Tim Cook: “Bạn đã sai khi nhìn vào smartphone nhiều hơn đôi mắt của người đối diện”
Đúng rồi còn gì nữa.
CEO của Apple đã tham dự Time 100 Summit diễn ra tại New York, nơi ông đề cập đến một số chủ đề, chủ yếu là tác động của công nghệ đến xã hội. Tim Cock tạm bỏ qua những con số liên quan đến Apple và trải lòng về vai trò của công nghệ trong thế giới hiện đại.
Một trong những điều thú vị nhất chính là, Tim Cock không muốn mọi người cứ dán mắt vào smartphone của mình. Cock nói với cựu tổng biên tập của Time, bà Richard Gibbs rằng:
“Nếu nhìn vào điện thoại nhiều hơn mắt của ai đó, bạn đang làm điều sai trái.”
“Apple không bao giờ muốn tối đa hóa thời gian sử dụng thiết bị của người dùng. Chúng tôi chưa bao giờ muốn điều đó, ngay cả trên quan điểm kinh doanh lẫn giá trị.”
Nghe thật là lạ, tại sao CEO của công ty công nghệ lại không muốn người dùng dành nhiều thời gian trên thiết bị? Sự thật, vào năm ngoái Apple đã giới thiệu tính năng mới trên iOS tên là “ScreenTime”, được tạo ra để giúp giảm thiểu thời gian dán mắt vào màn hình. Có tin đồn, tính năng này sẽ lên Mac vào năm nay.
Video đang HOT
“Tôi tự hỏi, mình có thực sự cần nhận hàng nghìn noti mới mỗi ngày không. Sự thật chúng không khiến tôi tốt hơn hay bổ sung giá trị cho cuộc sống này. Vì thế tôi tắt những thông báo không cần thiết và mọi người cũng nên như vậy.”
Tim Cock còn dẫn lời của Giáo hoàng, rằng smartphone gây ảnh hưởng xấu đến việc giao tiếp giữa con người.
“Mỗi khi cầm smartphone lên, nghĩa là bạn đã rời mắt khỏi người mà mình đang trò chuyện.”
Theo CEO Apple, người dùng iPhone, iPad nói chung, trung bình nhìn vào màn hình hơn 2600 lần mỗi ngày, chỉ để xem có chuyện gì đang diễn ra và cuộn trang mãi không thôi.
Điều Tim Cock nói ra thật khó lòng phủ nhận, tuy nhiên, chính người trong giới công nghệ lại tỏ ra hoài nghi về quan điểm của Apple. Năm ngoái, tác giả Andrew Dunn của ứng dụng Siempo, cho rằng tính năng ScreenTime của Apple chẳng khác gì những sòng bạc thả tờ rơi cảnh báo người chơi về việc bán nhà ra đê.
Theo F.C
Nguyên nhân LG chuyển dây chuyền sản xuất smartphone sang Việt Nam và cơ hội cho nền kinh tế từ những "gã khổng lồ" công nghệ
Nhờ vào lao động giá rẻ ở Việt Nam, với mức lương tối thiểu chỉ bằng 1/8 so với Hàn Quốc, LG có thể cắt giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận.
LG Electronics sẽ ngừng sản xuất điện thoại thông minh tại Hàn Quốc, đặt câu hỏi cho tương lai của thương hiệu này trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp và cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Trung Quốc, theo Nikkei.
Nhà sản xuất này đang có kế hoạch chuyển dây chuyền smartphone cao cấp từ một nhà máy ở Pyeongtaek, ngoại ô Seoul đến một nhà máy ở Hải Phòng nhằm cải thiện tình trạng thua lỗ.
Công suất của nhà máy dự kiến dịch chuyển sang Việt Nam là 5 triệu điện thoại/năm. Còn tại Hải Phòng, năng lực sản xuất được tính toán tăng lên mức 11 triệu chiếc/năm. LG Electronics cũng có dây chuyền tại Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Trong năm 2018, hãng này đã bán được khoảng 40 triệu chiếc smartphone trên toàn cầu, chiếm 3% thị trường. Tuy nhiên, công ty luôn báo lỗ hoạt động vào mỗi quý trong gần 4 năm, tính đến tháng 12/2018.
Việc dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam được đánh giá là điểm mấu chốt giúp LG Electronics cải thiện tình hình. Mức lương tối thiểu của Việt Nam chỉ bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Khoảng 750 nhân viên của LG Electronics tại Pyeongtaek sẽ được giao việc tại một nhà máy sản xuất gia dụng khác tại Hàn Quốc.
Công ty tái cấu trúc một mặt cũng vì sự sụt giảm của thị trường smartphone. Theo International Data Corp, doanh số mặt hàng này đã giảm năm thứ 2 liên tiếp tính đến năm 2018. Thị trường điện thoại thông minh đã đạt đến độ chín về công nghệ, các nhà sản xuất hiện khó có thể đưa ra nhiều tính năng mới.
Hàn Quốc, quê hương của Samsung Electronics, từng là trung tâm sản xuất smartphone hàng đầu. Nước này từng là nơi tạo ra 11% điện thoại thông minh cho toàn thế giới năm 2008. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khởi nguồn cũng trong năm này, buộc Samsung hay LG chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài để cắt giảm chi phí. Đến năm 2018, lượng điện thoại thông minh nước này sản xuất ra ít hơn 1%.
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ. Việc sản xuất tại Việt Nam, như đã nói ở trên, giúp các doanh nghiệp Hàn cắt giảm chi phí và nhắm vào nhu cầu từ các thị trường địa phương.
LG không phải là doanh nghiệp đầu tiên ngỏ ý sẽ đưa dây chuyền vào Việt Nam trong thời gian tới. Gần cuối tháng 2/2019, Tập đoàn máy tính Lenovo của Trung Quốc cũng đã đến Bắc Ninh để tìm địa điểm cho môt nhà máy sản xuất linh kiện máy tính với sản lượng xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD.
Tập đoàn Foxconn cũng trong tháng 2 năm nay đã có cuộc gặp với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư. Tập đoàn này đã có hoạt động sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
Việc dịch chuyển của các "gã khổng lồ" sang Việt Nam đã không còn là câu chuyện mới mẻ với những lợi thế hiển hiện như tăng trưởng cao, tình hình chính trị ổn định, nhân công giá rẻ so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cũng cảnh báo rằng lợi thế về nhân công giá rẻ - như mục đích rất rõ ràng của LG, sẽ giảm dần trong tương lai. Do đó, bài toán đặt ra cho Việt Nam trong các năm tiếp theo là phải có cơ chế thu hút FDI mới, tận dụng được sức lan toả của khối FDI với các doanh nghiệp nội địa.
Theo TS. Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, với các tập đoàn đa quốc gia này, cần phải chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang dựa vào hiệu quả giá trị gia tăng của dòng vốn đầu tư.
Việt Nam cũng cần phải tận dụng tối đa cơ hội của các ông lớn này, đặc biệt là nguồn lực để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển cả về công nghệ, lẫn kỹ năng quản lý chứ không chỉ đơn thuần là bài toán việc làm, với giá nhân công rẻ.
Theo GenK
Điều hành công ty nghìn tỷ USD, Tim Cook cho rằng tiền bạc không tạo động lực cho mình Giá trị tài sản ròng của Tim Cook được ước tính khoảng 625 triệu USD. CEO Apple, Tim Cook 58 tuổi hiện đang lãnh đạo công ty nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới. Nhưng thực tế ông không giàu có bằng các lãnh đạo ở các công ty lợi nhuận thấp hơn khác. Giá trị tài sản của ông ước tính...