TikTok chi 200 triệu USD lôi kéo người dùng Mỹ
Quỹ sáng tạo trị giá 200 triệu USD của TikTok sẽ hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung tại Mỹ, lôi kéo họ ở lại ứng dụng.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok cho biết, từ tháng 8, người dùng tại Mỹ có thể nộp đơn xin hỗ trợ từ quỹ sáng tạo của mạng video ngắn này. Yêu cầu đầu tiên là nhà sáng tạo nội dung phải trên 18 tuổi, có lượng bài đăng liên tục và đạt số người theo dõi nhất định.
Quỹ sáng tạo TikTok được thành lập ngay sau khi Ủy ban thượng viện về an ninh nội địa Mỹ phê duyệt đề xuất cấm dùng ứng dụng trên các thiết bị của chính phủ. Động thái này nhằm giữ chân người dùng, khuyến khích họ tiếp tục sáng tạo nội dung.
TikTok đang gặp nhiều rắc rối tại hai thị trường quan trọng nhất là Ấn Độ và Mỹ. Ảnh: 123RF.
Vanessa Pappas, Giám đốc TikTok tại Mỹ, cho biết, trước đây, công ty đã giúp các “ngôi sao” của mình kiếm tiền bằng cách kết nối họ với các nhà quảng cáo. Giờ đây quỹ 200 triệu USD sẽ đảm bảo những người sáng tạo nội dung tại Mỹ có thể kiếm tiền trực tiếp từ ứng dụng. TikTok cũng sẽ xem xét việc phát triển quỹ sáng tạo ở các quốc gia khác.
Theo Bloomberg, trong năm nay, TikTok cũng ký thoả thuận với các công ty âm nhạc để trả tiền cho việc sử dụng các bài hát và đang trong quá trình đàm phán với các công ty âm nhạc lớn hơn để giải quyết vấn đề bản quyền. Nền tảng này cũng có Quỹ học tập trị giá 50 triệu USD dành cho các giáo viên trên toàn cầu, trong đó có khoảng 1.000 giáo viên Mỹ.
Video đang HOT
Lời hứa thanh toán của TikTok đến vào thời điểm quan trọng nhất, khi họ phải đối mặt với nhiều chỉ trích ở Mỹ, thị trường mang lại doanh thu lớn nhất của công ty. Đáp lại cáo buộc là ứng dụng gián điệp của Trung Quốc, TikTok có nhiều động thái quyết liệt, như dời trụ sở công ty mẹ, cam kết tuyển dụng 10.000 nhân viên Mỹ.
Một số tin đồn gần đây cho thấy các nhà đầu tư Mỹ đang cân nhắc mua lại cổ phần của ByteDance để đảm bảo mạng video này có thể tiếp tục được lưu hành. Đáp lại những tin đồn này, ByteDance vẫn im lặng.
TikTok cân nhắc bán mình cho nhà đầu tư Mỹ
Một số nhà đầu tư đang trong quá trình thảo luận với người đứng đầu ByteDance nhằm mua lại phần lớn cổ phần và quyền kiểm soát TikTok.
Theo thông tin từ tờ The Information, một nhóm nhỏ các nhà đầu tư Mỹ đã bắt đầu thảo luận với các lãnh đạo hàng đầu của ByteDance về kế hoạch mua thêm cổ phần để nắm quyền kiểm soát công ty con TikTok.
Cụ thể, một số nhà đầu tư của Bytedance đang cân nhắc mua lại quyền kiểm soát công ty con TikTok của ByteDance.
Một số nhà đầu tư của Bytedance đang cân nhắc mua lại quyền kiểm soát công ty con TikTok của ByteDance.
Hiện nhóm nhà đầu tư này đang trong quá trình thảo luận với người đứng đầu ByteDance - Zhang Yiming - nhằm mua lại phần lớn cổ phần và quyền kiểm soát TikTok - ứng dụng video ngắn có hơn 1 tỷ người sử dụng.
Báo cáo tiết lộ, những nhà đầu tư tham gia vào thỏa thuận này có khả năng gồm General Atlantic - Công ty chiến lược có trụ sở tại New York (Mỹ) và Sequoia Capital - Công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ.
Sequoia Capital từng rất thành công với những khoản đầu tư vào Apple, Google, PayPal.
Trong đó, Sequoia Capital từng rất thành công với những khoản đầu tư vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Apple, Google và PayPal trong buổi ban đầu.
Theo một báo cáo của The Information trước đó, nhà sáng lập và CEO của Bytedance, ông Zhang Yiming, cho biết ông không phản đối các thỏa thuận trao quyền cổ phiếu TikTok.
Cùng ngày, Ủy ban Thượng viện về An ninh nội địa Mỹ đã nhất trí phê duyệt đề xuất cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cung cấp, theo Reuters.
Ủy ban Thượng viện Mỹ hôm nay đã nhất trí phê duyệt đề xuất cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cung cấp.
Đạo luật "Không TikTok" trên Thiết bị Chính phủ được Thượng nghị sĩ bang Missouri Josh Hawley đề xuất hồi tháng ba, và được Ủy ban Thượng viện về An ninh nội địa Mỹ thông qua ngày 22/7.
Dự luật này cấm nhân viên, nhà thầu liên bang, nhà lập pháp tải xuống hoặc sử dụng TikTok và tất cả ứng dụng khác của tập đoàn ByteDance trên bất kỳ thiết bị nào do chính phủ nước này cung cấp.
Dự luật "Không TikTok" sẽ được đưa ra biểu quyết ở toàn thượng viện trong thời gian tới.
Hồi đầu tuần, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc cấm các nhân viên liên bang tải ứng dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cung cấp.
Sau khi được thông qua tại Hạ viện và Ủy ban Thượng viện, Dự luật "Không TikTok" sẽ được đưa ra biểu quyết ở toàn thượng viện. Nếu được thông qua, lệnh cấm TikTok sẽ trở thành luật chính thức tại Mỹ.
TikTok là ứng dụng video ngắn nổi tiếng của Trung Quốc.
TikTok là ứng dụng video ngắn nổi tiếng của Trung Quốc. Ứng dụng này thu hút gần một tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó ước tính có hơn 52 triệu người dùng ở Mỹ, tăng khoảng 12 triệu người kể từ khi Covid-19 bùng phát.
TikTok đặc biệt phổ biến với những người dùng trẻ tuổi. Năm ngoái, khoảng 60% trong số 26,5 triệu người dùng TikTok hàng tháng tại Mỹ trong độ tuổi từ 16-24.
'Đây là lời cảnh báo cuối cùng với TikTok' Sau Ấn Độ, thêm một quốc gia xem xét cấm TikTok trên phạm vi toàn lãnh thổ. Ngày 21/7, Cơ quan Viễn thông Pakistan (PTA) thông báo đã cấm ứng dụng livestream Bigo Live vì đăng tải nội dung "vô đạo đức và thô tục", đồng thời cơ quan này cũng đưa ra "cảnh báo cuối cùng" đối với TikTok. Đại diện PTA...