TikTok có thể sắp kiện chính quyền Trump vi hiến
TikTok dự định đệ đơn kiện sớm nhất ngày 11/8, cáo buộc chính quyền Trump vi hiến khi cấm mạng xã hội này hoạt động ở Mỹ.
Đơn kiện sẽ được nộp lên Tòa án Quận Phía nam bang California, nơi đặt trụ sở của TikTok tại Mỹ, Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia (NPR) hôm 8/8 dẫn nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề cho hay.
Đơn kiện sẽ lập luận rằng hành động của Tổng thống Donald Trump là vi hiến vì không cho công ty cơ hội phản ứng, đồng thời nêu việc chính phủ Mỹ dùng vấn đề an ninh quốc gia để biện minh cho sắc lệnh cấm TikTok là vô căn cứ.
Một phát ngôn viên của TikTok từ chối bình luận về thông tin của NPR. TikTok, mạng chia sẻ video thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, trước đó nói rằng họ “bị sốc” và sẽ theo đuổi mọi biện pháp có thể, trong đó có khởi kiện lên tòa án Mỹ.
Video đang HOT
Ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại thông minh ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 7/8. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, Wall Street Journal dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề đưa tin TikTok và Twitter đã tổ chức các cuộc đàm phán sớm về khả năng kết hợp giữa hai mạng xã hội này. Hiện chưa rõ liệu Twitter có theo đuổi thỏa thuận nào liên quan đến các hoạt động của TikTok tại Mỹ hay không.
Twitter lý giải rằng quy mô của họ nhỏ hơn nhiều so với Microsoft nên có thể sẽ không phải đối mặt với mức độ giám sát chống độc quyền như Microsoft hoặc các nhà thầu tiềm năng khác. Microsoft đã đàm phán nhiều tuần với ByteDance và được coi là lựa chọn hàng đầu cho bất kỳ thỏa thuận nào có thể diễn ra. Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella đã nói chuyện với Trump về vấn đề này một tuần trước.
Trump hôm 6/8 ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Tencent, chủ sở hữu của WeChat, sau 45 ngày tới nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”. Trước đó vài ngày, Trump nói TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
TikTok hiện có khoảng một tỷ người sử dụng trên khắp thế giới. Giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại khả năng TikTok bị Bắc Kinh sử dụng cho mục đích bất chính. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay dữ liệu về người dân Mỹ mà các công ty như TikTok đang thu thập có thể gồm “nhận dạng khuôn mặt, thông tin về nơi cư trú, số điện thoại, bạn bè”.
TikTok và ByteDance phủ nhận mọi liên hệ với chính quyền Trung Quốc. Tổng giám đốc TikTok Mỹ Vanessa Pappas hôm 1/8 khẳng định công ty đang nỗ lực để mang đến “một phần mềm an toàn nhất” cho người dùng.
Trump sắp hành động với TikTok
Chính quyền Trump đang nghiên cứu mối đe dọa an ninh quốc gia từ các ứng dụng Trung Quốc như TikTok và sẽ hành động trong vài tuần tới.
"Một vài quan chức chính quyền đang xem xét rủi ro về an ninh quốc gia liên quan đến TikTok, WeChat và những ứng dụng khác có khả năng làm lộ an ninh quốc gia, đặc biệt liên quan tới việc đối thủ nước ngoài thu thập thông tin công dân Mỹ", Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows trả lời các phóng viên khi trên đường từ Georgia tới thủ đô Washington hôm 15/7.
Meadows nói ông không biết liệu có "hạn chót" để chính quyền đưa ra các hành động chống lại các ứng dụng Trung Quốc hay không, song cho biết thêm họ sẽ hành động trong vài tuần, không tới vài tháng.
Chủ sở hữu TikTok và WeChat hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows tại Oxon Hill hôm 27/2. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố của Meadows được đưa ra khi TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance, công ty có trụ sở ở Trung Quốc, lọt vào "tầm ngắm" của chính quyền Trump trong bối cảnh quan hệ Washington - Bắc Kinh ngày càng căng thẳng vì vấn đề Covid-19, Đài Loan, luật an ninh Hong Kong và Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu tuần cho biết nước này đang cân nhắc cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, do lo ngại an ninh quốc gia. Phó tổng thống Mike Pence cũng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục lập trường cứng rắn với các thực thể Trung Quốc đe dọa an ninh, trong đó có TikTok.
Quan chức Mỹ luôn tỏ ra lo ngại về TikTok trong vấn đề an ninh quốc gia. Họ cho rằng luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty trong nước phải "hỗ trợ và hợp tác" với các cơ quan an ninh, tình báo của nước này. Tuy nhiên, TikTok nhiều lần khẳng định chính phủ Trung Quốc chưa từng yêu cầu chia sẻ thông tin người dùng và ngay cả khi được yêu cầu, họ cũng không làm như vậy.
Tình báo Mỹ nói Trung Quốc muốn ông Trump thất cử vì 'không thể đoán trước' Một quan chức tình báo Mỹ cho biết, Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ và họ muốn ông Trump thua cuộc vì ông là người khó đoán. "Chúng tôi đánh giá rằng Trung Quốc thích Tổng thống Trump - người mà Bắc Kinh nhận định là không thể đoán trước thất cử", Giám đốc...