Tim Cook: ‘iPhone là con gà đẻ trứng vàng của Apple’
CEO Apple chia sẻ thẳng thắn về 5 năm ở vị trí lãnh đạo công ty, cuộc đấu trí giữa Apple và FBI, cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc và những dự định tương lai của công ty.
Zing.vn lược dịch cuộc phỏng vấn của cây viết Jena McGregor với Tim Cook trên tờ The Washington Post về những câu chuyện, vấn đề xung quanh hành trình 5 năm ông giữ vị trí Giám đốc điều hành Apple.
Sáng sớm hôm đó, Tim Cook đứng trước đội ngũ nhân viên tại trụ sở công ty và thông báo: Apple đã bán được một tỷ chiếc iPhone. Đó là ngày đáng nhớ của Apple, của những người mặc chiếc áo với logo Táo khuyết, và với Tim.
“CEO là vị trí đơn độc giữa đỉnh cao quyền lực”.
iPhone là sản phẩm giúp Apple được định giá cao trên thị trường chứng khoán, cũng như chiếm 2/3 doanh thu của hãng. 141 tỷ USD là doanh thu iPhone trong 4 quý vừa qua, cao cơn cả Cisco, Disney và Nike cộng lại.
Tuy nhiên, iPhone đang dần trở thành cơn ác mộng đối với Apple. Trong quý gần nhất, doanh số của nó đã giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, khiến tổng doanh thu của hãng giảm 14,6%. Đây là quý giảm thứ hai liên tiếp của Apple sau 13 năm tăng trưởng.
Lợi nhuận của Apple dưới “triều đại” Tim Cook.
Sau khi Apple công bố báo cáo tài chính quý II/2016, Tim Cook nhận lời phỏng vấn của tờ thời báo The Washington Post. Ông chia sẻ về 5 năm điều hành một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ, về thị trường Trung Quốc, nghĩa vụ đóng thuế của Apple, sự riêng tư của người dùng, cuộc chiến với FBI, tương lai của công ty hay những vấn đề đời tư.
Ông đã bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một câu ấn tượng: “CEO là một vị trí đơn độc giữa đỉnh cao quyền lực. Tôi không tìm kiếm bất kỳ sự cảm thông nào của cô hay người đọc. Khi giữ vị trí CEO, tôi hay bất kỳ ai không cần điều đó”.
Với vai trò Giám đốc điều hành, Tim được đánh giá cao trong việc kiểm soát sự phát triển của công ty, giữ lợi nhuận ở mức cao và mở rộng hơn nữa ở những thị trường lớn như Trung Quốc.
Tim cũng thúc đẩy mảng khách hàng doanh nghiệp, phát triển các dòng sản phẩm của Apple cũng như tạo ra nhiều doanh thu từ các mảng kinh doanh khác như iTunes, iCloud, thanh toán di động. Apple được xếp số một trong 500 công ty có giá trị và lợi nhuận cao nhất theo chỉ số S&P 500.
Tuy nhiên, công ty đang phải đối mặt với vấn đề sụt giảm doanh số. Giới phân tích và các nhà đầu tư lo ngại về cách điều hành Apple dưới triều đại Tim.
- Ngày đầu tiên giữ vị trí CEO, ông đã gửi một bản ghi nhớ cho nhân viên có ghi: “Tôi muốn các bạn hãy cứ là chính mình và Apple sẽ không thay đổi”. Năm năm sau, công ty đã thay đổi nhiều thứ. Vậy theo ông, những giá trị nào của Apple vẫn được duy trì?
- DNA của công ty là những gì mà tôi muốn nói. Như sao Bắc Đẩu luôn nằm ở phương Bắc. Những giá trị cốt lõi của công ty vẫn được giữ nguyên.
- Vậy còn những thay đổi?
Video đang HOT
- Công ty đã lớn hơn gấp 4 lần về mặt doanh thu. Chúng tôi đã mở rộng dòng sản phẩm chủ lực iPhone. Đó thực sự là một quyết định quan trọng và tôi nghĩ đó là sự thay đổi tốt nhất cho cả công ty lẫn người dùng.
