Tim Cook: ‘Nói iPhone không sản xuất ở Mỹ là không đúng’
CEO của Apple cho rằng mọi người không nên chỉ nhìn vào nơi sản phẩm cuối cùng được lắp ráp mà phán xét.
Trong buổi phỏng vấn với kênh MSNBC của Mỹ mới đây, phản ứng lại những lời chỉ trích gay gắt về mối quan hệ của công ty với Trung Quốc và các quốc gia khác, Tim Cook nói: “Chúng tôi đã làm những bộ phận của iPhone ở Mỹ. Trong một thế giới toàn cầu, việc sản xuất và lắp ráp cần được thực hiện ở nhiều nơi”.
Lâu nay trên những chiếc iPhone, Apple luôn ghi rõ là “Designed by Apple in California. Assembled in China”, nghĩa là công đoạn lắp ráp cuối cùng diễn ra ở Trung Quốc chứ không phải tất cả công đoạn sản xuất linh kiện đều từ nước này. Tuy nhiên, điều này không thay đổi được quan điểm của nhiều người dùng rằng những chiếc iPhone được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc.
Trong quá khứ, CEO này cũng không ít lần nói về việc các thành phần chính của iPhone được sản xuất tại Mỹ. Ví dụ, kính cường lực trên màn hình của iPhone và iPad do nhà sản xuất Corning ở Kentucky sản xuất. Mô-đun nhận diện khuôn mặt cho iPhone X đến từ Texas. Các con chip khác trên những thiết bị của Apple cũng được tạo ra ở Mỹ. Sau đó, các linh kiện này được vận chuyển ra nước ngoài, cùng với các thiết bị khác được lắp ráp bởi các nhà cung cấp như Foxconn và Pegatron ở Trung Quốc.
Ông cũng nói rằng “áp lực chính trị” không phải nguyên nhân thúc đẩy Apple gia tăng việc làm tại Mỹ, bởi vì đó là điều mà công ty muốn làm. Bởi Apple có thể “chỉ được tạo ra ở Mỹ” và “các doanh nghiệp không nên chỉ tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Họ nên xây dựng con người”.
Video đang HOT
“Chúng tôi là những người yêu nước. Đây là đất nước của chúng tôi và chúng tôi muốn tạo ra càng nhiều công việc ở Mỹ càng tốt. Không cần bất kỳ áp lực chính trị nào để làm điều đó”, ông chia sẻ.
Tháng 1/2007, Apple đã vạch ra kế hoạch 5 năm đóng góp 350 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ thông qua quá trình tạo việc làm, đầu tư vào sản xuất hiện tại cũng như đầu tư mới. Apple đã thành lập một quỹ sản xuất tiên tiến, làm các công việc như đầu tư 200 triệu USD vào Corning hay 390 triệu USD cho công ty Finisar.
Còn nói về chủ đề tạo ra việc làm và tự động hóa, Cook cho biết điều quan trọng là phải “thoải mái” với “quan niệm rằng giáo dục là cả đời”. “Học tập liên tục là rất quan trọng, đó là lý do tại sao Apple đặt trọng tâm vào việc giảng dạy sinh viên ở mọi lứa tuổi”, vị CEO này nói.
Hãng công nghệ của Mỹ vừa trình làng máy tính bảng thế hệ mới trong sự kiện diễn ra ngày 27/3. Sản phẩm được Apple gọi tên đơn giản là iPad và sở hữu mức giá khởi điểm thấp nhất từ trước đến nay, 299 USD (dành cho giáo dục) và 329 USD (người dùng nói chung).
Với mức giá thấp, mục tiêu mà mẫu máy tính bảng iPad mới nhắm đến là phân khúc dành cho giáo dục, như học sinh, sinh viên hay giáo viên. Sản phẩm này được Apple tung ra để cạnh tranh với máy tính Chromebook của Google. Vì thế, các ứng dụng văn phòng trên iOS cũng được Apple làm mới.
Mai Anh
Theo VNE
Apple đang chuyển sản xuất sang Ấn Độ
Apple đang chuyển trọng tâm sản xuất sang Ấn Độ với hi vọng tái hiện câu chuyện tăng trưởng dường như đang bị mất đi sức mạnh ở thị trường Trung Quốc.
