TikTok xóa hơn 7 triệu tài khoản chưa đủ tuổi
Đây là lần đầu tiên TikTok công bố số lượng tài khoản dưới 13 tuổi bị xóa.
TikTok trước đây bị phạt ở Mỹ vì thu thập trái phép dữ liệu của trẻ em
Theo Bloomberg, nền tảng mạng xã hội video ngắn phổ biến mới đây cho biết đã xóa khoảng 7,26 triệu tài khoản bị nghi là thuộc về trẻ em dưới 13 tuổi trong quý đầu năm nay. Động thái này nhằm thực hiện một bước quan trọng trong việc áp dụng độ tuổi bắt buộc của người dùng trên TikTok.
Video đang HOT
Tại Mỹ, theo Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng, các nền tảng internet bắt buộc phải nhận được sự cho phép của cha mẹ trước khi thu thập dữ liệu về trẻ em dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, có một điều đáng nói là những đứa trẻ thường nói dối tuổi của mình để tạo tài khoản trên khắp các trang mạng xã hội từ Instagram, Facebook, TikTok cho đến YouTube.
Trong thời gian qua, TikTok đã thu hút sự giám sát đặc biệt vì sự phổ biến đối với thanh thiếu niên và lượng dữ liệu khổng lồ mà thuật toán phức tạp của nền tảng này thu thập được. Năm ngoái, The New York Times cho biết TikTok đã phân loại hơn một phần ba số người dùng hằng ngày ở Mỹ là từ 14 tuổi trở xuống.
Năm 2019, TikTok đã buộc phải trả cho Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ khoản tiền phạt kỷ lục 5,7 triệu USD vì thu thập bất hợp pháp dữ liệu trẻ em, bao gồm tên, địa chỉ email và vị trí địa lý. Kể từ đó, công ty buộc phải điều chỉnh một số tính năng để làm cho nền tảng trở nên an toàn hơn. Khoảng hai năm trước, TikTok đã ra mắt một phần riêng trong ứng dụng dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Phần này giới hạn nội dung hiển thị, không cho phép chia sẻ thông tin cá nhân, đăng video hoặc nhận xét. Tháng 8.2020, công ty cũng giới thiệu cài đặt Ghép nối Gia đình (Family Pairing) để cho phép cha mẹ theo dõi, kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị của con mình trên ứng dụng.
Cùng với việc gỡ bỏ tài khoản, TikTok cũng liên tục theo dõi nội dung được đăng. Báo cáo hôm 30.6 cho thấy, trong ba tháng đầu năm nay, chỉ riêng ở Mỹ đã có 8,54 triệu video bị xóa. Trong số đó, 36,8% là vì lý do “an toàn”, 21,1% liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp và 15,6% vi phạm chính sách về ảnh khỏa thân và hoạt động tình dục.
Instagram hướng đến hoạt động như TikTok
Theo người đứng đầu của mạng xã hội Instagram, ứng dụng này không dùng để chia sẻ ảnh nữa.
Instagram dường như đang thực hiện thay đổi lớn về cách hoạt động
Theo Adam Mosseri - người đứng đầu Instagram, Instagram không còn là một ứng dụng chia sẻ ảnh. Trong một video được đăng lên tài khoản Instagram và Twitter của mình, Mosseri cho biết công ty đang tìm cách tập trung vào lĩnh vực giải trí và video sau khi chứng kiến sự thành công của các đối thủ cạnh tranh như TikTok và YouTube.
Anh mô tả một số thay đổi và thử nghiệm sắp tới mà Instagram sẽ thực hiện, bao gồm hiển thị đề xuất cho người dùng về các chủ đề mà họ không theo dõi và làm cho video trở nên phong phú hơn bằng cách cung cấp trải nghiệm toàn màn hình.
Gần đây chúng ta đã nghe nói về các thử nghiệm của Instagram với các bổ sung thuật toán bên trong bảng tin cấp dữ liệu chính, nhưng ý tưởng dựa trên các chủ đề mà người dùng có thể chọn dường như là một chủ đề mới cho nền tảng này.
Ứng dụng này cũng đã có trải nghiệm video toàn màn hình trong một thời gian đối với nội dung được đăng lên IGTV, Reels và Stories, nhưng Mosseri cho biết công ty muốn tiếp cận video rộng rãi hơn nữa.
TikTok dẫn đầu các ứng dụng Trung Quốc có thu nhập cao nhất thế giới Ước tính người dùng đã chi hơn 920 triệu USD cho TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin của ứng dụng video ngắn trong khoảng sáu tháng đầu năm nay. Theo dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower, TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin thuộc sở hữu của ByteDance là ứng dụng không phải trò chơi có doanh...