TikTok tuân thủ quy định xuất khẩu mới của Trung Quốc
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cho biết sẽ tuân thủ quy định hạn chế xuất khẩu mới của Trung Quốc.
Ngày 28/8, Trung Quốc cập nhật danh sách công nghệ bị hạn chế xuất khẩu, bao gồm một số lĩnh vực từ nhận diện giọng nói đến thiết kế chip. Danh sách chưa được cập nhật từ năm 2008. Những công ty muốn xuất khẩu công nghệ có tên trong danh sách phải xin giấy phép từ chính phủ.
Một trong số các công nghệ được bổ sung là công nghệ “gợi ý dịch vụ thông tin cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu”, theo CNBC. TikTok thường nhắc tới thuật toán gợi ý video dựa trên nhiều yếu tố như video người dùng xem trong quá khứ hay vị trí địa lý. Sau khi Bắc Kinh làm mới danh sách, Tân Hoa Xã đã đăng bài phỏng vấn với Cui Fan, Giáo sư Đại học Kinh doanh và Kinh tế quốc tế Trung Quốc, một cố vấn thương mại của chính phủ. Trong đó, ông nói ByteDance sẽ phải xin giấy phép. Bất kể chủ nhân mới của TikTok là ai, ByteDance phải chuyển mã phần mềm từ Trung Quốc ra nước ngoài và có thể cần hỗ trợ kỹ thuật. Nó khiến cho việc bán TikTok trở nên phức tạp hơn.
Video đang HOT
Hôm 30/8, ByteDance cho biết đã lưu ý quy định xuất khẩu mới và sẽ tuân thủ nghiêm túc. Ngày 6/8, Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố cấm bất kỳ giao dịch nào đến ByteDance, có hiệu lực sau 45 ngày. Tuy nhiên, lệnh cấm không rõ ràng. Sau đó, ông Trump ký thêm sắc lệnh khác yêu cầu ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ trong vòng 90 ngày kể từ 14/8. Microsoft và Walmart đang hợp tác mua TikTok, đối đầu với Oracle.
Tuần trước, TikTok chính thức khởi kiện Mỹ vì sắc lệnh hành pháp ngày 6/8, cáo buộc vi phạm Bản sửa đổi thứ 5 Tu chính án Hiến pháp. Washington vẫn duy trì quan điểm TikTok đại diện cho nguy cơ an ninh quốc gia Mỹ.
Sợ bị qua mặt, Mỹ bổ sung quy định với Huawei
Chính quyền Tổng thống Trump hôm 17/8 cho biết sẽ thắt chặt hơn nữa các quy định đối với Huawei do lo ngại công ty này lách luật nhờ vào bên thứ ba.
Nguồn tin Reuters cho biết Mỹ sẽ bổ sung 38 chi nhánh của Huawei tại 21 quốc gia vào "danh sách đen", nâng tổng số lên 152 kể từ "hình phạt" lần đầu tiên vào tháng 5/2019.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tố cáo Huawei đã thông qua bên thứ 3 nhằm né tránh các quy định của Mỹ. Đồng thời, ông nhấn mạnh quy tắc mới yêu cầu bất kỳ công ty nào sử dụng phần mềm hay thiết bị chế tạo của Mỹ đều bị cấm hoặc phải được Mỹ cho phép.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cho rằng việc thay đổi quy tắc trên sẽ ngăn chặn khả năng Huawei lách luật của Mỹ trong việc sản xuất chip nhớ.
Huawei hiện chưa đưa ra phản hồi về vấn đề này.
Các nhà chức trách Mỹ cho biết việc thắt chặt quy định trên sẽ ngăn chặn Huawei lách luật thông qua bên thứ ba.
Trong khi mối quan hệ Mỹ - Trung đang ở trạng thái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, Washington đã liên tục kêu gọi chính phủ các nước tẩy chay công ty viễn thông Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia và âm mưu gián điệp.
Một quan chức thuộc Bộ Thương mại Mỹ cho biết quy định này sẽ giúp các công ty Mỹ bảo toàn được sản phẩm trí tuệ sắp được tung ra thị trường, trong khi Huawei có thể đang tìm cách mua chúng từ bên thứ ba.
Bộ này cũng cho biết sẽ không gia hạn giấy phép đã hết hạn vào tuần trước cho người dùng thiết bị Huawei và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Các bên phải nộp đơn đăng ký cấp phép cho các giao dịch đã được ủy quyền trước đó.
Quy định mới tại Hàn Quốc khiến nhiều YouTuber, idol Kpop 'lao đao' Quy định có hiệu lực từ tháng 9 tới đây được đưa ra bởi Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc có thể sẽ khiến nhiều YouTuber, idol Kpop gặp khó. Yonhap News đưa tin, bắt đầu từ tháng 9 tới, Hàn Quốc sẽ cấm những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như ca sĩ, diễn viên, YouTuber nổi tiếng,......