TikTok nói chính quyền Trump ‘quên’ lệnh cấm
TikTok cho biết Nhà Trắng có thể đã quên mất lệnh cấm áp đặt với họ, khi công ty này không nhận được phản hồi nào từ chính quyền Trump.
Trong khi cuộc bầu cử Mỹ đang thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, dường như không còn ai nhớ về lệnh cấm TikTok sắp được chính quyền Tổng thống Donald Trump thực thi. Chính gã khổng lồ công nghệ này cũng cho rằng Nhà Trắng đã “lãng quên” họ.
“Cuộc chiến” giữa chính quyền Trump và TikTok đã trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều hạn chót được đề ra mà chưa có giải pháp thực sự. Thời hạn mới nhất được chính quyền Trump ấn định để ByteDance, đơn vị sở hữu TikTok, bán lại hoạt động của TikTok ở Mỹ là vào ngày 12/11. Trước hạn chót này, TikTok đã đệ đơn kiến nghị nhằm tìm cách ngăn lệnh cấm.
TikTok và ByteDance cho biết trong suốt năm qua, họ đã “rất thiện chí” giải quyết những mối lo ngại của Mỹ về vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hai tháng sau khi Tổng thống Trump đưa ra thỏa thuận giữa ByteDance và hai đối tác ở Mỹ gồm Oracle và Walmart, TikTok cho biết họ vẫn chưa nhận được “phản hồi thực chất” nào về thỏa thuận tiềm năng.
Logo TikTok bên ngoài văn phòng tại thành phố Culver, bang California, Mỹ hôm 27/8. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
TikTok cho rằng họ đã bị chính phủ Mỹ “lãng quên”, thêm rằng công ty đã yêu cầu phía Washington nới thời gian áp dụng lệnh cấm, nhưng vẫn không nhận được phản hồi nào.
“Trước các yêu cầu mới liên tục và không rõ ràng về việc các giải pháp do chúng tôi đề xuất có được chấp thuận hay không, chúng tôi đã đề nghị chính quyền Trump lùi thời hạn áp lệnh cấm thêm 30 ngày, vốn được cho phép trong sắc lệnh ngày 14/8 của Tổng thống Trump. Khi hạn chót 12/11 cận kề và không được nới thời gian, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài đệ đơn lên tòa để bảo vệ quyền lợi của mình và hơn 1.500 nhân viên ở Mỹ”, TikTok cho biết hôm 11/11.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc rõ ràng đang lo ngại chính phủ Mỹ dường như chưa có bất cứ kế hoạch nào để thực sự giải quyết vấn đề này. Nhà Trắng hiện chưa bình luận về thông tin từ TikTok.
Tổng thống Trump hồi tháng 8 ký các sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance, chủ sở hữu TikTok, phải bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động từ ngày 12/11.
Nhà Trắng nhiều lần cáo buộc TikTok là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia khi thu thập dữ liệu người dùng Mỹ và hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Cả ByteDance và Bắc Kinh đều bác bỏ các cáo buộc này.
TikTok kiện chính quyền Trump
TikTok đệ đơn yêu cầu một thẩm phán liên bang ở Washington chặn chính quyền Trump ban lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video này tại Mỹ.
TikTok và công ty mẹ ByteDance đã đệ đơn kiện lên một toà án liên bang ở Washington vào đêm 18/9 để phản đối sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, Bloomberg News hôm nay đưa tin.
Đơn kiện cáo buộc Trump vượt quá thẩm quyền khi ban lệnh cấm ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc này và hành động đó xuất phát từ động cơ chính trị hơn là ngăn chặn một "mối đe doạ bất thường" đối với Mỹ như luật pháp quy định.
TikTok cũng cho rằng lệnh cấm này vi phạm quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án số một của Mỹ và cáo buộc chính quyền Trump "làm ngơ" trước bằng chứng cho thấy TikTok cam kết đảm bảo quyền riêng tư và an ninh với người dùng Mỹ.
"Hành động của Trump sẽ phá huỷ một cộng đồng trực tuyến nơi hàng triệu người Mỹ cùng nhau thể hiện bản thân", đơn kiện có đoạn.
Nhà Trắng hiện chưa phản hồi trước thông tin trên.
Logo TikTok bên ngoài văn phòng tại thành phố Culver, bang California, Mỹ hôm 27/8. Ảnh: AFP.
Động thái của TikTok diễn ra ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ hôm 18/9 ra lệnh cấm người dùng tại nước này tải ứng dụng WeChat và TikTok kể từ ngày 20/9. Cơ quan này sẽ yêu cầu gỡ hai ứng dụng Trung Quốc và "cấm cửa" chúng trên AppStore, Google Play hay bất cứ nhà cung cấp ứng dụng nào trên các nền tảng "có thể tiếp cận từ Mỹ". Một nhóm người dùng TikTok ở Mỹ cũng đang đệ đơn chống lại lệnh cấm này tại toà án California.
TikTok, nền tảng tạo và chia sẻ các video ngắn, phát triển nhanh chóng ở Mỹ, từ 11 triệu người dùng mỗi tháng vào tháng 1/2018 lên khoảng 100 triệu hiện nay.
Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ông chủ Nhà Trắng cũng đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc bị đóng cửa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay cũng ra thông cáo chỉ trích Mỹ và kêu gọi Washington "ngừng bắt nạt". Cơ quan này cảnh báo Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích của các công ty trong nước.
Theo ông James Dempsey, giám đốc điều hành của Trung tâm Luật và Công nghệ Berkeley thuộc Đại học California ở Berkeley, các vụ kiện thách thức lệnh hành pháp liên quan đến an ninh quốc gia thường đối mặt với một cuộc chiến khó khăn.
"Các tòa án thường không xem xét những quyết định của tổng thống về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia", Dempsey nói.
ByteDance không bán thuật toán TikTok cho Mỹ ByteDance, công ty mẹ của TikTok, sẽ không chuyển giao thuật toán của ứng dụng này trong bất kỳ thỏa thuận bán hoặc thoái vốn nào tại Mỹ. "Có thể bán chiếc xe, nhưng không thể bán động cơ. ByteDance sẽ không giao thuật toán cho bất kỳ người mua nào ở Mỹ, nhưng nhóm công nghệ của TikTok ở Mỹ có thể...