Tim Cook, CEO của Apple. ẢNH: REUTERS
Theo CNBC, Apple gần đây đã hoàn thành thử nghiệm "một số lượng nhỏ các iPhone SE" đầu tiên được lắp ráp tại Ấn Độ vì lợi nhuận và sự nắm bắt thị trường Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc. Tuy nhiên, không chỉ Apple mà các công ty toàn cầu lớn như Amazon, Starbucks, nhà cung cấp chính của Apple là Foxconn, các nhà sản xuất thuốc và các nhà bán lẻ khác đang đua nhau mở rộng kinh doanh tại đất nước Nam Á này. Bên cạnh đó, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị ở Thung lũng Silicon cũng bắt đầu có kế hoạch thâm nhập, hoặc thậm chí được thành lập ngay tại thị trường Ấn Độ.
Với mức GDP khoảng 7%, Ấn Độ đã vượt qua Đại lục cũng như các nước phát triển khác để trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và đó là lý do chính khiến nước này trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà kinh doanh. Không những thế, gần hai phần ba trong tổng số 1,2 tỉ người của quốc gia đông dân thứ hai thế giới ở mức dưới 35 tuổi, đồng thời, khác với Trung Quốc, phần lớn dân số ở đây đều nói được tiếng Anh đã làm cho Ấn Độ trở thành một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài đang khao khát khai thác.
Song, mặc dù không thể phủ nhận cơ hội kinh doanh ở Ấn Độ là rất tiềm năng, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài như Apple vẫn phải đối mặt với thực tế đầy thách thức đến từ những quy định không rõ ràng, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhiều công nhân thiếu hụt kỹ năng và tham nhũng vốn được xem như vấn nạn ở nước này.
Theo Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2016 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Ấn Độ đứng thứ 79 trong số 176 quốc gia, xếp sau Cuba ở vị trí 56, và thấp hơn rất nhiều so với Mỹ ở vị trí 18 và Canada ở vị trí thứ 9. Điều này cho thấy rằng các công ty Mỹ, đặc biệt là những công ty đã thất bại vì tham nhũng ở Trung Quốc, sẽ khó có thể tìm thấy một viễn cảnh tươi sáng hơn khi chuyển qua Ấn Độ. "Việc thiết lập hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ có thể sẽ rất lộn xộn và khó khăn", Ravin Gandhi, Giám đốc điều hành của GMM Nonstick Coatings, nói.
Luật thuế mơ hồ, đầy chắp vá và không phù hợp với tiêu chuẩn thế giới cũng đang làm hỏng uy tín của Ấn Độ. Quốc gia Nam Á thường xuyên có mặt trong những báo cáo toàn cầu cũng như bị chỉ trích vì "khủng bố" thuế, phạt tiền nặng nề, áp dụng các khoản thuế hồi tố với các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm Vodafone, Nokia, Nestlé và gần đây nhất là Philip Morris International. Quy mô của vấn đề đã thúc đẩy Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thúc giục nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới phải cải cách luật thuế của mình.
Theo CNBC, cho đến nay việc bảo vệ hiệu quả các bằng sáng chế là một trong những điểm yếu lớn nhất của Ấn Độ. Phiên bản thứ năm Chỉ số IP quốc tế của Phòng Thượng mại Mỹ cho thấy sở hữu trí tuệ của Ấn Độ giảm đáng kể so với tiêu chuẩn toàn cầu khi nước này ở vị trí 43 trong số 45 quốc gia, nằm gần như chót bảng xếp hạng. Nếu không được cải thiện sớm thì sự lỏng lẻo trong thực thi luật sở hữu trí tuệ của Ấn Độ có thể không chỉ khiến cho hàng triệu USD bị mất đi, mà còn gây tổn hại đến thương hiệu của các hãng công nghệ như Apple khi mà sự thành công của họ phụ thuộc không nhỏ vào các sáng chế đổi mới công nghệ.
Phương Anh
Theo Thanhnien
Apple sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào ngành sản xuất tại Mỹ CEO Apple - ông Tim Cook vừa xác nhận sẽ thành lập một quỹ có giá trị 1 tỉ USD, với mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm ngành sản xuất cho nước Mỹ. Nhiều khả năng trong thời gian tới sẽ có những mẫu máy iPhone được sản xuất trực tiếp tại Mỹ. ẢNH: AFP Theo TheVerge, đây được xem là một...