Apple cũng đã giới thiệu Apple Watch. Và nhiều công nghệ cốt lõi khác được thay đổi.
- Văn hóa công ty có gì thay đổi dưới sự điều hành của ông?
- Công ty luôn cố gắng minh bạch mọi thứ nhiều nhất có thể, từ môi trường làm việc của người lao động đến các cam kết với xã hội, ngoại trừ việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ bí mật trên sản phẩm nhưng điều này khó khăn hơn bao giờ hết.
Tôi đứng về phía người dùng trong cuộc chiến với FBI.
- Ông từng nói ông không muốn trở thành CEO. Ý của ông là gì?
- Tôi nghĩ về một giám đốc điều hành kiểu truyền thống. Nhiều vị CEO trong các công ty tiêu dùng không thực sự tương tác với khách hàng của mình.
Tôi cũng nghĩ rằng việc của CEO là chăm chăm vào các bản báo cáo lợi nhuận và thua lỗ, là tuyên bố về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… Khi anh nắm giữ vị trí CEO nghĩa là anh đang gánh một áp lực nặng nề, là trách nhiệm với nhân viên của mình, với cộng đồng, với cổ đông và với các quốc gia mà công ty đang hoạt động.
Tư duy về vai trò của CEO theo quan điểm của tôi khác với nhiều người. Đây là lý do khiến tôi nhận khá nhiều chỉ trích.
Một tỷ chiếc iPhone đã được bán ra. Một điều nữa thay đổi đó chính là iPhone đang trở thành nguồn thu đáng kể với Apple. Từ 44% của năm 2011, đến nay là 2/3 doanh thu. Liệu công ty có thể tiếp tục sống khỏe khi ngành công nghiệp smartphone đang giảm nhiệt?
Tôi lại nghĩ nó theo chiều hướng tích cực. Nhiều công ty đang muốn có những con số và tỷ lệ mà Apple đạt được.
- Doanh số iPhone tại thị trường tiềm năng Trung Quốc đã giảm 33% trong quý gần nhất. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh giá rẻ như Huawei đang bắt đầu nhắm vào thị trường smartphone cao cấp. Hãy nói về Trung Quốc. Liệu Apple đang bị đe dọa?
- Đầu tư của chúng tôi dựa trên những chiến lược dài hạn. Báo cáo tài chính theo quý là điều bắt buộc theo luật định, nhưng nó không thể chứng minh công ty có hoạt động hiệu quả hay không.
Trung Quốc là một thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào đều muốn chiếm thị phần, dù là nhỏ nhất. Apple đã có những con số ấn tượng tại đây. Cùng kỳ 2 năm trước, tốc độ tăng trưởng của công ty là 50%, còn cách đây một năm là 112%. Rõ ràng chúng tôi đang đi trước đối thủ vài năm, dù cho họ là thương hiệu nội địa hay quốc tế.
Tim Cook nói chuyện với công nhân trong dây chuyền sản xuất iPhone của Foxconn trong một chuyến đi tới Trung Quốc.
Doanh số máy tính cá nhân bán ra mỗi năm khoảng 275 triệu chiếc và đang có xu hướng giảm dần. Thị trường điện thoại thông minh dừng lại ở con số 1,4 tỷ đơn vị. Có thể không phải tất cả mọi người đều có điều kiện mua iPhone, song theo thời gian, chắc chắn họ sẽ sở hữu một chiếc smartphone cho riêng mình.
Ngày nay, TV trở nên phổ biến trong các gia đình. Những nhà có điều kiện thậm chí sở hữu đến 2-3 chiếc. Và số lượng TV cũng sẽ không dừng lại ở đó.
Nếu đem so sánh những công nghệ smartphone hiện nay với sự phát triển vượt bậc của trí thông minh nhân tạo (AI), không khó để nhận ra AI chính là chìa khóa quyết định tương lai của cả ngành công nghiệp. AI rồi sẽ trở thành trợ lý đắc lực và không thể thiếu đối với cá nhân mỗi người.
