TikTok được gia hạn thêm một tuần
Người đứng đầu Nhà Trắng muốn ứng dụng chia sẻ video tiếp tục hoạt động ở Mỹ bằng cách chia cổ phần cho nhiều bên nắm giữ.
Ngày 19/9, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ sẽ tăng thêm thời hạn một tuần trước khi buộc Google và Apple xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng vào 27/9. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông ủng hộ thỏa thuận cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ.
Cụ thể, ông Trump muốn Oracle và Walmart thành lập công ty mới đảm nhận các hoạt động của TikTok tại Mỹ với tên gọi TikTok Global. “Tất cả sẽ thuộc quyền kiểm soát của Oracle và Walmart”, tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Các cổ đông Mỹ sẽ nắm giữ khoảng 53% cổ phần công ty này. Trong khi đó, 36% thuộc về nhà đầu tư Trung Quốc. Oracle hy vọng sẽ có được 12,5% cổ phiếu TikTok Global.
Cũng theo Reuters, 80% cổ phần sẽ được phân phối cho các nhà đầu tư của ByteDance, trong khi Oracle và Walmart chia nhau 20% còn lại. Hiện, 40% cổ phần của ByteDance do giới đầu tư Mỹ nắm giữ.
“Chúng tôi rất vui khi có thể cùng Oracle, Walmart giải quyết các lo ngại về vấn đề bảo mật của chính quyền Mỹ. Ngoài ra, đây cũng là tương lai của ứng dụng tại đây”, đại diện TikTok cho hay.
Công ty Trung Quốc cũng cho rằng Oracle có thể trở thành nhà cung cấp công nghệ đáng tin cậy. “Họ có thể chịu trách nhiệm lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng Mỹ. Ngoài ra, Oracle có khả năng bảo mật hệ thống máy tính liên quan, đáp ứng đầy đủ yêu cầu an ninh quốc gia của Mỹ”, đại diện TikTok nhận định.
Video đang HOT
Tổng thống Trump sẽ cứu lấy TikTok?
Tổng thống Trump lên tiếng ủng hộ thỏa thuận trên, đồng thời nhận định hợp tác này sẽ tạo ra 25.000 việc làm mới tại Mỹ. “Tôi chúc cho thỏa thuận này thành công”, ông nói.
Khoảng 100 triệu người Mỹ sử dụng TikTok. Điều này khiến quan chức nước này lo ngại dữ liệu người dùng có khả năng sẽ lọt vào tay chính quyền Trung Quốc.
Ngày 17/9, theo Reuters, TikTok Global sẽ có đa số giám đốc lẫn một giám đốc điều hành người Mỹ. Một chuyên gia bảo mật cũng sẽ có chân trong hội đồng quản trị công ty.
Về phía Tổng thống Trump, người đứng đầu Nhà Trắng bày tỏ sự không hài lòng khi các luật sư chính phủ cho rằng ông không được phép yêu cầu trích một phần tiền trong thương vụ “Mỹ hóa” TikTok vào kho bạc.
Hạn chót cận kề, ByteDance từ chối bán TikTok cho Microsoft
Công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc, mới đây thông báo từ chối bán mảng kinh doanh ứng dụng ở Mỹ cho Microsoft.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn 'bán mình hoặc đóng cửa' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.
Hạn chót cận kề, ByteDance từ chối bán TikTok cho Microsoft.
Microsoft là công ty đầu tiên công bố ý định mua lại TikTok sau khi ông Trump đe dọa cấm cửa ứng dụng này.
Trong thông báo đăng trên trang web chính thức của công ty ngày 13/9, Microsoft cho biết nếu mua lại các hoạt động của TikTok ở Mỹ, hãng này sẽ tạo nên những thay đổi lớn để đảm bảo dịch vụ này sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an ninh, bảo mật, an toàn trực tuyến, cũng như chống lại sai lệch thông tin.
Cũng trong ngày 13/9, Washington Post đưa tin Oracle đã được ByteDance chọn làm "đối tác công nghệ" để xoa dịu những lo ngại của Mỹ.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Oracle (do tỷ phú Ellison đồng sáng lập) đã làm việc với một số nhà đầu tư của ByteDance, bao gồm 2 công ty của Mỹ là General Atlantic và Sequoia Capital để đàm phán mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
Đây được coi là một bước đi chiến lược của Oracle, công ty chuyên tập trung cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp và hầu như không đầu tư vào các ứng dụng tiêu dùng hay mạng xã hội.
Oracle hiện nằm trong top 3 công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới cùng với Microsoft và IBM. Giá trị thị trường của Oracle hiện ước tính khoảng 169,33 tỷ USD.
Chỉ bán thương hiệu, không bán thuật toán
Theo thông tin từ SCMP, ByteDance dự kiến sẽ chỉ bán ứng dụng TikTok mà không bao gồm thuật toán, hay mã nguồn hoạt động đằng sau nó. Tuy nhiên, nhóm công nghệ của TikTok ở Mỹ có thể phát triển một thuật toán mới.
Trước đó, một nguồn tin chính phủ Trung Quốc hồi đầu tháng 9 cho biết ByteDance có thể bán toàn bộ TikTok, trừ các thuật toán. Việc loại trừ thuật toán cũng sẽ buộc những người mua tiềm năng phải xem xét lại kế hoạch mua và định giá ứng dụng.
Nguồn tin am hiểu công nghệ cho biết ByteDance sử dụng một mã nguồn cho TikTok ở tất cả các quốc gia, nhưng có điều chỉnh cho các thị trường khác nhau.
Trên thực tế, đây là điều đã được giới công nghệ lường trước, trong bối cảnh ByteDance chịu lệnh cấm từ Mỹ.
Một số chuyên gia công nghệ từng cho rằng bất kỳ công ty nào mua các hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ gặp khó khăn nếu thương vụ không bao gồm thuật toán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng 8 đã đặt thời hạn 45 ngày để ứng dụng TikTok bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho một công ty Mỹ, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Đồng thời, ông cũng đưa ra điều kiện khá bất ngờ rằng bất kỳ thỏa thuận bán chi nhánh tại Mỹ nào của TikTok cũng đều phải nộp một khoản tiền cho Bộ Tài chính Mỹ, do cơ quan này đã giúp thương vụ được hiện thực hóa.
Tới ngày 6/8, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Tổng thống Trump đã chính thức ký sắc lệnh hành pháp cấm tất cả giao dịch với ByteDance.
Cụ thể, sắc lệnh nêu rõ mọi cá nhân hoặc tài sản nằm trong quyền xét xử của Mỹ sẽ bị cấm giao dịch với ByteDance. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau khi sắc lệnh hành pháp được ban hành 45 ngày.
Trong sắc lệnh, ông Trump nhấn mạnh TikTok có thể được sử dụng cho các chiến dịch gieo rắc thông tin sai lệch của Trung Quốc nên Mỹ "phải hành động cứng rắn để bảo vệ an ninh quốc gia".
Kẻ ngáng đường Microsoft mua TikTok Thêm một hãng công nghệ lớn của Mỹ nhảy vào cuộc đua thâu tóm TikTok, ứng dụng chia sẻ video của công ty Trung Quốc ByteDance. Ngày 18/8, công ty phần mềm Oracle xác nhận có ý định mua lại TikTok. Như vậy, Oracle chính thức tham gia cuộc đua thâu tóm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng thế giới cùng Microsoft...