TikTok chối bỏ nguồn gốc Trung Quốc hay chiêu bài che mắt thiên hạ?
Tiếp bước Huawei, TikTok đang trở thành mục tiêu trừng phạt của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mạng xã hội này đang có những nước đi khó đoán.
TikTok từ lâu vốn được biết đến là nền tảng ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những đoạn video ngắn kèm hiệu ứng có nội dung mang tính viral trend (tạo cơn sốt toàn cầu).
TikTok hiện phủ sóng trên 155 quốc gia và được chuyển thể theo 75 ngôn ngữ. theo dữ liệu Globalwebindex, 41% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 16-24 đang sử dụng mạng xã hội này.
Tính đến tháng 4/2020, TikTok đã đạt tổng cộng hơn 2 tỷ lượt tải về, trong đó Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Đông Nam Á là những thị trường lớn nhất của ứng dụng.
Sau Huawei, TikTok trở thành mối quan tâm tiếp theo của chính phủ Mỹ.
Mặc dù vậy, việc TikTok thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc đang dấy lên mối lo ngại không chỉ ở Mỹ về cách ứng dụng này xử lý dữ liệu cá nhân.
Mỹ và nhiều quốc gia quay lưng với TikTok
Kể từ năm 2019, TikTok đã phải đối mặt với sự giám sát của chính quyền Tổng thống Trump về các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Tháng 11/2019, một cuộc điều tra của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) được mở ra nhằm tập trung xử lý các vấn đề về dữ liệu cá nhân. Cùng với đó sẽ nghiên cứu các hành động mới nhất của TikTok để đánh giá những rủi ro tiềm ẩn.
Một tháng sau, quân đội Mỹ đã có động thái nghiêm cấm binh lính hay nhân viên làm việc trong các lực lượng sử dụng ứng dụng này. Lầu Năm Góc tuyên bố, với các mối đe dọa tiềm ẩn mà TikTok có thể gây ra, đây là hành động cần thiết và phù hợp.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 7 với phóng viên Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhấn mạnh nỗ lực của chính phủ Mỹ khi xem xét khả năng cấm cửa những ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, đây được xem như “tối hậu thư” rõ ràng gửi gắm đến TikTok.
Video đang HOT
TikTok đang bị nhiều thị trường lớn bỏ rơi do bê bối.
Theo CNN, ông Pompeo còn mỉa mai rằng chỉ những ai “muốn thông tin cá nhân của mình rơi vào tay Trung Quốc” mới đi tải ứng dụng mạng xã hội của đất nước tỷ dân về điện thoại.
Ngoài Mỹ, Indonesia và Bangladesh là hai quốc gia mà TikTok không “có cửa” bước vào biên giới. Với các cáo buộc thu thập thông tin trái phép và nội dung độc hại, mạng xã hội này đã bị xóa khỏi cửa hàng App Store và Google Play địa phương.
Cuối tháng 6, Bộ Công nghệ Ấn Độ đã công bố lệnh cấm khoảng 60 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có TikTok, khiến hàng triệu người dùng không thể tải xuống ứng dụng nữa.
Dù công ty mẹ của ứng dụng là ByteDance đã bác bỏ cáo buộc cũng như cam kết phối hợp với nhà chức trách trong vấn đề bảo mật thông tin, đồng thời tuân thủ luật pháp nước sở tại, động cơ đằng sau các quyết định của Ấn Độ có thể là đòn trả đũa sau những căng thẳng quân sự leo thang tại biên giới với Trung Quốc.
Việc bị áp dụng lệnh cấm phát hành TikTok tại quốc gia này có thể khiến ByteDance đánh rơi mất 6 tỷ USD.
Tại Australia, ứng dụng này có thể được đưa ra trước Quốc hội Australia để bàn về mối lo ngại gián điệp, công ty này có thể sẽ bị đưa vào danh sách Can thiệp nước ngoài thông qua mạng xã hội. Tính đến nay, TikTok đang có 1,6 triệu người dùng tại Australia.
Trước đó, nhóm hacker Anonymous đã lên tiếng vì cho rằng đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra.
Quân đội Australia cũng đã cấm cài đặt ứng dụng video này trên các thiết bị do quân đội phát. Chính quyền Thủ tướng Scott Morrison cũng vừa thông qua gói ngân sách gần 190 tỷ USD cho an ninh quốc phòng, trong đó khoảng 1 tỷ USD dành cho an ninh mạng.
Theo Korea Times, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) vào đầu tháng 1/2020 đã tuyên bố mở cuộc điều tra TikTok sau khi Song Hee-kyeoung, đại diện đảng Tự do Hàn Quốc cảnh báo về quy trình thu thập dữ liệu của ứng dụng Trung Quốc hồi tháng 10/2019.
TikTok muốn che mắt thiên hạ?