Hiện nay tại một số nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia…, số lượng người dân sử dụng smartphone vẫn còn rất ít. Đa phần vẫn trung thành với điện thoại nắp gập hoặc điện thoại phổ thông. Nhìn từ góc độ kinh tế, đây là cơ hội lớn dành cho Apple.
- Có phải tất cả những gì Apple đạt được ngày hôm nay – khối tài sản trị giá 231,5 tỷ USD – đều dựa trên sự thành công của smartphone?
- Mỗi tuần trôi qua, giới công nghệ lại xuất hiện những điểm sáng mới thu hút sự chú ý của người dùng. Thị trường lên xuống thất thường và không ai nói trước được điều gì.
Mặc dù iPhone là con gà đẻ trứng vàng, song Apple không chỉ thành công với duy nhất mảng điện thoại di động. Chúng tôi vẫn đang phát triển toàn diện những sản phẩm khác của hãng.
Tim Cook trong ngày mở bán iPhone 6 tại Apple Store Palo Alto.
Nhưng các chuyên gia, họ không nghĩ vậy. Điều đó chẳng hề làm chúng tôi phiền lòng. Bởi thành thật mà nói, hết lần này đến lần khác, họ đã bàn tán quá đủ về Apple. Rằng iPhone nhàm chán? Chẳng ai đoái hoài? Rằng lợi nhuận của công ty rồi sẽ sụt giảm và chúng tôi sẽ không thể nào phát triển thêm nữa?
So với năm 2011, Apple đã tăng gần 4 lần doanh thu, từ 60 tỷ lên 230 tỷ USD trong chưa đầy 5 năm. Mặc dù mọi chuyện không được suôn sẻ trong những năm gần đây, song đó là quy luật tất yếu của kinh doanh. Bạn không thể mong đợi công ty sẽ phát triển theo một chiều mãi mãi.
- Dựa vào đâu để khẳng định Apple vẫn sẽ tăng trưởng trong tương lai?
- Trong 12 tháng qua, các dịch vụ hiện có của Apple gồm iCloud, App Store, Apple Pay đã tăng lợi nhuận từ 4 tỷ USD lên 23 tỷ USD và không có dấu hiệu chững lại.
Ngoài ra, những khách hàng mua iPad Pro phản hồi rất tích cực khi sử dụng các thiết bị này trong công việc. Cơ hội để Apple hợp tác với các tập đoàn, công ty là rất cao bởi tính đồng bộ của các thiết bị.
Về việc đẩy mạnh kinh doanh ở các thị trường, chúng tôi đang có tiến triển tốt tại quốc gia đông dân Trung Quốc. Tuy có quy mô nhỏ hơn, song tốc độ phát triển ở Ấn Độ cũng rất ấn tượng.
Cần phải nhấn mạnh rằng, Apple là công ty duy nhất có thể tích hợp cả phần cứng, phần mềm và các dịch vụ vào cùng một sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng. Điều này đúng với tất cả các sản phẩm, từ điện thoại, máy tính cho đến đồng hồ thông minh. Với Apple, không có gì là không thể.
- Apple có thấy thất vọng khi nhà đầu tư mất kiên nhẫn với công ty?
- Các nhà đầu tư luôn được chào đón ở Apple, bất kể mục tiêu dài hay ngắn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý tới chiến lược xưa nay của Apple – luôn luôn dài hạn. Trong 5 năm qua, tỷ lệ lợi tức thu về của các cổ đông công ty luôn ở mức 100%.(còn nữa)
Trần Tiến
Theo Zing
Apple đang tìm mọi cách 'lấy lòng' Trung Quốc
Chuyến thăm Bắc Kinh của CEO Tim Cook tuần này nhằm tỏ rõ thiện chí bằng việc gặp gỡ với các quan chức chính phủ, thăm các Apple Store và nói chuyện với người dân địa phương.
Với 40,4 triệu iPhone bán ra, Apple tiếp tục có quý kinh doanh thất bại thứ hai liên tiếp trong năm 2016 với mức giảm lên tới 15%, thấp nhất trong 13 năm qua. Kết quả này bị tác động bởi các thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc với mức giảm lên tới 31,7% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 12,6 triệu máy xuống còn 8,6 triệu. Từ thị trường trọng điểm thứ hai của Apple sau Mỹ, giờ Trung Quốc đã tụt xuống vị trí thứ ba sau khi để châu Âu vượt lên.
