp tục chú trọng giảm tải khi thiết kế các chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”; có hướng dẫn chi tiết để việc tổ chức giờ giảng trực tuyến tránh hình thức, hời hợt hoặc quá căng thẳng; lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, đặc biệt là kiến thức cơ bản về phòng chống dịch.
“Việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh”, Phó thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nỗ lực bảo đảm công bằng trong giáo dục, không chỉ giữa các vùng miền mà cả những nơi có dịch và không có dịch. Bộ cần vận động, kêu gọi cộng đồng, xã hội hỗ trợ trang thiết bị, công cụ học tập cho học sinh nghèo trong điều kiện dịch bệnh. Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng bảo đảm đường truyền phục vụ cho dạy, học trực tuyến.
Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết trước mắt, giáo viên không kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình với học sinh lớp 1-2. Với địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ sẽ điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh, không để các em thiệt thòi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Không chủ quan, song khi đã tiêm hết vaccine, thì TP. HCM cần mở ra chắc chắn nhưng cũng phải rất mạnh dạn'
"Chúng ta mở sớm ngày nào thì nhiều người có lương, khó khăn sẽ đỡ đi. Tinh thần chung là không chủ quan nhưng khi đã tiêm hết vaccine, chuẩn bị thuốc men, cơ sở điều trị thì Thành phố cần vững tin mở ra chắc chắn nhưng cũng phải rất mạnh dạn", Phó Thủ tướng lưu ý.
Chiều ngày 7/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM. Tại đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, sau 5 ngày siết chặt giãn cách xã hội, thành phố đã rất nỗ lực và đạt được kết quả tương đối rõ nét.
Mọi người rất vất vả mấy tháng rồi!
"Những ngày qua, TP.HCM đã giãn cách nghiêm, tranh thủ xét nghiệm tìm F0, lo an sinh, tiêm vaccine. Các lực lượng của thành phố đã rất vất vả, nỗ lực rất cao không chỉ trong 15 ngày mà gần 100 ngày".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu: "Từ 2 tháng nay, tôi nhiều lần vào đây, thấy rõ toàn bộ lực lượng của thành phố toàn tâm toàn ý, không kể ngày đêm. Tôi rất trân trọng nỗ lực của bà con TP.HCM, mọi người rất vất vả mấy tháng rồi".
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, người dân TP.HCM đã thật sự đồng hành cùng chính quyền. "Tôi đi thấy bà con rất thương nhau, hỗ trợ nhau rất tốt, từ doanh nghiệp tới các tổ chức thiện nguyện".
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự sáng tạo của TP.HCM. Đây là đặc trưng của TP.HCM từ đổi mới tới nay. Rất nhiều sáng kiến được nghĩ ra để bảo vệ người dân. Ví dụ như thu dung, chăm sóc F0, không coi F0 là người bệnh của Củ Chi; hay quận 6, quận Phú Nhuận chủ động "xé rào" để điều trị; hay Bí thư, Chủ tịch quận 7 đưa oxy công nghiệp vào bệnh viện.
Đó là những sáng tạo xuất phát từ tinh thần của TP.HCM. Phó Thủ tướng cho hay, thành phố nên nêu những vấn đề có tính nguyên tắc, còn lại để địa phương chủ động, sáng tạo. Thế mạnh của TP.HCM là dám nghĩ, dám làm và cần phát huy.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Mở cửa từng bước trên một số cơ sở
Cùng với đó, thành phố cần củng cố kết quả đã làm được để cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Thành phố cần mở cửa từng bước thật an toàn, chắc chắn, dựa trên một số cơ sở.
Thứ nhất, thành phố đã tiêm vaccine mũi 1 cho trên 80% dân số từ 18 tuổi. Thời gian tới, Trung ương tiếp tục dồn vaccine để thành phố tiêm mũi 2. "Đã tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm nhưng không bị nặng".
Thứ hai, TP.HCM luôn sẵn sàng túi thuốc, oxy điều trị.
Thứ ba, người dân đã thực hiện 5K và giãn cách thành thói quen. "Chúng ta mở sớm ngày nào thì nhiều người có lương, khó khăn sẽ đỡ đi. Tinh thần chung là không chủ quan nhưng khi đã tiêm hết vaccine, chuẩn bị thuốc men, cơ sở điều trị thì Thành phố cần vững tin mở ra chắc chắn nhưng cũng phải rất mạnh dạn".
Phó Thủ tướng nói rõ, lực lượng Trung ương chi viện vào TP.HCM là rất quan trọng, mấy tuần tới chưa thể rút được nhưng những nơi đã làm tốt có thể phân bổ lại lực lượng. Gánh nặng lớn của thành phố là lao động từ các tỉnh khác. Do vậy, đề nghị tổ công tác đặc biệt của Chính phủ có đề xuất để thành phố có thể chủ động giải quyết 2 điểm cho người dân.
Dù nỗ lực mấy, cũng không thể đạt bình đẳng tuyệt đối!
TP.HCM có hệ thống y tế cơ sở, y tế tư nhân phát triển rất mạnh, có lợi thế. Khi phòng, chống dịch bệnh đang thiếu hụt nhân lực, thành phố đã kêu gọi hệ thống y tế tư nhân tham gia một bước nhưng tới đây, lực lượng Trung ương rút đi, TP đã gửi văn bản cho Bộ Y tế và Bộ Tài chính để xin cơ chế.
Phó Thủ tướng cho biết: "Chúng ta đã chi cho đơn vị công lập thế nào thì chi như vậy cho hệ thống tư nhân". Theo đó, 2 nguyên tắc khi tư nhân tham gia điều trị là sự tự nguyện của người dân và minh bạch.
Đối với giáo dục, Phó Thủ tướng đề nghị cần sớm tiến hành để học sinh có thể đi học lại vì TP.HCM còn nhiều gia đình khó khăn. Dù nỗ lực mấy thì cũng không thể đạt bình đẳng tuyệt đối. Theo đó, chính quyền sẽ làm việc thêm với Đài Truyền hình TP.HCM và Đài Truyền hình Việt Nam để tăng cường chương trình cho học sinh vì học qua truyền hình dễ hơn qua mạng.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Ưu tiên mở cửa kinh tế các phường vùng xanh Về mở cửa kinh tế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Q.Phú Nhuận (TP.HCM) ưu tiên mở cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường vùng xanh, doanh nghiệp hoạt động trên không gian mạng. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Q.Phú Nhuận ngày 7.9. Ảnh C.T.V. Ngày 7.9, Phó thủ tướng Vũ...