Tìm được xe nhờ 2 chiếc AirTag
Người đàn ông Mỹ tìm được chiếc xe điện bị mất nhờ dán tới 2 chiếc AirTag lên xe.
Dan Guido, lãnh đạo về an ninh mạng tại công ty Trail of Bits ở New York bị lấy trộm chiếc xe điện vào ngày 2/8. Điều xui xẻo cho kẻ trộm là Guido đã dán tới 2 chiếc AirTag bên trong xe bằng băng keo đen. Nhờ vào thiết bị định vị, Dan Guido đã tìm thấy chiếc xe của mình.
Người đàn ông này đã chia sẻ cuộc hành trình truy tìm chiếc xe qua 22 bài đăng trên Twitter.
Dan Guido chỉ ra nơi giấu thiết bị Apple AirTag trên chiếc xe của ông.
“Chiếc xe điện của tôi bị đánh cắp vào tuần trước, kẻ trộm không hề biết tôi đã giấu 2 chiếc AirTag bên trong xe. Tôi đã sử dụng nó để tìm lại chiếc xe của mình”, Dan Guido chia sẻ trên Twitter.
Guido đã báo với Sở cảnh sát thành phố New York để nhờ sự trợ giúp nhưng không thành công. Cảnh sát cho rằng họ không biết AirTag là thiết bị gì và nghi ngờ ông lợi dụng các nhà chức trách để thực hiện một vụ cướp.
Video đang HOT
Guido cho biết ông bị gián đoạn việc tìm xe vì phải bay đến Las Vegas đế dự hội nghị an ninh Blackhat. Người đàn ông này từng nghĩ rằng sẽ không thể tìm thấy chiếc xe điện nếu AirTag phát ra tiếng ồn và bị người khác phát hiện.
Trong bản cập nhật mới nhất của AirTag, thiết bị này sẽ phát ra tiếng động lớn nếu chủ sỡ hữu rời xa khỏi vùng định vị. Thời gian AirTag phát tiếng động là ngẫu nhiên, bắt đầu từ khi không kết nối được iPhone của chủ sau 8 giờ.
May mắn thay, không ai nghe thấy tiếng động và gỡ thiết bị ra khỏi xe. Sau khi trở về từ hội nghị, Dan Guido tiếp tục đi tìm chiếc xe của mình qua định vị của Apple.
Guido đã thuyết phục cảnh sát New York một lần nữa để hỗ trợ ông tìm lại chiếc xe điện và được chấp thuận. Sau đó, họ đi theo định vị trên điện thoại đến một cửa hàng xe điện. Khi bước vào trong, Guido nhận được tiếng “ping” phát ra từ thiết bị AirTag và ông đã tìm thấy chiếc xe của mình.
Sau khi tìm được chiếc xe, Guido khuyên những người dùng muốn giữ đồ quý giá bằng AirTag nên gắn chặt thiết bị này vào bằng một loại keo thật dính, và cần cố định phần nắp để tiếng kêu không thể phát ra. Người dùng cũng không được bật chế độ thất lạc ( Lost Mode), bởi khi đó AirTag sẽ phát tín hiệu tới mọi iPhone xung quanh và kẻ trộm có thể nhận biết.
Ông cũng cho rằng sự giúp đỡ của cảnh sát luôn là điều quan trọng, hoặc ít nhất hãy có người đi cùng khi đã xác định được vị trí đồ thất lạc và muốn đi lấy lại.
Apple AirTag là sản phẩm định vị tí hon dùng để xác định và tìm kiếm các đồ vật, thiết bị thất lạc. Sản phẩm trang bị chip Apple U1 và công nghệ Ultra WideBand, giúp người dùng theo dõi và xác định vị trí của đồ vật chính xác đến từng cm.
AirTag có thể bị lợi dụng để theo dõi người khác
Các biện pháp bảo vệ được tích hợp trong AirTag có thể không đủ để ngăn kẻ xấu dùng chúng để theo dõi người khác.
