Tim Cook, CEO Apple yêu cầu Bloomberg rút lại báo cáo về chip gián điệp Trung Quốc
Người đứng đầu Apple tuyên bố, không có sự thật nào trong câu chuyện của họ cả.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin Buzzfeed News, CEO Apple, ông Tim Cook đã kêu gọi Bloomberg rút lại các báo cáo tin tức đầy tranh cãi, trong đó cáo buộc các gián điệp Trung Quốc đã sử dụng microchip để xâm nhập vào các công ty công nghệ lớn của nước Mỹ.
Cho dù Apple đã phát sớm đưa ra tuyên bố phủ nhận các báo cáo điều tra của Bloomberg được công bố, bình luận của ông Cook trên trang tin Buzzfeed là lần đầu tiên vị CEO này công khai phát biểu về vấn đề này. Không những vậy, nó còn đánh dấu một bước đi đối đầu khác thường của người đứng đầu công ty công nghệ giá trị nhất thế giới này.
Ông Cook nói với trang BuzzFeed: “ Không có sự thật nào trong câu chuyện của họ về Apple. Họ cần sửa lại cho đúng điều đó và rút lại nó.”
Video đang HOT
Trước đó, báo cáo của Bloomberg cáo buộc rằng các gián điệp Trung Quốc đã cấy ghép các chip siêu nhỏ vào bản mạch chủ máy tính do công ty Super Micro Computer sản xuất và được hàng loạt các công ty công nghệ lớn tại Mỹ sử dụng, bao gồm cả Amazon và Apple. Các con chip này được thiết kế để cho phép bí mật truy cập vào dữ liệu riêng tư của các máy tính.
Khi báo cáo được công bố, một loạt tuyên bố từ các quan chức chính phủ và các chuyên gian bảo mật thông tin – bao gồm cả một số người có tên trong báo cáo của Bloomberg – đã lên tiếng băn khoăn về những tuyên bố chính của báo cáo.
Theo Genk
CEO Apple tiếp tục phủ nhận về chip gián điệp Trung Quốc
Tim Cook cho rằng báo Bloomberg cần gỡ thông tin về Apple trong bài báo tố Trung Quốc gắn chip vào máy chủ của nhiều công ty công nghệ Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với BuzzFeed, ông Cook nhấn mạnh: "Câu chuyện của họ không có chút sự thật nào về Apple. Họ cần làm điều đúng đắn và rút thông tin đó".
Đây là lần đầu tiên CEO Apple trực tiếp lên tiếng về việc này. Trang Business Insider đánh giá hành động của Tim Cook là "bất thường" bởi ông hiếm khi có thái độ đối đầu với một tổ chức truyền thông
Trước đó, Phó chủ tịch Apple phụ trách an ninh thông tin đã gửi thư tới Thượng viện và Hạ viện Mỹ, cho biết: "Các công cụ bảo mật độc quyền của Apple liên tục quét chính xác các thông tin được gửi đi nên sẽ xác định được sự tồn tại của phần mềm độc hại hay các mối nguy hiểm an ninh khác".
Trung Quốc bị tố cấy chip để xâm nhập các công ty và các tổ chức quan trọng của Mỹ. Ảnh: Fortune
Ngày 4/10, Bloomberg đăng báo cáo điều tra cho biết Trung Quốc đã dùng chip nhỏ bằng hạt gạo để xâm nhập 30 công ty Mỹ từ năm 2015. Trước khi xuất bản nội dung trên, báo này đã gửi thông tin đến Supermicro - nhà sản xuất bo mạch server được cho là bị cài chip gián điệp, cũng như Apple, Amazon - hai công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ có server dính phần cứng độc hại.
Ba công ty nêu trên đều phủ nhận nhưng báo này vẫn quyết định xuất bản dựa trên thông tin từ sáu quan chức an ninh cấp cao Mỹ, hai người của Amazon, ba nhân viên của Apple cũng như 17 người xác nhận khác. Bài báo lập tức gây xôn xao trong giới bảo mật, đồng thời tác động tới giá cổ phiếu của các công ty liên quan.
Từ lâu Mỹ và nhiều quốc gia khác đã lo ngại về gián điệp Trung Quốc thông qua các thiết bị công nghệ. Với vai trò là công xưởng của thế giới, rất nhiều sản phẩm thương hiệu quốc tế nhưng được gia công tại đây. Dù cáo buộc cấy chip có được chứng minh hay không, câu chuyện trên cũng là lời cảnh báo rằng không một trung tâm dữ liệu nào trên thế giới là hoàn toàn bất khả xâm phạm và các cơ quan tình báo nước ngoài có thể thâm nhập vào Mỹ thông qua chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Minh Minh
Theo VNE
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ: Không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc cấy chip gián điệp vào máy chủ Apple Cả thế giới chấn động khi xuất hiện thông tin rằng Trung Quốc âm thầm cấy chip gián điệp vào máy chủ của các hãng công nghệ Mỹ, bao gồm cả Apple và Amazon. Trong môt bai viêt đươc đăng tai tuân trươc, Bloomberg Businessweek đa mô ta chi tiêt vê viêc môt hang phân cưng Trung Quôc đa âm thâm cây con...