Tim bỗng đập loạn xạ, vì sao, có nguy hiểm không?
Tim bỗng dưng đập loạn xạ có thể khiến nhiều người lo sợ là triệu chứng nguy hiểm của đau tim. Nhưng trong hầu hết trường hợp, đó chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể.
Uống quá nhiều rượu bia hay caffeine có thể khiến nhịp tim tăng nhanh bất thường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tim có chức năng bơm máu để đưa ô xy và dinh dưỡng đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Tim sẽ đập từ 60 đến 100 nhịp/phút, tức từ 86.400 đến 144.000 lần/ngày, theo Reader’s Digest.
Dưới đây là những lý do thường gặp có thể khiến nhịp tim loạn xạ:
1. Dùng quá nhiều chất gây kích thích
Uống quá nhiều rượu bia, các loại thức uống có caffeine như cà phê, hút nhiều thuốc lá hay tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), có thể gây tăng huyết áp và khiến tim đập nhanh.
Hãy tìm ra yếu tố có thể gây kích thích quá mức và khiến tim đập bất thường. Ví dụ, nếu tim thường đập nhanh khi uống nhiều cà phê thì hãy giảm bớt cà phê cũng như các loại thức uống có caffeine khác, theo Reader’s Digest.
2. Mất nước
Video đang HOT
Khi cơ thể mất nước, lượng chất lỏng và máu trong cơ thể sẽ giảm. Tình trạng này thường sẽ làm giảm huyết áp, trong một số trường hợp thì gây tăng huyết áp.
Dù tác động theo hướng nào thì tim cũng sẽ chịu áp lực bơm máu nhiều hơn, đập nhanh hơn khi cơ thể vận động nhiều trong trạng thái mất nước. Ngoài ra, mất nước cũng khiến cơ thể rất mệt mỏi.
Để giảm nhịp tim và phục hồi sức khỏe, người bị mất nước cần phải ngưng làm việc hay vận động, tìm nơi mát mẻ như bóng râm, phòng có điều hòa để nghỉ ngơi.
Sau đó, hãy cởi bớt quần áo không cần thiết như áo khoác, đồ bảo hộ để làm mát cơ thể. Đặc biệt là phải bù nước bằng cách uống nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống thể thao.
Trong vòng 2 đến 4 giờ sau đó phải uống ít nhất 2 lít nước và tiếp tục uống nhiều nước trong vòng 24 giờ tiếp theo, theo Reader’s Digest.
3. Thiếu ngủ
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến tim đập nhanh là thiếu ngủ. Thiếu ngủ làm tăng nồng độ các loại hoóc môn căng thẳng, làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và ngủ đủ giấc, mỗi người nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng/đêm, Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến cáo.
4. Đau
Một cơn đau đột ngột và dữ dội có thể làm tăng huyết áp, khiến tim đập loạn xạ, giãn đồng tử và đẩy nồng độ hoóc môn căng thẳng cortisol trong máu tăng cao.
Những cơn đau có thể gây ra hiệu ứng này rất đa dạng, từ gãy xương, bong gân, rách da, bỏng hoặc viêm ruột thừa, viêm tụy. Nhịp tim sẽ trở lại bình thường khi khi những cơn đau này chấm dứt, theo Reader’s Digest.
7 thức ăn bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên kiêng
Muối iốt, đồ nướng, đậu nành... là những thức ăn bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên kiêng để hỗ trợ điều trị và hồi phục.
Theo Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là những loại thực phẩm không tốt, người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Muối iốt
Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành cho biết, quá trình điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phóng xạ I - 131, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống với nồng độ iốt thấp. Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối, tẩm ướp muối, muối iốt... các loại thực phẩm này có trong dưa muối, cà muối, cá muối, thịt muối...
Đồ nướng
Ăn quá nhiều đồ nướng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì trong món ăn này có hấp thụ một lượng lớn hoạt chất AGE, khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các mô, tế bào, mạch máu... Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế tối đa đồ nướng và nên ăn món luộc, hấp hoặc xay nhuyễn.
Trong đồ nướng có nhiều hoạt chất AGE khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các mô, tế bào, mạch máu.
Thực phẩm cứng
Người bệnh mắc ung thư tuyến thường có triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn... Vì vậy nên cần tránh các loại thực phẩm khô như: Bánh mì, bánh quy, khoai tây chiên... thay vào đó có thể chọn những loại thức ăn mềm, cho vào máy xay nhỏ để cho dễ nuốt hơn.
Đậu nành
Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành khẳng định đậu nành có nhiều tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp nhất là ở những người thiếu iốt. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đậu nành có thể hạn chế khả năng hấp thu của thuốc trong quá trình điều trị bệnh.
Đồ ăn chứa nhiều mỡ và đường
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ. Những món ăn dầu mỡ sẽ làm giảm lượng hormone sản sinh bởi tuyến giáp, không tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng đường trong khẩu phần ăn sẽ khiến huyết áp tăng cao, dễ mắc tiểu đường, béo phì, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, gây phát triển tế bào ung thư.
Thực phẩm từ sữa
Trong quá trình điều trị người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm từ sữa như: Phô mai, sữa chua, kem, bơ... có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, gây khó khăn cho việc điều trị.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm từ sữa
Rượu bia, thuốc lá, cà phê
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, rượu, bia, thuốc lá, cà phê còn ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, có thể là nguyên nhân khiến ung thư tuyến giáp tái phát. Các loại thức uống này gây ra hiện tượng khó tiêu cho người bệnh sau phẫu thuật, ngăn cản sự sản xuất hormone tuyến giáp và khả năng tận dụng hormone của cơ thể.
6 điều chỉnh dinh dưỡng giúp runner ngủ sâu Hạn chế caffeine, ăn nhiều rau củ, bổ sung vi chất dinh dưỡng, tránh ăn trước khi đi ngủ... giúp người chạy bộ ngủ ngon. Các chuyên gia cho biết giấc ngủ sâu giúp VĐV điền kinh phục hồi thể trạng, tái tạo năng lượng, nâng cao hiệu suất thi đấu. Để đạt điều này, runner cần tuân thủ giờ giấc, tắt nguồn...