Điều tra của tờ Washington Post cho thấy AirTags có thể được dùng để bí mật theo dõi người dùng, khi những biện pháp bảo vệ được Apple tích hợp là "không đủ".
Cây bút Geoffrey Fowler của trang báo này gắn một chiếc AirTag lên người, trong khi một đồng nghiệp vào vai kẻ đeo bám. "AirTag là phương thức mới, rẻ và hiệu quả để theo dõi người khác", Fowler nhận xét.
Những biện pháp bảo vệ của Apple gồm cảnh báo riêng tư, cho người dùng iPhone biết rằng một chiếc AirTag không rõ nguồn gốc đang di chuyển cùng họ và có thể bị gắn trên đồ dùng cá nhân, bên cạnh cảnh báo âm thanh khi một chiếc AirTag bị tách khỏi chủ nhân quá ba ngày.
Apple Airtag được thiết kế nhỏ gọn như đồng xu.
Fowler cho biết trong một tuần thử nghiệm, anh nhận được thông báo từ cả chiếc AirTag ẩn và từ iPhone của mình. Chỉ sau ba ngày, chiếc AirTag dùng để theo dõi Fowler phát ra âm thanh, nhưng nó chỉ là tiếng kêu nhỏ và kéo dài 15 giây. Nó im lặng sau vài tiếng rồi tiếp tục kêu trong 15 giây. Tiếng cảnh báo rất dễ chặn bằng cách ép mạnh vào mặt trên chiếc AirTag.
Bộ đếm 3 ngày tự khởi động lại sau khi tiếp xúc với iPhone của chủ nhân. Nếu người bị theo dõi sống cùng nhà với kẻ theo dõi, tiếng cảnh báo có thể không bao giờ được kích hoạt.
Fowler cũng thường xuyên nhận thông báo về một chiếc AirTag lạ di chuyển cùng anh, thêm rằng Apple không cung cấp đủ giải pháp để xác định một chiếc AirTag ở gần. Nó chỉ có thể được phát hiện nhờ âm thanh, tính năng này cũng không hoạt động ổn định.
"Tôi nhận hàng loạt thông báo từ chiếc AirTag ẩn và từ iPhone. Các biện pháp cảnh báo này cũng không thể sử dụng với một nửa dân số Mỹ, những người đang dùng điện thoại Android", Fowler cho hay.
Chiếc AirTag ẩn giúp đồng nghiệp nắm rõ chuyển động của Fowler nhờ khả năng cập nhật vị trí liên tục với khoảng cách cả trăm mét của nó. Khi anh ở nhà, AirTag cũng báo cáo chính xác vị trí thông qua mạng lưới Find My của Apple.
Find My được thiết kế để đơn giản hóa việc tìm kiếm thiết bị gắn AirTag bị mất bằng cách tận dụng hàng trăm triệu sản phẩm Apple đang hoạt động khắp thế giới. Nếu người dùng mất AirTag và thiết bị Apple của ai đó bắt được tín hiệu, vị trí của nó sẽ được chuyển về chủ nhân. Điều này cũng có thể dùng để theo dõi người khác.
Phó chủ tịch Apple phụ trách tiếp thị Kaiann Drance khẳng định những biện pháp bảo vệ là "biện pháp răn đe mạnh mẽ và lần đầu xuất hiện trong ngành công nghệ", thêm rằng những phương án chống theo dõi có thể được tăng cường trong thời gian tới.
Fowler cho rằng Apple đã làm nhiều điều để ngăn AirTag bị lạm dụng, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại cần được đề cập và khắc phục.
Thiết bị tự lái của Nhật Bản tự tìm đường không cần GPS Builder Taisei, một trong những tập đoàn xây dựng dân dụng lớn nhất Nhật Bản, đang tìm kiếm công nghệ tiết kiệm lao động cho đường hầm và các địa điểm xa xôi khác. Một chiếc xe có bánh xích tự lái qua đường hầm bằng hệ thống định vị do Taisei phát triển Theo Nikkei, Buider Taisei đã phát triển một hệ...