Tim Cook làm gì để biến Apple trở thành cỗ máy “in tiền” vĩ đại nhất lịch sử?
Apple mất 42 năm để chạm mốc 1.000 tỷ, nhưng chỉ cần có 2 năm để vươn từ mốc 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD.
Trong phiên giao dịch thứ 4 (theo giờ Mỹ) có thời điểm cổ phiếu của Apple đạt mức 467,77 USD/cổ phiếu, giúp Apple lần đầu tiên cán mốc 2.000 tỷ USD. Kết thúc phiên giao dịch, Apple đã không thể duy trì được thành tích này khi cổ phiếu có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 462,83 USD/cổ phiếu – tương đương giá trị 1,98 nghìn tỷ USD.
Mặc dù không giữ được lâu nhưng đây là cột mốc quan trọng với nhà sản xuất iPhone, qua đó giúp Apple củng cố danh hiệu công ty đại chúng đắt giá nhất thế giới.
Apple là công ty đầu tiên của Mỹ cán mốc 2.000 tỷ USD trên thị trường chứng khoán
Thống kê cho thấy, Apple mấy 42 năm để chạm mốc 1.000 tỷ, nhưng chỉ cần có 2 năm để vươn từ mốc 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD. Đáng nói hơn nữa, Apple cán mốc 2.000 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng chưa từng có do tác động từ đại dịch COVID-19.
Vì sao trong khi mà kinh tế thế giới khốn đốn vì dịch bệnh, Apple lại “bay bổng” với những con số gần như không tưởng. Tờ New York Times đã có những lý giải về nguyên nhân
Thăng hoa vì dịch bệnh?
Dịch bệnh bùng phát khiến cổ phiếu của nhóm Big Tech trở thành “điểm đến” mới của các nhà đầu tư. Ông Aswath Damodaran, giáo sư tài chính của Đại học New York nhấn mạnh: “Cổ phiếu công nghệ là chuyến bay mới đến sự an toàn”.
Các công ty giàu có, linh hoạt và hoạt động trên nền tảng số là những người được hưởng lợi từ đại dịch. Ông Damodaran ví von nhóm Big Tech như những Goliaths mới.
Giữa tháng 3 năm nay, Apple còn mất mốc 1.000 tỷ USD khi thị trường lao dốc do lo ngại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu.
Ngày 23/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố các biện pháp tích cực để trấn an các nhà đầu tư. Kể từ đó, cổ phiếu của nhóm Big Tech, trong đó có Apple đã đi lên gần như theo chiều thẳng đứng.
Giá trị của 5 đại gia công nghệ Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet và Facebook đã tăng gần 3 nghìn tỷ USD kể từ ngày 23/3, gần bằng mức tăng trưởng của 50 công ty giá trị nhất trong danh sách S&P 500 cộng lại, bao gồm cả những tên tuổi như Berkshire Hathaway, Walmart và Disney.
Ước tính, giá trị của Apple tăng khoảng 6,8 tỷ USD mỗi ngày, cao hơn tổng giá trị của hãng hàng không American Airlines.
Ước tính giá trị của Apple tăng khoảng 6,8 tỷ USD mỗi ngày, cao hơn cả giá trị của hãng hàng không American Airlines
Video đang HOT
Hoạt động kinh doanh của các công ty ở Thung lũng Silicon càng thêm vững chắc bởi đại dịch vì lúc này mọi người gần như buộc phải làm việc, học tập ở nhà. Từ tháng 4 đến tháng 6, ngay cả khi phải đóng cửa nhiều cửa hàng bán lẻ vì sự lây lan của virus, Apple vẫn đạt lợi nhuận 11,25 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kì năm trước. Gặp khó ở Mỹ, Apple lại tăng doanh số bán hàng của mình trên toàn cầu.
Ông Luca Maestri, Giám đốc tài chính của Apple, trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng trước nhấn mạnh: “Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi rất phù hợp với cuộc sống mọi người. Thậm chí còn phù hợp hơn trong đại dịch”.
Tuy nhiên, ông Maestri cũng phản bác lại quan điểm rằng đại dịch đang khiến Apple có lợi cho công việc kinh doanh. Ông khẳng định, Táo khuyết sẽ còn kiếm được hàng tỷ USD nếu không có đại dịch.
Cỗ máy “in tiền”
Apple lần đầu tiên chạm mốc 1.000 tỷ USD vào tháng 8/2018 sau nhiều thập kỷ đổi mới, sáng tạo.
Công ty do Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập năm 1976, đã cho ra đời những sản phẩm thay đổi thế giới như máy tính Macintosh, máy nghe nhạc iPod, kho ứng dụng App Store hay chiếc điện thoại thông minh iPhone.
