Tìm bạn trai cùng ở Nghệ An
Mình 27 tuổi, quê ở Nghệ An, đang làm việc tại Sài Gòn.
Nếu anh không thích một mình
Vậy thì đông tới chúng mình bên nhau
Mình không có ý định lấy chồng xa nên chỉ muốn quen người cùng quê. Đó là một trong những lý do vẫn một mình, do các công ty mình làm hầu như không có người cùng quê.
Về tính cách, mình hơi lầy, tưng tửng, nhưng trong công việc vẫn là người nghiêm túc và luôn bị nhận xét là “bà già khó tính”. Mong muốn bạn trai là người mạnh mẽ, có thể lấn át được tính tưng tửng của mình, còn nếu không được thì phải lầy ngang ngửa mình.
Về ngoại hình, mình cao 1,63 m, nặng 48 kg nhưng hơi gầy, mình ăn cả thế giới, nên mong bạn trai cũng không kén ăn để chúng ta có thể đưa nhau đi ăn khắp thế gian.
Thí sinh vừa lo thi tốt nghiệp, vừa lo dịch bệnh
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2020 đang đếm ngược đến ngày thi 9-10/8, nhưng cũng lo bị lây nhiễm khi số ca Covid-19 tăng nhanh chóng.
Từ cuối tháng 7, nghe tin bệnh nhân dương tính nCoV tại Đà Nẵng từng về thăm quê ở An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Trương Thị Thùy Dung, học sinh trường THPT Quỳnh Lưu I, thấy bất an vì khoảng cách từ nhà Dung đến An Hòa chỉ 6 km. Một ngày sau, hàng xóm của Dung thuộc diện F2 vì giao hàng cho gia đình có người nhiễm bệnh, em càng lo vì chưa đầy một tuần nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra. "So với lần trước, đợt dịch này em sợ hơn rất nhiều vì số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày trong khi kỳ thi đã sát nút", Dung chia sẻ.
Video đang HOT
Đã bỏ công sức ôn luyện nhiều tháng và đặt mục tiêu rõ ràng, nữ sinh không muốn kỳ thi bị hoãn, càng e ngại việc mình thuộc diện F1, F2 và phải thi đợt sau. Em cho rằng tuy có nhiều thời gian ôn tập hơn, thí sinh thi đợt sau ít cơ hội trúng tuyển vì các đại học sẽ tuyển gần đủ chỉ tiêu ngay trong đợt thi đầu tháng 8.
Không chỉ vậy, Dung lo lắng ngày thi thời tiết nóng bức, việc phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm bài sẽ khiến em mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng bài làm. Nữ sinh cũng bất an việc có thể tiếp xúc với người có liên quan đến ca bệnh khi đi thi tốt nghiệp. Đến sáng 6/8, tổng số ca nhiễm cả nước là 717, trong đó 381 người đã khỏi, 9 người tử vong, 327 bệnh nhân đang điều trị.
Ngoài nỗi lo dịch bệnh, cô gái sinh năm 2002 còn chưa yên tâm về kết quả học tập. Dung dự thi tổ hợp A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), đặt mục tiêu vào Học viện Ngân hàng. Trong các lần thi thử, điểm của Dung khoảng 21, nếu tính cả điểm ưu tiên, em có thể thể đạt mức điểm chuẩn năm ngoái vào một số ngành của trường.
Tuy nhiên, nữ sinh hiểu đây là mức chấp chới, điểm chuẩn năm nay chỉ cần tăng nhẹ, em cũng có thể trượt đại học yêu thích. Với Dung, tiếng Anh là môn "khó nhằn" nhất khi em thường chỉ đạt 6-6,5 điểm, riêng phần đọc đoạn văn em mất điểm nhiều nhất do không biết nhiều từ vựng.
Những ngày này, nhiều người khuyên Dung nên xả hơi nhưng vì lo lắng em vẫn ôn luyện. Buổi sáng, em dậy lúc 6h và bắt đầu học sau đó một tiếng, chiều 14-18h và thường đi ngủ lúc 23h30. Em học Toán, Lý vào sáng, chiều làm đề tiếng Anh để thời điểm giống buổi thi thật. Tổng thời gian học trong ngày của Dung khoảng 10-12 tiếng.
"Em định cách hôm thi một ngày sẽ buông dần sách vở, xả hơi", Dung nói.
Thùy Dung (trái) và Minh Châu cùng là học sinh trường THPT Quỳnh Lưu I, Nghệ An. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cùng lớp với Thùy Dung, Hồ Trần Minh Châu không đến mức căng thẳng nhưng thường khó ngủ. Hàng ngày, nữ sinh thường dừng học lúc 12h đêm và trằn trọc thêm một tiếng. "Em đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A01 vào Đại học Thương mại nhưng kết quả các lần thi thử chưa thật sự ưng ý nên lo lắng", Châu nói.
Từ cuối tháng 7, hầu hết lớp học thêm của Châu đóng cửa để phòng dịch. Nữ sinh tự học ở nhà, một ngày 8-10 tiếng. Vì bỏ sức ôn luyện từ lâu nên dù dịch bệnh phức tạp, Châu vẫn muốn tham gia thi ngay để giải tỏa áp lực. Lúc này, em chỉ mong Nghệ An không ghi nhận ca mắc mới để kỳ thi diễn ra bình thường.
Khác với Châu, Bùi Thị Hạnh Chinh, quê Hải Phòng, học sinh nội trú ở trường THPT Trí Đức ( Hà Nội), không lo lắng về mặt kiến thức nhưng lại lo vấn đề sức khỏe khi thi tốt nghiệp THPT.
Chinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT với bốn môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và tổ hợp Khoa học xã hội; đăng ký dự thi khối D01 (Toán, Văn, Anh) vào ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân. Dù ngành Chinh chọn có điểm trúng tuyển năm 2019 ở mức rất cao - 25,25, nữ sinh tỏ ra tự tin.