Cái mác “Made in China” là một trong những lý do mà TikTok đang phải hứng chịu làn sóng tẩy chay từ các thị trường lớn trên thế giới. Phía công ty mẹ ByteDance, cụ thể là CEO toàn cầu Kevin Mayer đã lên tiếng phủ nhận những yêu cầu cung cấp dữ liệu thu thập được từ TikTok của chính phủ Trung Quốc.
“Tôi xác nhận chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu chúng tôi cung cấp dữ liệu người dùng TikTok Ấn Độ. Nếu TikTok nhận được một đề nghị như vậy trong tương lai, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp”, Mayer viết trong lá thư gửi chính phủ Ấn Độ ngày 28/6.
Không những thế, TikTok cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn tránh xa các yếu tố chính trị và nâng cao hợp tác song phương.
Mạng xã hội này đang nỗ lực thoát khỏi cái bóng “Made in China”?
Theo Reuters, ByteDance đang âm thầm thực hiện các kế hoạch di chuyển các nhân sự ra khỏi Trung Quốc khi mở rộng nhanh chóng đội ngũ kỹ sư tại trụ sở Mỹ.
Sau đó, TokTok cũng tuyên bố dừng hoạt động tại Hong Kong, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong vào ngày 30/6.
Việc TikTok rút khỏi Hong Kong được cho là nhằm thoát khỏi các yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc, cũng như bày tỏ thiện chí ủng hộ quyền tự do dư luận. Dù vậy, động thái rút lui khỏi thị trường này theo BBC nhận định “nhìn có vẻ khác thường, nhưng là bước đi chiến lược” nhằm thay đổi hình ảnh của công ty này.
“TikTok đã liên tục khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ cung cấp dữ liệu cho chính quyền Bắc Kinh, và cũng chưa bao giờ bị ép phải cung cấp dữ liệu.
Tiếp tục hoạt động tại Hong Kong, dưới luật an ninh mới, có thể gây khó cho những tuyên bố của họ”, cây viết Karishma Vaswani của BBC nhận xét.
TikTok vừa tung một chiêu bài có thể khiến Facebook, Google lo lắng
Bất chấp khó khăn bủa vây, TikTok ra mắt một nền tảng quảng cáo cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ sức cạnh tranh với Google, Facebook.
TikTok mới đây đã tung ra một nền tảng quảng cáo "tự phục vụ" cho phép các công ty mua và quản lí các chiến dịch quảng cáo trực tiếp. CNBC bình luận đây được xem là một động thái của TikTok trong việc thu hút ngân sách quảng cáo của các công ty vừa và nhỏ.
Nền tảng này có thể giúp TikTok có một vị thế ngang bằng hơn với các đối thủ khi nhắc đến ngân sách quảng cáo của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nền tảng trực tuyến lớn như Google và Facebook trước đó đã cho phép các doanh nghiệp nhỏ mua quảng cáo trực tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Năm ngoái, Snap nói nền tảng quảng cáo tự phục vụ của mình, vốn được ra mắt từ năm 2017, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
TikTok cũng nói rằng các khách hàng của nó sẽ được tiếp cận với nhiều công cụ sáng tạo để quảng cáo cùng với đó là các gói ngân sách quảng cáo linh hoạt có thể điều chỉnh chi tiêu và thay đổi mục tiêu chiến dịch. Dù vậy, TikTok khẳng định các nhà quảng cáo và nội dung quảng cáo sẽ phải trải qua một quá trình phê duyệt.
Cũng nhân dịp này, TikTok chia sẻ sẽ tặng 100 triệu USD giá trị quảng cáo cho nhóm doanh nghiệp nhỏ. Mạng xã hội này cho rằng đây là nhóm doanh nghiệp "chịu nhiều rủi ro nhất" khi nền kinh tế địa phương dừng hoạt động để đảm bảo sức khỏe cộng đồng trong dịch bệnh.
Thông báo nói trên được đưa ra trong bối cảnh TikTok có một quãng thời gian sóng gió. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì mới đây nói với Fox News rằng Mỹ "đang cân nhắc" cấm TikTok và nhiều ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc khác với lí do những quan ngại về bảo mật. Tuần trước, Ấn Độ cũng đã cấm TikTok cùng 58 ứng dụng khác từ Trung Quốc.
TikTok được xem là một trong những đối tượng hưởng lợi từ phong trào "tẩy chay" quảng cáo trên Facebook của hàng trăm công ty diễn ra trong tháng 7.
TikTok Từ trò giải trí vô thưởng vô phạt đến nguy cơ trở thành "nạn nhân chính trị" Không chỉ gặp rắc rối ở Mỹ và Trung Quốc, tuần trước TikTok đã chính thức bị cấm tại Ấn Độ vào tuần trước. Nhiều nguồn tin cho hay Úc cũng đang xem xét động thái tương tự. TikTok bắt đầu cho phép đăng tải những video biểu tình ở Mỹ và tuyên bố rời khỏi thị trường Hồng Kông, đồng thời đối...