Apple dưới thời Tim Cook được đánh giá không sáng tạo như Apple dưới thời của Steve Jobs
Tờ New York Times đánh giá, kể từ sau iPhone những thế hệ đầu tiên, Táo khuyết gần như chỉ “chỉnh sửa” những sáng tạo trong quá khứ, “bán các tiện ích” để kiếm lời với những sản phẩm kiểu như Apple Watch Series 5, AirPods Pro và iPhone 11 Pro Max.
Công ty cũng đẩy mạnh mảng dịch vụ như âm nhạc trực tuyến, phim và các chương trình truyền hình trực tuyến, bán tin tức, phát hành thẻ….
Tim Cook đã xây dựng một chuỗi cung ứng toàn cầu khổng lồ đủ để sản xuất hàng tỷ thiết bị, đồng thời tập trung vào một số dòng sản phẩm để giữ khách hàng trong hệ sinh thái khép kín của mình. Từ đó, người dùng tự sắm các thiết bị mới vài năm một lần và trả phí hàng tháng để dùng các dịch vụ mới mà công ty này ra mắt.
Apple bị chỉ trích vì hành vi độc quyền trên App Store, một nguồn thu đáng kể của công ty. Để ứng dụng của mình được duyệt lên kho, nhà phát triển phải trả phí 99 USD hàng năm và chia 30% doanh thu ứng dụng cho Apple.
Nhưng vấn đề lớn hơn là, nếu không được duyệt, ứng dụng đó không có cách nào để tiếp cận người dùng iPhone (như tải qua website hay kho ứng dụng bên thứ ba). Đây cũng là một phần lý do khiến CEO Tim Cook phải có phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ vì hành vi độc quyền.
Không sáng tạo bằng nhưng Tim Cook đã biến Apple trở thành cỗ máy “in tiền” vĩ đại nhất trong lịch sử
Bên cạnh đó, Apple cũng đã sử dụng một công cụ mạnh mẽ khác để nâng cao giá trị và làm giàu cho các nhà đầu tư và giám đốc điều hành: mua lại cổ phiếu.
Kể từ khi giá trị của công ty đạt 1 nghìn tỷ USD, Apple đã trả lại 175,6 tỷ USD cho các cổ đông, bao gồm cả 141 tỷ đô la mua lại cổ phiếu. Apple đã mua lại hơn 360 tỷ USD cổ phiếu của chính mình kể từ năm 2012 và dự kiến sẽ còn chi thêm trong tương lai.
Mua lại cổ phiếu thường làm tăng giá cổ phiếu của các công ty. Lý do bởi việc này làm giảm số lượng cổ phiếu bán ra. Các chuyên gia tài chính cho rằng, đây là hoạt động làm tăng sự bất bình đẳng sẽ làm giàu cho các nhà đầu tư giàu có và các giám đốc điều hành, những người thường là cổ đông lớn, như trường hợp của Apple.
Apple sập bẫy
Nhiều nhà cung cấp nội dung đã yêu cầu Apple thực hiện đúng lời hứa đối xử công bằng với các đối tác của mình.
Một nhóm các nhà xuất bản vào ngày 20/8 đã gửi thư, yêu cầu CEO Apple Tim Cook cho phép họ nhận được thỏa thuận tương đương thỏa thuận với Amazon.
CEO Tim Cook khẳng định Apple đối xử công bằng với mọi nhà phát triển, nhưng thực tế họ có chính sách khác nhau với nhiều nhà cung cấp nội dung.
Apple không công bằng như Tim Cook nói
Thông thường Apple thu 30% từ các gói dịch vụ bán qua App Store trong năm đầu tiên, và 15% từ năm thứ hai. Tuy nhiên, trong phiên điều trần về độc quyền diễn ra cuối tháng 7, Hạ viện Mỹ đã đưa ra bằng chứng cho thấy Apple đã đồng ý chỉ lấy 15% phí từ dịch vụ Prime Video của Amazon ngay trong năm đầu tiên. Đối với người dùng đã đăng ký dịch vụ qua website Amazon từ trước đó, Apple đồng ý không thu phí.
Sự phân biệt đối xử này khiến cho nhiều đối tác của Apple bất bình, và yêu cầu được hưởng ưu đãi như Amazon.
"Chúng tôi muốn biết các thành viên của chúng tôi, là những công ty cung cấp nội dung rất chất lượng, cần đạt điều kiện gì mới có thể đạt được thỏa thuận như Amazon nhận được với ứng dụng Amazon Prime Video trên App Store", Jason Kint, CEO của tổ chức Digital Content Next viết trong thư gửi Tim Cook.
Bằng chứng do Hạ viện Mỹ công bố cho thấy Apple đưa ra điều khoản ưu ái cho Amazon.
Digital Content Next đại diện cho nhiều tổ chức tin tức lớn như New York Times, News Corp (công ty sở hữu Wall Street Journal), Wasington Post và Bloomberg.
