Tiktoker Phạm Thế Vinh: ‘Mình muốn chạy, nhảy như người bình thường’
Luôn xuất hiện với hình ảnh vui tươi và tràn đầy năng lượng trong những clip hài của mình. Thế nhưng, ít ai biết rằng Tiktoker Phạm Thế Vinh (28 tuổi, Q.2, TP.HCM) phải đối mặt với căn bệnh xương khớp nặng.
Hot Tiktoker Phạm Thế Vinh nổi tiếng nhờ những clip về cuộc sống thường ngày – ẢNH: NVCC
Chưa bao giờ dám đi tắm biển
Trái ngược với hình ảnh nhí nhố trên màn ảnh nhỏ, chàng trai 9X Phạm Thế Vinh, hiện là hot Tiktoker đã làm chúng tôi bất ngờ với dáng đi khập khiễng, bước thấp bước cao ở ngoài đời thực. Không còn rộn ràng hay “nhây”, Thế Vinh bắt đầu buổi trò chuyện với mọi người bằng lời lẽ khiêm tốn, từng trải.
“Chân mình bệnh nên teo cơ, giờ đi lại cũng khó khăn lắm!”, Vinh dùng bàn tay của mình đo và nói. Có lẽ chính vì điều đó mà “fan” thường thấy Vinh xuất hiện trên các clip đều mặc quần dài… Những di chứng hiện nay bắt nguồn từ câu chuyện năm 2014, Vinh đi khám bệnh và nghe bác sĩ nói là cơ thể đang dư đạm nếu không chữa trị sẽ bị suy thận.
Nghe lời bác sĩ căn dặn, chàng trai 9X này kiên trì uống thuốc 2 năm. Đến năm 2016, chân trái của Vinh bắt đầu đau dần, đi khám mới biết bị hoại tử chỏm xương đùi, một phần nguyên nhân cũng có thể do dùng thuốc.
Vinh một mình về An Giang bó thuốc trị bệnh gần nữa năm – ẢNH: NVCC
“Khi mới phát hiện chân chưa có đau, chỉ hơi thốn khi đi. Nhưng ngày qua ngày nó càng nhức hơn, đi lại cũng khó khăn. Lúc bệnh tái phát mạnh mình sợ những ánh mắt của mọi người lắm. Nhiều khi mặc cảm chỉ vì câu hỏi “quanh năm suốt tháng sao không thấy” của cô bán hàng rong gần nhà”, Vinh chia sẻ.
Video đang HOT
Năm 2018, Vinh một mình về An Giang điều trị gần nửa năm bằng phương pháp đông y, nhưng vẫn không khỏi. Thế Vinh cho biết: “Về An Giang là mình luôn tìm hy vọng, mong có một phép màu gì đó để cứu cuộc đời này. Tuy xương không thể khỏi, nhưng cơ gân cũng đỡ được phần nào. Mình rất biết ơn thầy, mọi người ở đó suốt thời gian mình trị bệnh. Tưởng tượng khớp người bình thường thì xoay chân dễ dàng. Khớp mình bị hư rồi mỗi lần xoay chân hay chuyển động mạnh nó đau lắm, như có gì đó đâm vô thịt”.
Là một Tiktoker nổi tiếng nhưng ít ai biết rằng Vinh mang trong người một căn bệnh khá nguy hiểm
Khi được hỏi “bệnh này có điều trị được không?” Đôi mắt đượm buồn, Vinh đáp: “Chỉ có phương pháp thay khớp háng nhưng chi phí rất cao. Khi thay xong rồi chỉ sử dụng được một thời gian rồi phải thay lại, cũng có phần rủi ro. Bây giờ chỉ biết cầm cự, khi nào nó hư thì thay. Hồi đó giờ mình chưa nghĩ tới câu “ sức khỏe là vàng”, đến giờ thì mới thấm, ngồi lại suy nghĩ thấy hối hận lắm. Mình chỉ ao ước được chạy, nhảy giống như người bình thường”.
Vinh chia sẻ thêm: “Ngồi lâu thì đau, đi nhiều thì nhức. Nằm ngửa bị co cơ, chỉ nghiêng được bên phải và ngồi xếp bằng không được. Nhiều lúc đi chơi với mấy đứa bạn vui vậy thôi, nhưng đau chỉ có một mình biết, cảm và hiểu. Mỗi ngày mình đều cố gắng quên đi căn bệnh của mình. Đi làm, quay clip hết ngày rồi nhảy vô ngủ thôi. Từ khi bị bệnh này chưa bao giờ dám đi tắm biển, người mình nó bị biến dạng, chân teo, dáng đi nhìn dị lắm”.
“Cứ là chính mình thì mới lâu dài được”
Buồn là thế, thất vọng cũng không ít nhưng Thế Vinh luôn tự nhủ rằng phải cố gắng hơn nữa trong cuộc sống. Tận dụng khiếu hài hước của mình, Vinh bắt đầu chơi Tiktok vào đầu năm 2018. Hiện tài khoản của Vinh đã hơn nửa triệu lượt theo dõi, mỗi clip Vinh làm thường dao động từ vài trăm ngàn đến triệu lượt xem.
Vinh chia sẻ mạng xã hội giúp bản thân sống tích cực hơn nếu biết tận dụng đúng cách. “Lúc đầu mình chỉ đăng những clip giải trí chứ không có sáng tạo hay chỉnh chu gì vì lúc đó mình còn ngại mạng xã hội, chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Mặc dù coi các bạn làm Vlog mình thích lắm, cho đến một ngày mình quyết định lấy hết can đảm thử quay clip 1 ngày đi giao trà sữa, nhưng không ngờ lại được nhiều người đón nhận”, Vinh hào hứng nói.
