TikTok tăng ‘vận động hành lang’ tại Mỹ
TikTok được cho là đang lập nhóm vận động hành lang với các nhân vật “cộm cán” nhằm chống lại các lệnh cấm sắp được ban hành của chính phủ Mỹ.
Theo NYTimes, TikTok – công ty thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) – đang cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp và quan chức Mỹ rằng công ty dành “lòng trung thành” của mình cho Mỹ chứ không phải Trung Quốc.
TikTok đang tăng cường vận động hành lang để tránh việc không thể hoạt động tại Mỹ. Ảnh: AFP.
Cụ thể, TikTok được cho là đã thuê một đội gồm 35 người để “vận động hành lang” với định hướng trên. Nhiều nhân vật trong số đó đang giữ vai trò lớn trong chính phủ Mỹ, thậm chí có người được mô tả là “có quan hệ sâu sắc với Tổng thống Donald Trump”.
Trong ba tháng qua, nhóm này đã thay mặt ByteDance và TikTok tổ chức ít nhất 50 cuộc họp với các thành viên quốc hội và các nhà lập pháp, bao gồm những quan chức nằm trong các ủy ban hàng đầu, như thương mại, tư pháp và tình báo.
Các cuộc họp đều “gài” một bài thuyết trình “khéo léo”, trong đó vẽ sơ đồ tổ chức của TikTok. Tuy nhiên, biểu đồ này cho thấy TikTok không hoạt động ở Trung Quốc, hầu hết lãnh đạo hàng đầu của công ty đang cư trú tại Mỹ, là công dân Mỹ. Chẳng hạn, CEO mới của hãng là Kevin Mayer hiện sống ở Los Angeles.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhóm này cũng phải nhấn mạnh rằng TikTok là ứng dụng giải trí, không chứa nội dung liên quan đến chính trị. Bên trong ứng dụng cũng không có các tính năng giám sát và theo dõi chính phủ. Nhóm cũng phải nhấn mạnh độ tuổi dùng ứng dụng chủ yếu là thanh thiếu niên.
ByteDance đã chi 300.000 USD cho các hoạt động hành lang trong ba tháng đầu 2020, gấp đôi so với quý IV/2019 và tương đương 2/3 số tiền đã dùng trong cả năm 2019. Dù quy mô về hoạt động không lớn như Amazon, Facebook hay Google, giới quan sát cho rằng động thái của công ty Trung Quốc là “hành động phòng thủ đáng kinh ngạc”.
Mỹ ngày càng tỏ ra mạnh tay với TikTok, thậm chí đang “bóng gió” về khả năng sẽ cấm ứng dụng này trong tương lai gần. Trước đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Washington đang cân nhắc cấm TikTok vì lo ngại ứng dụng là công cụ do thám của chính phủ Trung Quốc, trong khi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định sẽ cứng rắn với ứng dụng này.
Nhiều quan chức khác của Mỹ cũng ủng hộ lệnh cấm đối với TikTok. Thậm chí, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng, đã gọi CEO Mayer của TikTok là “một con rối người Mỹ” trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business.
Trong hầu hết cáo buộc, ByteDance phủ nhận việc chia sẻ dữ liệu với Bắc Kinh. Công ty cũng nhấn mạnh TikTok không có sẵn tại Trung Quốc, thay vào đó là phiên bản riêng có tên Doiyin. Ngoài ra, các máy chủ TikTok cũng được lưu trữ ở Virginia (Mỹ) và Singapore.
TikTok có thể bị cấm ở Mỹ, những ngôi sao TikTok ở đây nói gì?
Nhiều "sao" TikTok Mỹ bắt đầu kêu gọi người hâm mộ theo dõi mình thêm trên các kênh khác.
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Mỹ có thể đang cân nhắc cấm TikTok với lý do liên quan đến bảo mật. Điều này khiến nhiều người dùng TikTok ở Mỹ lo lắng.
"Gốc gác" Trung Quốc khiến TikTok gặp rắc rối. TikTok là một ứng dụng thuộc quản lí của ByteDance, một startup từ quốc gia tỉ dân.
Morgan Eckroth bắt đầu đăng video lên TikTok từ tháng 5/2019 dưới tài khoản @morgandrinkscoffee. Cô hiện đang có gần 4 triệu người theo dõi và chủ yếu chia sẻ video về kinh nghiệm làm việc của mình tại một quán cà phê ở ngoại ô Portland, Oregan.
"Tôi thực sự rất thích TikTok," Morgan Eckroth chia sẻ. "Đây là lần đầu tiên tôi xây dựng được một nền tảng cho bản thân mình mà ở đó tôi biến thành một dạng người của công chúng nhỏ."
Khi nghe tin TikTok có thể bị cấm tại Mỹ, phản ứng đầu tiên của Morgan Eckroth là "sợ hãi và tức giận."
TikTok rất được người dùng Mỹ yêu thích. Mỹ cũng quan trọng với TikTok hơn bao giờ hết sau khi nó bị cấm ở Ấn Độ mới đây.
Nigel Braun, một nhà sang tạo nội dung khác trên TikTok thì cho biết tất cả những gì anh có thể làm khi nghe tin này là cười lớn vì anh cho rằng đây chỉ là vấn đề sớm hay muộn.
Braun, cùng anh của mình và một người bạn chung của hai người, đang quản lí một tài khoản TikTok tập trung vào nội dung khoa học. Nhóm của anh bắt đầu đăng tải nội dung trên YouTube từ năm 2014 song mới chỉ sử dụng TikTok từ đầu năm nay. Dù vậy, họ đã có gần 3 triệu người theo dõi trên nền tảng đến từ Trung Quốc này. Mặc dù hoạt động ở Canada song Braun nói hầu hết người xem của anh đến từ Mỹ.
Một vài tháng trước, TikTok thậm chí đã mời nhóm của Braun hợp tác trong một dự án khoa học trên ứng dụng này.
Braun nhấn mạnh rằng anh sẽ cảm thấy buồn nếu TikTok bị cấm ở Mỹ vì anh đang "rất vui với những gì nhóm của anh làm được."
Một số nhà sáng tại nội dung khác thì tỏ ra khá hoài nghi trước thông tin nói trên. "Ý nghĩ đầu tiên của tôi là điều đó sẽ không xảy ra," Sally Darr Griffin, một người dùng có khoảng nửa triệu người theo dõi trên TikTok, chia sẻ. Dù vậy, cô vẫn khuyên người hâm mộ của mình nhấn theo dõi trên cả các kênh khác.
"Đa dạng các nền tảng là rất quan trọng," Griffin chia sẻ. "Hãy gửi người dùng đến YouTube, Twitter hay Instagram của bạn. Bằng cách này bạn có thể phòng trừ cho mọi trường hợp." Morgan Eckroth cũng có cùng quan điểm này.
Thực tế, một số nền tảng khác cũng đang phát triển các tính năng tương tự TikTok. Mới đây, Instagram ra mắt tính năng video ngắn mang tên Reels ở Ấn Độ sau khi thử nghiệm nó ở Brazil, Pháp và Đức. YouTube cũng có thể đang phát triển một tính năng video ngắn có tên Shorts.
Bị Ấn Độ thẳng tay 'cấm cửa', CEO TikTok nói gì? Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ đang là thị trường lớn nhất của TikTok, nếu không tính đến Trung Quốc. TikTok đang tiếp tục nỗ lục tự "tạo khoảng cách" với Bắc Kinh sau khi Ấn Độ chặn 59 ứng dụng Trung Quốc, theo một nguồn tin đến từ Reuters. Trong lá thư gửi chính phủ Ấn Độ, CEO TikTok nói rằng...