TikTok tuyên bố sẽ chống ‘đàn áp’ của Trump
TikTok chỉ trích quyết định cấm tải ứng dụng này ở Mỹ và tuyên bố sẽ chống lại “hành vi đàn áp” của chính quyền Trump.
“Chúng tôi không đồng ý với quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ”, TikTok ra tuyên bố hôm 18/9, thêm rằng họ rất “thất vọng” trước lệnh cấm tải ứng dụng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/9.
TikTok cáo buộc động thái của chính quyền Trump đã cản trở một ứng dụng để “giải trí, kết nối và thể hiện bản thân”. Công ty cho biết thêm họ đã cam kết thực hiện những hành động “minh bạch chưa từng có” sau yêu cầu “bất công” hồi tháng 8 của Tổng thống Donald Trump, nhằm vào TikTok vì lý do an ninh quốc gia.
Ông chủ Nhà Trắng hồi tháng 8 tuyên bố TikTok có 45 ngày đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ, nếu không phải rút khỏi thị trường nước này.
Video đang HOT
Ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 7/8. Ảnh: AFP.
Tuyên bố của TikTok được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ cấm người dùng ở nước này tải ứng dụng từ ngày 20/9. Các nguồn thạo tin cho biết lệnh cấm với TikTok có thể vẫn được Tổng thống Donald Trump hủy trước khi nó có hiệu lực, với điều kiện chủ sở hữu ByteDance phải đạt được thỏa thuận về các hoạt động tại Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trước đó cho biết đã thực hiện động thái quan trọng để chống lại việc Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, đồng thời tích cực thực thi các quy định và điều luật Mỹ.
Chính quyền Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc và gọi TikTok là “mối đe dọa đáng kể”. TikTok hiện có khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ, đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi.
Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trước đó khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để “đàn áp các công ty Trung Quốc” là “không có căn cứ”, nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
Thẩm phán Mỹ có thể chặn lệnh cấm WeChat của Trump
Thẩm phán Laurel Beeler sẵn sàng ra quyết định chặn lệnh cấm nhằm vào WeChat, cho rằng sắc lệnh của Trump quá mơ hồ.
Laurel Beeler, thẩm phán tòa sơ thẩm tại thành phố San Francisco, hôm 17/9 cho biết bà có thể ra phán quyết hoãn có thời hạn với sắc lệnh nhằm vào WeChat do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành, sau khi nhận được yêu cầu từ cộng đồng người dùng ứng dụng này. Tuy nhiên, thẩm phán Beeler chưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Ông chủ Nhà Trắng đầu tháng 8 ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức ở Mỹ tiến hành những giao dịch với WeChat và TikTok từ giữa tháng 9 nhằm "bảo vệ an ninh quốc gia".
Ứng dụng WeChat hiển thị trên một điện thoại của người dùng tại Mỹ. Ảnh: AFP.
Các luật sư người Mỹ gốc Trung, những người thành lập Liên minh Người dùng WeChat tại Mỹ, nộp đơn kiện lên toà án liên bang ở San Francisco hôm 21/8 và cáo buộc lệnh cấm của Trump là vi hiến. Nhóm luật sư cho rằng sắc lệnh không xác định rõ những giao dịch nào sẽ bị cấm, khiến các cá nhân và công ty không biết liệu họ có vi phạm lệnh của tổng thống hay không.
WeChat, thuộc sở hữu của Tập đoàn Tencent, được hàng triệu người ở Mỹ sử dụng để liên lạc với những người có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Trung Quốc. Lệnh cấm sẽ ngăn chặn việc sử dụng WeChat tại Mỹ với bất kỳ ai trao đổi tin nhắn với bạn bè, gia đình hoặc doanh nghiệp ở Trung Quốc. Chính quyền Trump cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc gây ra mối đe doạ nghiêm trọng, bất chấp Bắc Kinh bác bỏ nghi ngờ này.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross dự kiến công bố những giao dịch nào với WeChat sẽ bị cấm trong cuộc họp vào ngày 20/9. Bộ Tư pháp Mỹ trước đó cho biết người dùng WeChat sẽ không bị phạt hành chính hay hình sự ngay cả khi nước này cấm hoàn toàn ứng dụng Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi tháng 8 nói Mỹ muốn cấm các ứng dụng Trung Quốc "không đáng tin cậy" trên kho ứng dụng của các nhà mạng và hãng sản xuất điện thoại di động tại nước này. Trump xác nhận rằng Nhà Trắng đang xem xét cấm thêm các công ty Trung Quốc đại lục, trong đó có những tập đoàn lớn như Alibaba.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho rằng cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
ByteDance đàm phán với Mỹ để tránh bán TikTok Công ty sở hữu TikTok, ByteDance, đang đàm phán với Mỹ nhằm không phải bán ứng dụng này theo yêu cầu của chính quyền Trump. Các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ nhằm tìm giải pháp khả thi cho TikTok đã diễn ra trong nhiều tháng và ngày càng trở nên cấp thiết khi thời hạn mà chính quyền Trump đặt ra...