Anh chàng 9X luôn “F5″ những nội dung clip trên mạng xã hội
Chàng trai 9X cho hay nền tảng mạng xã hội này luôn khiến bản thân sáng tạo không ngừng, điều đó cũng đánh thức những ưu điểm và nhận ra được các khuyết điểm mà trước giờ có thể không nhận ra, giúp bản thân được phát triển nhiều hơn.
“Khó khăn ở chỗ đôi khi bị bí ý tưởng, luôn phải làm mới liên tục, nên mình chọn cách làm clip phản ánh đời sống mỗi ngày, cứ là chính bản thân mình có sao truyền tải vậy thì mới lâu dài được. Ngoài ra mình muốn được lắng nghe ý kiến của mọi người, nhất là những góp ý đúng và tích cực giúp mình thay đổi để càng tốt hơn”, Thế Vinh chia sẻ.
Đưa đời sống hằng ngày vào nội dung Tiktok
“Vì công việc chính là nhân viên bán hàng, nên kênh của mình phản ánh cuộc sống hằng ngày, những thứ gần gũi nhất. Có khi chỉ là một buổi sáng làm các việc hằng ngày, ăn uống cùng gia đình, mua ly trà sữa, đến chỗ làm việc rất thật và đời. Tuy bình dân nhưng mình lại thích như vậy”, Vinh nói.
Bị tê tay, đau nhức tưởng chỉ bệnh thông thường không ngờ lại mắc ung thư trực tràng
Thấy có biểu hiện tê mỏi, đau nhức cánh tay trái, ông Q nghĩ bản thân mắc bệnh xương khớp tuổi già nhưng vào viện khám ông bất ngờ phát hiện bị ung thư trực tràng.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, bệnh nhân B.V.Q 68 tuổi, ở Hà Nội, xuất hiện triệu chứng đau nhức kèm theo tê mỏi vùng vai trái và cánh tay trái. Chủ quan nghĩ rằng bệnh tuổi già, nên chỉ khi có thêm các triệu chứng đại tiện nhiều trong ngày, phân táo, cứng, có nhầy máu, lúc này bệnh nhân mới vào viện khám. Vào viện bệnh nhân sau khi khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chuyên sâu và nội soi gây mê có kết luận là ung thư trực tràng
.
Trực tiếp thực hiện nội soi cho bệnh nhân, BSCKI. Lê Văn Khoa - chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: "Qua quá trình thực hiện nội soi gây mê, phát hiện tổn thương là một khối sùi nham nhở, mủn nát, chạm vào dễ ra máu cách rìa hậu môn khoảng 12 cm. Ngay lúc đó, chúng tôi lấy mẫu thực hiện sinh thiết 5 mảnh ở bờ khối sùi cho kết quả ung thư trực tràng".
Trước đó, anh T.V.L (36 tuổi, ở Thái Bình) cũng vì nhầm lẫn dấu hiệu bệnh thông thường mà không phát hiện ra bệnh sớm. Anh có triệu chứng đi đại tiện ra máu, nhưng chủ quan nghĩ là rối loạn tiêu hóa thông thường. Sau lần kiểm tra sức khỏe định kỳ theo công ty, anh L đã vô tình phát hiện mình bị ung thư trực tràng.
Người bệnh phát hiện sớm ung thư đại trực tràng có cơ hội kéo dài sự sống cao. Ảnh BV
Ung thư đại trực tràng hiện xếp thứ 5 trong số các ung thư phổ biến nhất Việt Nam, đứng sau ung thư gan, phổi, dạ dày, ung thư vú và đứng thứ 4 nguyên nhân gây tử vong. Theo dự báo đến năm 2025, ung thư đại trực tràng sẽ vươn lên hàng thứ 2 ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới. Mỗi năm nước ta ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 26,3/100.000 người dân và khoảng 7.000 ca tử vong. Đáng buồn hơn, tỷ lệ này ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh.
BS Khoa khuyến cáo, các khối u thường phát triển từ những khối polyp tiền ung thư và diễn biến thầm lặng. Bởi vậy, đa số bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việc điều trị ung thư đại trực tràng sẽ có kết quả cao khi phát hiện, điều trị sớm. Bởi vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng bất thường sau:
Rối loạn đại tiện, táo bón kéo dài. Liên tục xuất hiện cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài không hết phân;
Đau bụng thường xuyên. Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen;
Mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như người ngoài 50 tuổi; gia đình có tiền sử bị ung thư đại tràng; có bệnh lý nền về đái tháo đường; tiền sử polyp đại tràng, có chứng viêm ruột... càng cần chủ động thăm khám.
Ngoài ra, người dân cũng cần phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này bằng cách xây dựng lối sống khoa học, chế độ ăn nhiều rau xanh, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1 năm để sàng lọc sớm các yếu tố nguy cơ, giúp phát hiện polyp và ung thư trực tràng thông qua phương pháp khám lâm sàng, xét nghiệm chuyên sâu, nội soi,...
"Nhà tôi 3 đời chữa khỏi bệnh..." dưới góc nhìn bác sĩ "Vừa quay ra bếp rót cốc nước thì đột nhiên cái máy tính gào lên "nhà tôi 3 đời chữa xương khớp, bà con ai không khỏi cứ gọi cho tôi, giật mình"... Đó là chia sẻ của BS. Ngô Đức Hùng, khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai khi bị vấp phải "trend" nhà tôi 3 đời đang rầm rộ trên youtube...