TikTok có thể dừng hoạt động tại Mỹ
TikTok nhiều khả năng sẽ dừng hoạt động tại Mỹ do thương vụ mua lại không được chính quyền Bắc Kinh đồng ý.
Theo Reuters, các quan chức Trung Quốc cho rằng việc buộc phải bán mảng hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ khiến cả ByteDance và nước này tỏ ra yếu thế trước sức ép từ Washington. Họ thà đóng hẳn dịch vụ mạng xã hội video ngắn tại quốc gia đối thủ thay vì để thương vụ mua bán diễn ra, nguồn tin xin được giấu tên nói với Reuters.
Theo đó, Trung Quốc có thể sử dụng các điều luật sửa đổi trong danh sách các sản phẩm công nghệ được xuất khẩu vào ngày 28/8 vừa qua để ngăn chặn TikTok bị bán lại. Những khách hàng tiềm năng đang trong đàm phán mua lại với ByteDance có thể sẽ không đạt được mục đích.
Nguồn tin cũng cho biết ByteDance và những công ty như Microsoft, Oracle có thể vẫn đang thảo luận về bốn cách để dàn xếp thương vụ mua lại TikTok. Trong đó, ứng dụng video ngắn có thể tìm được lựa chọn để nhượng lại cho công ty Mỹ mà không cần sự chấp thuận của Bộ thương mại Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong thông báo chính thức gửi tới truyền thông, ByteDance cho biết chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đề xuất với họ rằng nên đóng cửa TikTok ở Mỹ hoặc bất kỳ thị trường nào khác. Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, các Bộ ngoại giao và thương mại của Trung Quốc đều từ chối trả lời về thông tin này.
Video đang HOT
Ứng dụng TikTok trên hệ điều hành iOS.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump trước đó đã ra lệnh cấm với TikTok tại Mỹ và “cửa” duy nhất để ứng dụng này tiếp tục hoạt động là phải bán lại cho một công ty Mỹ. Thời hạn cho yêu cầu trên là đến giữa tháng 9/2020.
TikTok là ứng dụng mạng xã hội video phổ biến nhất với người dùng thanh thiếu niên tại Mỹ. Tuy nhiên, cả công ty mẹ là ByteDance và người sáng lập Zhang Yiming đã bị cuốn vào một cuộc đụng độ thiên nhiều về chính trị giữa hai cường quốc.
Các quan chức Mỹ liên tục chỉ trích tính bảo mật và quyền riêng tư của ứng dụng, cho thấy dữ liệu người dùng có thể bị chia sẻ với chính quyền Bắc Kinh. Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên phát biểu vào cuối tuần trước, rằng Mỹ đang lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi nước này ngừng đàn áp các công ty nước ngoài như TikTok
TikTok hiện có khoảng một tỷ người sử dụng trên khắp thế giới và có khoảng 100 triệu người dùng riêng tại Mỹ.
Bước ngoặt mới trong thương vụ TikTok
Chính quyền Bắc Kinh được cho là đã can thiệp vào thương vụ TikTok, giúp công ty này hoãn giao dịch, thậm chí thay đổi cơ cấu khi phải "bán mình".
Sina cho biết việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thương vụ TikTok đã giúp thay đổi một số nội dung đàm phám giữa ByteDance và Nhà trắng, tạo ra bước ngoặt mới cho công ty này sau khi rơi vào bế tắc.
TikTok vô tình bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung. Ảnh: Ascannio.
Trước đó, ngày 28/8, Trung Quốc đã bất ngờ bổ sung danh sách các mặt hàng công nghệ cấm xuất khẩu, trong có các thuật toán AI, công nghệ khuyến nghị dựa trên phân tích dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu các công ty Mỹ muốn mua lại TikTok kèm thuật toán, ByteDance phải mất nhiều thời gian hơn để xin giấy phép từ chính phủ Trung Quốc. Như vậy, việc mua bán không thể hoàn tất theo yêu cầu của chính quyền Trump. Tác động của Trung Quốc mang lại cho ByteDance nhiều lý do hợp lý để thúc đẩy các nhà đầu tư Mỹ và các bên liên quan tác động đến Lầu Năm Góc.