Do học nội trú, một ngày Chinh có ba ca lên lớp học và tự học, sáng từ 6h45 đến 10h20, chiều từ 13h đến 15h25, tối từ 18h30 đến 23h. Khi về phòng ký túc xá, em còn cùng các bạn tự học và kiểm tra kiến thức cho nhau. "Nếu đề thi chính thức có các dạng bài và độ khó tương đương đề tham khảo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, em có thể hoàn thành tốt kỳ thi này", Chinh nói, cho biết chỉ lo phần bài đọc ở môn tiếng Anh do còn yếu về từ vựng.
Tỏ ra sẵn sàng về mặt kiến thức nhưng Chinh vẫn chưa ổn định về mặt tinh thần do kỳ thi diễn ra đúng lúc Covid-19 diễn biến phức tạp. "Những ngày vừa qua, em chỉ lo kỳ thi tiếp tục bị lùi như đợt trước, việc xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển đại học dựa vào học bạ. Em đã ôn tập rất nhiều nên chỉ muốn thi. Nếu xét học bạ, em khó vào được các trường top", Chinh nói.
Dù không mong kỳ thi bị lùi, nữ sinh trường Trí Đức lại lo khi phải thi vào đúng đợt dịch. Em biết rất mâu thuẫn nhưng đây là tâm trạng chung của nhiều thí sinh. Bởi lùi thi thì thêm rủi ro và áp lực, còn đi thi Chinh sợ không may bị ho, sốt và bị sắp xếp thi phòng riêng làm ảnh hưởng đến tinh thần.
Học sinh trường Trí Đức, Hà Nội, tập trung ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh: Ngọc Thành.
Cùng trường với Chinh nhưng Phạm Giang lại không quá lo lắng. Em muốn giữ tinh thần thoải mái trước kỳ thi quan trọng này. "Kiến thức và tâm lý của em đều đã sẵn sàng rồi, giờ chỉ đợi được đi thi", Giang nói.
Đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào Học viện Tài chính, Giang đầu tư nhiều thời gian tự học cho ba môn học này. Với Ngữ văn và Tiếng Anh, em yên tâm vì trên trường thầy cô hướng dẫn kỹ lưỡng, cho ôn thi ba vòng ngay cả trong thời gian nghỉ phòng chống Covid-19. Đặc biệt, kỳ thi bị lùi một tháng rưỡi, em có nhiều thời gian ôn tập hơn.
Về việc phòng chống dịch, Giang cho rằng các cơ quan chức năng sẽ chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo an toàn. Em cũng yên tâm vì được ăn, ngủ, học tập hoàn toàn ở trường. Ngày đi thi, Giang và các bạn sẽ được trường đưa đón. Em nói sẽ tuân thủ mọi biện pháp phòng dịch để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Giống như Giang, Nguyễn Tuấn Anh (THPT Yên Lãng, Mê Linh, Hà Nội) không quá lo lắng sau nửa năm ngày nào cũng thức tới 1-2h sáng để ôn thi. Quyết tâm thi đỗ nguyện vọng 1 vào ngành An toàn thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nếu so với điểm trúng tuyển năm ngoái, em phải đạt khoảng 23,5 điểm. "Thi thử ở trường em đạt mức 23. Nếu đề thi chính thức không thay đổi độ khó so với đề minh họa, em nghĩ mình có thể đạt được", Tuấn Anh nói.
Tuấn Anh cũng không bận tâm về Covid-19 nhiều bởi đọc thông tin thấy các địa phương đều chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án phòng chống, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chia nhóm thí sinh thi để đảm bảo an toàn. Theo nam sinh, ngay cả khi em có vấn đề sức khỏe (không phải nhiễm nCoV), được sắp xếp thi ở phòng dự phòng, em cũng không thấy có gì đáng lo bởi "khi đi thi, em sẽ không để ý những gì xung quanh nhằm tránh mất tập trung".
Trước kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm phổ thông, Nguyễn Thị Thanh Bình, học sinh trường THPT Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) vẫn cố gắng giữ tâm trạng thoải mái. Bình đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp D01 vào ngành Kế toán của Đại học Ngoại thương. Năm ngoái ngành này lấy 25,25 điểm trong khi lần thi thử thứ hai ở trường em đạt mức 25,2. "Dù hơi chấp chới, em cũng đã có thời gian ôn tập hòm hòm, giờ chỉ đọc lại kiến thức thay vì luyện đề như trước", Bình nói.
Nữ sinh cũng tỏ ra yên tâm hơn vì được thi tại ngôi trường gắn bó suốt ba năm THPT. Hơn nữa, Phú Thọ lại chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào. Vẫn thực hiện đầy đủ biện pháp phòng dịch như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, ăn uống đầy đủ, Bình mong không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho đến khi hoàn thành kỳ thi.
Do Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 bị lùi một tháng rưỡi và chia thành hai đợt. Đợt một ngày 8-10/8, đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam và thí sinh diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ phải làm ba bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Những sĩ tử không áp lực trước kỳ thiThí sinh vùng dịch lo ít cơ hội vào đại họcThí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT khi nào? 10
Giả cán bộ ngân hàng lừa 'trúng số may mắn' Phan Văn Tọa cùng 10 người bị xét xử vì giả cán bộ ngân hàng gọi điện thông báo trúng thưởng chương trình quay số may mắn, chiếm đoạt hơn 95 triệu đồng. Ngày 5/8, TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt Tọa, 41 tuổi, trú huyện Kỳ Anh 24 tháng tù giam, 10 bị cáo khác từ 2 năm tù treo đến 1...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chồng bị nhân tình "lột sạch" tiền, quay về quỳ gối xin tôi một điều

