TikTok xóa hơn 49 triệu video nửa cuối năm ngoái
Hầu hết tất cả video bị xóa đều vi phạm nguyên tắc nội dung của công ty, Reuters dẫn báo cáo minh bạch mới nhất được TikTok công bố hôm 9.7 cho biết.
Ảnh: Reuters
Số lượng video bị xóa khỏi nền tảng chiếm chưa đến 1% tổng số video được đăng tải trên TikTok và có chứa nội dung bạo lực, ngôn từ kích động thù địch, hình ảnh nhạy cảm. Công ty cho biết khoảng 89,4% trong tổng số video này đã được gỡ xuống trước khi chúng nhận được lượt xem.
Ấn Độ là nơi có số video bị xóa khỏi ứng dụng nhiều nhất trong nửa cuối năm qua, với 16,5 triệu video, cao gấp bốn lần so với các nước khác. Mỹ đứng thứ hai với 4,6 triệu video. Pakistan xếp thứ ba với 3,7 triệu video. Hai vị trí tiếp theo lần lượt là Anh và Nga.
Video đang HOT
Báo cáo minh bạch được đưa ra không lâu sau khi TikTok bị cấm ở Ấn Độ sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh lính hai nước ở biên giới Trung – Ấn. Ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc mới đây cũng quyết định rời khỏi thị trường Hồng Kông sau khi Bắc Kinh thông qua đạo luật an ninh quốc gia mới cho thành phố bán tự trị.
Theo CNBC, TikTok tiết lộ công ty đã nhận được khoảng 500 yêu cầu từ chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật ở 26 quốc gia trong nửa cuối năm 2019, tăng mạnh so với 298 lượt yêu cầu trong nửa đầu năm ngoái. Ấn Độ, thị trường lớn nhất về số lượng người dùng của TikTok, đưa ra 302 yêu cầu và công ty đã chia sẻ dữ liệu của 90% các trường hợp đó. Mỹ thực hiện 100 yêu cầu và TikTok đáp ứng 82% các trường hợp.
Báo cáo minh bạch cho thấy TikTok không nhận được bất kỳ yêu cầu chia sẻ dữ liệu nào về thông tin người dùng, hoặc yêu cầu xóa nội dung từ Trung Quốc hoặc Hồng Kông. Trên thực tế, Trung Quốc không được đề cập đến trong báo cáo. Nguyên nhân có thể là do ByteDance có một bản sao TikTok riêng cho thị trường đại lục có tên Douyin.
TikTok thời gian qua ra mắt các trung tâm minh bạch ở Dublin (Ireland), Singapore và Mountain View (Mỹ) như một phần trong nỗ lực cung cấp cách tiếp cận dễ dàng hơn cho việc kiểm duyệt nội dung.
Đòn chí mạng Mỹ sử dụng để cấm TikTok
Tại Mỹ, TikTok đã 2 lần bị kiện vì xâm phạm Luật Bảo vệ trẻ em.
Ngày 6/7, trong buổi phỏng vấn với biên tập viên Laura Ingraham của Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chính phủ quốc gia này "đang xem xét nghiêm túc" cấm cửa những ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có nền tảng video TikTok.
Ông Pompeo cho biết chính phủ Mỹ lo ngại ứng dụng phổ biến này có khả năng thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh khoa học máy tính và các công nghệ theo dõi ngày càng phát triển.
Theo 9to5mac, chính phủ Mỹ có thể sẽ sử dụng lý do TikTok đã xâm phạm bảo mật thông tin của trẻ em làm đòn bẩy để cấm nền tảng video này.
Trước đó, TikTok đã 2 lần bị buộc tội vi phạm Luật Bảo vệ trẻ em. Lần đầu tiên vào tháng 12/2019, ứng dụng này cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản mà không có sự đồng ý của phụ huynh.
Lần thứ 2, TikTok bị kiện vì công khai dữ liệu như ảnh tiểu sử và vị trí ngay cả khi tài khoản của trẻ em được đặt ở chế độ riêng tư. Trong trường hợp đầu, TikTok đã bị phạt; trong lần thứ 2, công ty này đồng ý khắc phục các vấn đề về quyền riêng tư.
Mỹ có thể sử dụng việc TikTok xâm phạm Luật Bảo vệ trẻ em để ban hành lệnh cấm ứng dụng này.
Theo Reuters, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ đang mở một cuộc điều tra độc lập để xác định TikTok có thật sự khắc phục các vấn đề về quyền riêng tư của trẻ em như họ đã nói.
Cụ thể, TikTok bị cáo buộc không xóa video và thông tin cá nhân của người dùng dưới 13 tuổi như họ đã cam kết từ 2019. Trung tâm Kỹ thuật số của đảng Dân chủ và tổ chức Bảo vệ Trẻ em khỏi các chiến dịch thương mại là các tổ chức phát hiện điều này.
Trước cáo buộc mới, phát ngôn viên của TikTok cho biết "họ tôn trọng sự an toàn của tất cả người dùng". Riêng tại Mỹ, "TikTok cung cấp cho người dùng dưới 13 tuổi một trải nghiệm ứng dụng có nhiều điểm hạn chế, vừa bảo mật vừa an toàn cho cho những người trẻ tuổi".
TikTok cho biết dữ liệu người dùng Mỹ đang được đặt ở Mỹ, sao lưu tại trung tâm dữ liệu phụ ở Singapore. Công ty khẳng định chưa bao giờ "tự cung cấp" thông tin cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, TikTok bỏ ngõ câu trả lời liệu chính phủ Trung Quốc "có khả năng tự truy cập" vào dữ liệu người dùng Mỹ hay không.
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên ban hành lệnh cấm với ứng dụng liên quan tới Trung Quốc, trong đó có TikTok. Nguyên nhân được xác định là những căng thẳng chưa tìm được hướng giải quyết của 2 quốc gia về vấn đề tranh chấp tại khu vực biên giới.
Bloomberg: Ông Trump ghét TikTok không phải do Trung Quốc Cùng đề xuất cấm Tiktok nhưng động lực của ông Trump hoàn toàn không liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia hay dữ liệu người dùng như của Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo. Ông Trump đề xuất cấm TikTok sau khi Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo tuyên bố với Fox News rằng chính quyền đang xem xét...