Tim Cook không tin công ty công nghệ cần dữ liệu
Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã lên tiếng phản đối việc các công ty công nghệ nói cần nhiều dữ liệu khách hàng hơn để phát triển các các sản phẩm cao cấp.
CEO của Apple Tim Cook phát biểu tại sự kiện WWDC 2018 vào ngày 4/6/18 tại San Jose, California
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình Vice News Tonight phát sóng hôm thứ Ba, ông Cook không nêu bất cứ tên cụ thể nào nhưng lại đề cập đến những người khổng lồ về quảng cáo Facebook và Google chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba.
Ông Cook nói: “Một vài công ty sẽ cố gắng khiến bạn tin là: Tôi phải lấy tất cả dữ liệu của bạn để có thể cung cấp dịch vụ cho bạn tốt hơn. Các bạn chớ tin vào điều đó”.
Apple từ lâu đã đưa ra một cách tiếp cận riêng biệt có tính bảo mật cao và tiếp tục tung ra phần cứng mới khiến cho các bên khác (và kể cả Apple) gặp khó khăn hơn khi truy cập thông tin người dùng. Tính đến ngày 3 tháng 10 năm 2018, công ty 1 nghìn tỷ đô la này đã điều chỉnh kế hoạch của mình, thực thi chính sách bảo mật mới yêu cầu tất cả các ứng dụng phải báo cho người dùng biết dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng như thế nào.
Trong khi đó, Facebook và Google đang phải chịu áp lực xử lý các bê bối liên quan đến dữ liệu khách hàng. Đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica liên quan đến Facebook về cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.
Một số người cho rằng cách tiếp cận thận trọng hơn của Apple sẽ gây tổn hại cho sự phát triển của các sản phẩm cốt lõi như Siri, đặc biệt khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Alexa của Amazon. Nhưng ông Cook vẫn giữ vững lập trường rằng Apple sẽ “thu thập dữ liệu ít nhất có thể”, vì ông đánh giá sự riêng tư là “một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế kỷ 21.”
Ông Tim Cook nói thêm rằng ông sẵn sàng làm việc với các nhà lập pháp để chia sẻ thêm về quan điểm và đảm bảo rằng các công ty công nghệ tạo ra các sản phẩm “tuyệt vời cho xã hội”.
Video đang HOT
Không vi phạm quyền riêng tư ở Trung Quốc
Bản thân Apple vào đầu năm nay cũng vướng rắc rối về các cam kết bảo mật quyền riêng tư của người dùng sau quyết định bắt đầu lưu trữ tài khoản iCloud của người dùng Trung Quốc tại một trung tâm dữ liệu mới trong lãnh thổ Trung Quốc.
Các nhà bình luận cho rằng động thái này sẽ cho phép các nhà chức trách Trung Quốc truy cập dễ dàng hơn vào các tin nhắn văn bản, email và các dữ liệu khác được lưu trữ trên đám mây, gây ảnh hưởng đến tự do ngôn luận của người dùng.
Tuy nhiên, ông Cook nhấn mạnh rằng các chính sách mã hóa của Apple là “giống nhau ở mọi quốc gia” và công ty tiếp tục giữ quyền kiểm soát cao nhất.
Không có sự phối hợp trong việc loại bỏ Alex Jones
Cuộc phỏng vấn của Tim Cook với Vice cũng đã đề cập đến quyết định của Apple vào tháng 8 về xóa các nội dung liên quan đến “ông trùm thuyết âm mưu” Alex Jones khỏi nền tảng của mình. Facebook và Youtube sau đó cũng đã có động thái tương tự, mặc dù ông Cook cho biết không có sự phối hợp giữa các bên về vấn đề này. Ông chia sẻ: “Chúng tôi đưa ra quyết định độc lập”.
Giám đốc điều hành của Apple nói thêm rằng hãng này “không khoan nhượng thông tin kích động, thù địch. Chúng tôi có những hướng dẫn rất rõ ràng rằng những người tạo ra hay phát triển (thông tin) phải tuân thủ (các quy định) để đảm bảo một môi trường an toàn cho tất cả người dùng của chúng tôi”.
Nguồn: Một Thế Giới
'Nguồn dữ liệu 80 triệu người dùng của Zalo vô cùng quý giá'
Các công ty công nghệ hàng đầu trong nước đang nắm trong tay những nguồn dữ liệu khổng lồ. Ứng dụng Zalo với 80 triệu người dùng là nguồn dữ liệu vô cùng quý giá.