Thấy chồng chuyển tiền cho người lạ, tôi âm thầm điều tra và tìm đến một căn hộ tập thể cũ, khi bắt gặp "đối tượng", tôi bỗng thấy xấu hổ

Mẹ bán nước chắt chiu từng đồng lẻ, em gái đòi ăn Omakase sang chảnh 5 triệu/người

Anh rể luôn cố ý làm xước sơn xe vợ chồng tôi, chị gái biết chuyện liền đổ lỗi "do chúng nó sống không biết điều"

Ngày đính hôn, mẹ kế dặn dò thông gia một câu mà tôi đỏ bừng mặt, nhà trai thì bối rối vô cùng

Sắp tới giờ đón dâu thì đột nhiên mẹ chú rể xông đến nhà gái quát tháo và ném lên người cô dâu một xấp ảnh

Xây nhà vườn rộng hơn trăm mét báo hiếu nhưng mẹ không chịu ở, biết lý do tôi liền bán nhà mới về nhà cũ sống với bà

Bố dồn mọi yêu thương cho em gái cùng cha khác mẹ với tôi, ông sang tên nhà cho con út nhưng gặp tôi trên đường thì lờ đi như người không quen biết

Con gái bị bắt nạt ở trường học nhưng chồng tôi nhất quyết không dám lên tiếng vì sợ mất mặt

Sắp cưới thì cô ruột của người yêu tìm đến, tiết lộ một chuyện động trời và để mặc tôi lựa chọn

Suốt 4 tháng, tôi tìm mọi cách ngăn cản bố lấy vợ mới, nhưng khi chạm mặt con gái của mẹ kế, tôi liền thay đổi ý định, hối thúc 2 người kết hôn

Xem phim "Sex Education", tôi hối hận tột cùng khi biết lý do con gái bị trầm cảm chỉ sau nửa năm chuyển lớp học
Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ Vbiz diễn sung đến mức rách quần, netizen "tặng 1 máy lên núi sống hết đời"
Nhạc việt
17:40:44 14/05/2025
Cô gái được lợi từ concert Tạ Đình Phong hơn cả Vương Phi, tiết lộ tin cực sốc
Netizen
17:35:00 14/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 3 món ngon "cân" tất cả những ai khó tính
Ẩm thực
17:16:32 14/05/2025
Cắm trại ở Mũi Trèo: Ngắm bãi đá đặc biệt, ăn uống chỉ từ 10.000 đồng
Du lịch
17:15:58 14/05/2025
Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone
Thế giới số
17:14:57 14/05/2025
2 tiểu thư chính hiệu của Vbiz: Bố là thiếu gia tập đoàn nhựa giàu nức tiếng, mẹ là ca sĩ top đầu
Sao việt
17:14:14 14/05/2025
Loạt xe Lada của Nga cập cảng, chuẩn bị ra mắt khách hàng Việt
Ôtô
17:08:29 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Quyên xuất hiện cực ngầu tuyên bố trả nợ cho Huấn
Phim việt
16:57:04 14/05/2025
Người phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷ
Pháp luật
16:56:31 14/05/2025
Con gái hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ trở thành ứng viên "hoa khôi", 17 tuổi xinh đẹp phổng phao, chiều cao còn ấn tượng hơn
Sao thể thao
16:54:41 14/05/2025