Trước đó, vào tháng 4 Apple cho biết tuyên bố một số dịch vụ phát video có thể cung cấp phương thức thanh toán riêng, thay vì thanh toán qua nền tảng của Apple, qua đó không cần phải trả phí cho họ. Một số dịch vụ đã tranh thủ sự ưu đãi này bao gồm Amazon Prime Video, Canal và Altice One.
"Chúng tôi đối xử với mọi nhà phát triển như nhau", CEO Tim Cook nói trong buổi điều trần vào tháng 7. Tuy nhiên, ngày càng nhiều công ty đòi được Apple đối xử công bằng, nhận được mức phí và các quy định như các đối tác lớn của Táo khuyết.
Rắc rối có thể đến từ App Store
Bloomberg cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đang nghiên cứu rất kỹ các điều khoản, quy định do Apple đưa ra trong vụ điều tra về độc quyền của công ty này. Một trong các quy định bị soi kỹ nhất là việc Apple ép các đối tác cung cấp nội dung phải sử dụng nền tảng thanh toán của mình.
Bộ Tư pháp Mỹ đã phỏng vấn rất nhiều nhà phát triển của Apple của Apple từ giữa năm 2019. Quá trình điều tra vẫn đang tiếp tục, và cơ quan này chưa đưa ra hạn công bố kết quả.
Epic Games, chủ sở hữu game Fortnite là công ty mới nhất kiện Apple vì mức phí 30% trên App Store.
Đây là một phần trong vụ điều tra độc quyền rộng hơn, nhắm tới những gã khổng lồ trong ngành công nghệ. Trong đó, Google của Alphabet bị điều tra vì thao túng thị trường quảng cáo kỹ thuật số. Vụ điều tra các chính sách của App Store được cho là đang diễn ra rất nghiêm túc, theo Bloomberg.
Các nhà phát triển được hỏi rất kỹ về quy trình kiểm duyệt ứng dụng của Apple, trong đó Apple sẽ đánh giá ứng dụng và đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối dựa trên một loạt quy tắc của họ.
Mức phí 30% mà Apple thu của các nhà phát triển không phải vấn đề lớn nhất, mà là việc Apple không cho phép các nhà phát triển dùng hệ thống thanh toán khác, mà phải dùng nền tảng của họ.
"Chúng tôi đã nói chuyện với Bộ Tư pháp 2 lần về vấn đề Apple và App Store. Chúng tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình, của các công ty khác, và cho họ thông tin liên lạc của những nhà phát triển không muốn công khai câu chuyện của mình", David Hansson, nhà sáng lập công ty Basecamp nói với Bloomberg.
Trước đó, nghị sĩ David Cicilline, chủ tọa phiên điều trần độc quyền ở Quốc hội Mỹ cuối tháng 7, từng gọi mức phí 30% của Apple là "cướp giữa ban ngày".
Mức phí này cũng gây rắc rối cho Apple trong thời gian qua. Ngày 14/8 Epic Games kiện Apple sau khi game Fortnite, một trong những tựa game nổi tiếng nhất trên di động, bị xóa khỏi App Store.
Epic Games cho rằng hành vi của Apple đã triệt hạ khả năng cạnh tranh, và còn chuẩn bị sẵn một video chế giễu Táo khuyết cùng hashtag #FreeFortnite.
WordPress là nạn nhân mới nhất của Apple.
Tới ngày 21/8, tới lượt dịch vụ tạo website WordPress cho biết Apple đã chặn khả năng cập nhật ứng dụng của họ trên iOS vì họ chỉ bán các gói dịch vụ trực tiếp trên website của mình chứ không có tùy chọn mua trực tiếp trong ứng dụng, qua đó Apple sẽ không được nhận phí cho các giao dịch.
Nhà sáng lập WordPress Matt Mullenweg nói với The Verge công ty này sẽ thêm một tùy chọn mua dịch vụ trả tiền thông qua nền tảng thanh toán của Apple trong vòng 30 ngày nữa. Apple sẽ cho phép WordPress cập nhật ứng dụng này trong khi chờ chức năng thanh toán mới.
"Nói cách khác, Apple đã thắng: công ty giàu nhất thế giới đã ép buộc thành công một nhà phát triển phải thu tiền ứng dụng, để họ có thể kiếm tiền từ đó", bài viết của The Verge nhận định.
Quyền lực Apple trong cuộc chiến lịch sử với Epic Cuộc chiến giữa Apple và Epic đang khiến hình ảnh của Apple xấu đi, dù họ đang nhiều tiền hơn bao giờ hết. Cách đây 20 ngày, CEO Tim Cook xuất hiện trước Hạ viện Mỹ để điều trần về những cáo buộc Apple độc quyền. Tại đây, con số 30% gói dịch vụ mà Apple thu của các nhà phát triển trong...