Trong trường hợp Trung Quốc cấm ByteDance bán công nghệ của TikTok, chính phủ Mỹ phải cân nhắc hai lựa chọn: cấm vĩnh viễn TikTok theo yêu cầu của Tổng thống Trump hoặc để ByteDance bán ứng dụng cho công ty Mỹ mà không bao gồm thuật toán. Nếu TikTok không có thuật toán, ứng dụng này khó duy trì được ở Mỹ. Như vậy, các công ty, nhà đầu tư Mỹ sẽ trực tiếp chịu thiệt. Lựa chọn tốt nhất là để ByteDance giữ lại một số quyền nhất định để các bên đều hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của TikTok tại khu vực này.
Để ép ByteDance bán TikTok tại Mỹ, Tổng thống Trump đã ban hành hai lệnh cấm liên tiếp: buộc công ty phải hoàn tất thương vụ trước 15/9, nếu không sẽ bị cấm vĩnh viễn. Hai lệnh cấm này viện những lý do không thống nhất. Lệnh cấm ngày 6/8 cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể đánh cắp dữ liệu người dùng Mỹ thông qua TikTok. Nhưng lệnh cấm thứ hai vào ngày 14/8 lại lấy lý do của Uỷ ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) nói việc ByteDance mua lại Musical.ly trước đó đe doạ về an ninh quốc gia và hai bên đã không thông báo về việc hoàn tất giao dịch vào năm 2018.
Nguồn tin của Sina nói rằng chính phủ Mỹ gây sức ép lên TikTok khiến nội bộ công ty diễn ra một cuộc "thanh lọc những người cực đoan". Trong khi ByteDance muốn kéo dài thời gian mua bán càng lâu càng tốt, một số nhà đầu tư Mỹ và cựu CEO Kevin Mayer lại muốn đẩy nhanh thương vụ. Cuối cùng, khi Zhang Yiming, CEO ByteDance, thể hiện quan điểm cứng rắn, muốn giữ lại TikTok, Kevin Mayer đã nộp đơn từ chức sau ba tháng tại nhiệm.
Theo các nhà phân tích, gần đây Zhang Yiming cũng có quan hệ thân thiết hơn với chính phủ Trung Quốc. Vì vậy, việc Bắc Kinh can thiệp vào thương vụ này là dễ hiểu. Chính quyền Trung Quốc muốn gửi thông điệp đến những doanh nghiệp bị vướng vào cuộc chiến Mỹ - Trung rằng Bắc Kinh sẽ không bỏ họ lại phía sau. "Chúng tôi muốn cho các nước khác thấy rằng đây là điều mà chính phủ Trung Quốc sẽ hành động nếu bạn bắt nạt bất kỳ công ty nào của chúng tôi", Reuters dẫn lời nguồn tin thân cận.
Dù vẫn chưa biết chắc kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán giữa hai bên, rõ ràng, tác động của chính quyền Bắc Kinh khiến việc thâu tóm TikTok không còn dễ dàng như dự đoán của người Mỹ. Ít nhất ByteDance sẽ có thêm thời gian và được quyền ra giá cao hơn so với trước đây.
Thuật toán 'ma thuật' của TikTok có thể bị cấm xuất khẩu ngoài Trung Quốc Bất kỳ công ty nào mua TikTok cũng có thể gặp khó trong việc mô phỏng thuật toán gợi ý của ứng dụng video ngắn này. ByteDance, công ty mẹ TikTok , đang đàm phán với một số người mua tiềm năng để bán TikTok tại Mỹ sau khi Tổng thống Trump dọa cấm ứng dụng. Thương vụ có thể trị giá 30...