Tim Cook đang có chuyến thăm Trung Quốc.
Vì vậy, Tim Cook đã thực hiện chuyến thăm Trung Quốc trong tuần này, không ngoài mục đích tạo sự thiện chí. Trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ ở Bắc Kinh ngày 16/8, Cook cam kết xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đầu tiên tại đây. Một ngày sau, ông tới Trùng Khánh và gặp gỡ thân mật các nhân viên của mình tại Apple Store cùng thị trưởng thành phố.
Hành động của Apple là sự nhượng bộ đáng chú ý sau nhiều lần chính phủ Trung Quốc muốn dựa vào lượng dân số khổng lồ (số người dùng smartphone và Internet lớn nhất thế giới) để đổi lấy việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng, phát triển kinh tế địa phương thông qua đầu tư và chuyển giao công nghệ... nhưng không được chấp thuận. Trước đó, Apple cũng chấp nhận đầu tư 1 tỷ USD vào Didi Chuxing, dịch vụ đi nhờ xe lớn nhất Trung Quốc.
"Cook cố gắng chứng tỏ mình đang lắng nghe, tiếp thu, học hỏi cũng như đánh giá cao nền văn hóa địa phương. Đây sẽ là cách để Apple xây dựng mối quan hệ tốt với chính phủ Trung Quốc", Kitty Fok, giám đốc nghiên cứu khu vực Trung Quốc của IDC, nhận định.
Apple đứng cuối cùng trong 5 hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc quý II/2016.
Đáp lại, phía Trung Quốc cũng có những động thái quan tâm đến Apple, không phải bây giờ mà từ nhiều tháng trước, nhưng họ lo cho các doanh nghiệp gia công sản phẩm nhiều hơn. Hồi tháng 5/2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ sự quan tâm đến iPhone khi hỏi Terry Gou, Chủ tịch Foxconn, rằng "có phải sản lượng iPhone năm nay đang giảm?". Ông Gou đã cố gắng né tránh câu hỏi này bằng câu trả lời "xu hướng năm nay đều giảm".
Thực tế, lợi nhuận ròng của Foxconn trong quý II/2016 cũng giảm mạnh, lên tới 31% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà phân tích, việc bị quản lý quá chặt chẽ từ chính quyền Trung Quốc khiến Apple chuyển hướng đến các công ty gia công có nguồn gốc Ấn Độ bởi chi phí rẻ hơn và chính sách thông thoáng hơn, tác động đến quyết định rút vốn tại Foxconn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông nhà nước, như tờ Global Times, nhanh chóng bác bỏ khi cho rằng "việc thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài như Apple đầu tư tại miền tây Trung Quốc vẫn tốt hơn so với Ấn Độ".
Theo WSJ, việc Cook nhượng bộ Trung Quốc đến từ sự chèn ép của chính phủ nước này như vụ iTunes và iBooks bị cấm, tranh chấp thương hiệu iPhone hay đòi được chia sẻ mã nguồn các sản phẩm quan trọng... Trung Quốc đã ban hành một số luật an ninh mạng mới, trong đó có những điều khoản gây áp lực lên các công ty nước ngoài có lưu trữ dữ liệu tại đây, cũng như phải chia sẻ khi họ yêu cầu. Thế nên, động thái của Apple không quá khó hiểu, khi mà tình hình kinh doanh của hãng đang có dấu hiệu lao dốc.
Bảo Lâm
Theo VNE
Doanh số sụt giảm, Apple vẫn 'ngồi trên đầu' đối thủ Doanh số phần cứng liên tục giảm, iPhone không còn "bá chủ thiên hạ", các sản phẩm khác như iPad, Mac cũng ì ạch không kém, nhưng Apple vẫn sống khỏe và trên cơ nhiều đối thủ khác. Apple dưới thời Tim Cook vẫn sống rất khỏe. Nếu chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh quý gần đây của Apple, bạn sẽ thấy...