Đó là nhận định của GS.TSKH Hồ Tú Bảo tại Hội thảo "Khoa học dữ liệu trong CMCN 4.0" diễn ra sáng 16/8 tại ĐHQG TP.HCM.
GS Bảo cho rằng khoa học dữ liệu trong tương lai sẽ là tài nguyên sống còn của quốc gia. Sử dụng dữ liệu một cách thông minh có thể tạo được các giá trị mới, đón đầu cho những xu thế mới. Quốc gia thắng cuộc trong Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là những nước làm chủ được các nguồn dữ liệu lớn và phức tạp.
"Mối đe dọa của cách mạng công nghiệp 4.0 là chỉ một số ít các quốc gia thắng cuộc sẽ lấy tất".
GS Bảo cảnh báo và thẳng thắn nhận định Việt Nam hầu như không nằm trong số ít các nước thắng cuộc trong cách mạng công nghiệp 4.0. Quốc gia thắng cuộc trong CMCN 4.0 là những nước làm chủ được các nguồn dữ liệu lớn và phức tạp.
"Từ việc thu thập và phân tích dữ liệu, đưa chúng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ đó làm cho sản xuất và cuộc sống thông minh, hiệu quả hơn qua các phương pháp trí tuệ nhân tạo", ông Hồ Tú Bảo nhận định về tầm quan trọng của khoa học dữ liệu.
Nhà khoa học và doanh nghiệp cùng tham gia phiên thảo luận về thách thức và cơ hội của Việt Nam trong CMCN lần thứ tư.
GS Hồ Tú Bảo lạc quan cho rằng các doanh nghiệp trong nước đang nắm bắt rất nhanh xu hướng phát triển của thế giới. Các công ty công nghệ hàng đầu trong nước nắm trong tay những nguồn dữ liệu khổng lồ.
Một lượng lớn dữ liệu của người dùng trên thế giới đang được thu thập qua các nền tảng như Facebook, Twitter. Ở Việt Nam, ứng dụng Zalo đã cán mốc hơn 80 triệu người dùng. Đây là nguồn dữ liệu vô cùng quý giá. Nếu không muốn bị bỏ lại, chúng ta cần xây dựng thêm và sử dụng hiệu quả những kho dữ liệu như vậy.
Bên lề sự kiện, GS. Hồ Tú Bảo trao đổi với ông Trần Công Thiên Qui - đại diện Zalo - về tầm quan trọng của Khoa học dữ liệu đối với doanh nghiệp.
Trong phiên thảo luận giữa chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, ông Trần Công Thiên Qui, đại diện Zalo nhận định: "Công nghệ đang thay đổi rất nhanh, đòi hỏi những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu để thu thập và xử lý những khối dữ liệu khổng lồ".
Dẫn chứng về việc ứng dụng việc phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp, quản lý cấp cao về kỹ thuật của Zalo nói: "Những đề xuất về tin tức, quảng cáo trên ứng dụng Zalo hiện đều dựa trên việc phân tích và xử lý những thông tin từ hơn 80 triệu người dùng".
Hiện nay, những ứng dụng như Zalo không chỉ dừng lại ở việc kết nối, giải trí mà còn là kho dữ liệu khổng lồ để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống trong nhiều lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, kinh doanh. Thậm chí là việc qui hoạch, kiến tạo cho thành phố thông minh trong tương lai.
Thực tế hiện tại, Zalo đã triển khai các dịch vụ thông minh để hỗ trợ người dùng như là kết hợp với các Bộ, các tỉnh để cùng phát triển mô hình chính phủ điện tử, thành phố thông minh như Đà Nẵng, Đồng Nai.
Bộ Y Tế cũng đã ứng dụng Zalo trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân, đưa ra sổ tiêm chủng điện tử qua đó các ông bố, bà mẹ có thể nhanh chóng kiểm tra lịch tiêm chủng của con mình, tra cứu những điểm tiêm chủng vacxin gần nơi ở, EVN đưa dịch vụ thông báo tiền điện hàng tháng lên Zalo.
Thiên An
Theo Zing
Đề xuất cho phép bán SIM di động thoải mái nhưng dữ liệu thông tin thuê bao phải chính xác Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), việc triển khai điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không đạt được mục tiêu quản lý đề ra, có doanh nghiệp "lách luật". "SIM rác" đăng ký sẵn tràn lan dù quy định chặt chẽ Nhằm tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán SIM quá dễ dàng (người sử...