TikTok thu thập dữ liệu như Facebook
Một chuyên gia đã “mổ xẻ” TikTok để phân tích mã nguồn và nhận thấy cách ứng dụng này thu thập dữ liệu “chẳng khác gì Facebook”.
Nhà nghiên cứu an ninh mạng người Pháp, Baptiste Robert, cho biết mục đích phân tích mã nguồn của ông là nhằm xác định dữ liệu nào TikTok đã lấy sau khi đăng nhập, dữ liệu nào tải xuống thiết bị và dữ liệu nào được gửi lên máy chủ.
Việc thu thập dữ liệu của TikTok được đánh giá là “không khác nhiều so với Facebook”.
Robert nhận thấy, ứng dụng sẽ thu thập và gửi dữ liệu người dùng đến server sau mỗi 5 phút. Các dữ liệu được thu thập và lưu trữ chủ yếu là thông tin thiết bị (loại điện thoại, hệ điều hành đang dùng), ngôn ngữ, mã ID người dùng, mã phiên bản ứng dụng, khu vực đang sử dụng ứng dụng.
“Bạn có thể ngạc nhiên bởi có vẻ dữ liệu được thu thập khá nhiều, nhưng thực tế điều này bình thường. Các phần mềm trên smartphone đa phần đều có quy trình lấy dữ liệu như vậy”, Robert nói.
Video đang HOT
Tiếp tục phân tích các đoạn mã nguồn được mã hóa, Robert thấy một số dữ liệu được thu thập như thời điểm ứng dụng được mở lần cuối cùng, nhật ký sự kiện, thông tin về phần mềm thiết bị. Tất cả được gửi đến một trong bảy máy chủ đặt ở Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, Robert nhấn mạnh việc có máy chủ Trung Quốc ở đây không đồng nghĩa với việc dữ liệu người dùng Mỹ sẽ bị gửi về Trung Quốc. Ông nhận thấy TikTok đang sử dụng một mạng lưới phân phối nội dung có tên Akami, cho phép định tuyến lại dữ liệu từ Mỹ và sẽ được gửi đến máy chủ tại Mỹ.
Trước đó, Vanessa Pappas, người đứng đầu TikTok Mỹ khẳng định ứng dụng này “lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng Mỹ tại Mỹ hoặc phương án dự phòng tại Singapore”, đồng thời nhấn mạnh các trung tâm dữ liệu của TikTok “nằm hoàn toàn bên ngoài Trung Quốc”.
Tuy vậy, chuyên gia người Pháp thừa nhận rất nhiều dữ liệu của người dùng đã được TikTok thu thập. “Việc gửi dữ liệu về máy chủ Mỹ, không có nghĩa là chúng sẽ không được gửi đến các máy chủ khác sau đó. Nhưng khi một người dùng Mỹ đăng nội dung, nó chắc chắn gửi đến máy chủ đặt tại Mỹ”, Robert nói thêm, đồng thời viết trên Twitter rằng kết quả này là “khá chuẩn”.
Cuối cùng, ông khẳng định việc lấy dữ liệu của TikTok “bình thường” như các phần mềm khác. “Ở thời điểm này, TikTok không có hành vi đáng ngờ nào, cũng không lấy dữ liệu bất thường. Việc thu thập dữ liệu từ thiết bị người dùng khá phổ biến hiện nay. Kết quả ghi nhận được cũng tương tự Facebook, Snapchat, Instagram và các ứng dụng khác”, Robert viết trên blog.
Xác nhận với Newsweek, một nhà nghiên cứu bảo mật khác có biệt danh x0rz nói rằng TikTok “chắc chắn xâm phạm quyền riêng tư tương tự Facebook”.
Nghe tin TikTok có thể bị cấm ở Mỹ, Mark Zuckerberg chia sẻ suy nghĩ lạ lùng
Thay vì cảm thấy vui mừng, người đứng đầu Facebook cho rằng anh lo lắng vì TikTok có thể bị cấm trên toàn nước Mỹ.
Mark Zuckerberg nói với các nhân viên của mình rằng anh "thực sự lo lắng" về những tác động từ việc Mỹ có thể cấm TikTok trên phạm vi quốc gia.
Facebook từng không ngần ngại thừa nhận TikTok là một đối thủ lớn.
Trong trường hợp bạn chưa biết, mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump "đe dọa" sẽ cấm ứng dụng TikTok dưới quan ngại rằng tính bảo mật và riêng tư dữ liệu người dùng không được đảm bảo. Ông Trump khẳng định sẽ làm điều này trừ khi một công ty Mỹ mua lại mảng kinh doanh của TikTok ở Mỹ. Thời hạn ông Trump đưa ra là 45 ngày.
Mark Zuckerberg, người đứng đầu mạng xã hội quyền lực nhất thế giới.
"Tôi nghĩ đây là một việc có tác động xấu trong dài hạn và nó nên được xử lý với sự cẩn trọng cao nhất và đo đếm những tác động cho dù giải pháp được đưa ra là gì," người đứng đầu Facebook nói. "Tôi thực sự lo lắng... Nó có thể để lại những tác động dài hạn ở nhiều quốc gia trên thế giới."
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, có nguy cơ phải bán TikTok (Mỹ) cho Microsoft và một số nhà đầu tư Mỹ khác. Ảnh: Nikkei
Nhân viên Facebook cũng hỏi Mark Zuckerberg rằng liệu Facebook có hứng thú với việc mua lại TikTok không song anh từ chối chia sẻ về những vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty. Báo cáo gần đây nói TikTok (tổng thể) có định giá dao động trong khoảng từ 30 tỉ USD đến 50 tỉ USD và thương vụ Microsoft - TikTok có thể dao động trong khoảng từ 10 tỉ USD đến 30 tỉ USD.
Microsoft đang được xem là công ty đàm phán sâu nhất với TikTok về một khả năng mua lại mảng vận hành của nó ở Mỹ, Úc, Canada và New Zealand.
Kể từ khi chính thức thâm nhập vào thị trường Mỹ và năm 2018, nó trở thành một mạng xã hội hết sức đáng chú ý với tốc độ tăng trưởng cao và liên tục thu hút người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ. Tháng 7/ 2019, một người phát ngôn của Facebook xác nhận rằng TikTok là trong những đối thủ chính của nó. Facebook cũng nhiều lần cố gắng cho ra các tính năng hay sản phẩm ăn theo TikTok, mới đây nhất là Instagram Reels.
Quyết định mua TikTok chính là sự thức tỉnh của Microsoft Nếu hoàn tất thương vụ mua lại TikTok, Microsoft sẽ là một đối trọng mới, cạnh tranh trong lĩnh vực mạng xã hội với Facebook, Snap và Twitter. Theo số liệu thống kê từ tháng 2 của Disfold, 5 công ty công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất tại Mỹ lần lượt là Microsoft, Apple, Amazon, Alphabet và Facebook....