TikTok bị cáo buộc gửi dữ liệu cá nhân người dùng cho máy chủ ở Trung Quốc
Một sinh viên tại California, Mỹ kiện TikTok vì gửi thông tin cá nhân của mình cho máy chủ tại Trung Quốc bất hợp pháp. Những cáo buộc cho rằng công ty con và cả công ty mẹ của TikTok tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Là ByteDance đang lấy những nội dung của người dùng như video nháp mà không có sự đồng ý của họ cùng một số lỗ hổng về bảo mật. Điều này làm dấy lên e ngại rằng TikTok được sử dụng để theo dõi người dùng tại Mỹ.
TikTok, ứng dụng ưa thích của nửa tỉ người dùng trên thế giới có thể phải đối mặt với nguy cơ pháp lý tại Mỹ.
Video đang HOT
Theo các văn bản của vụ kiện, cô Hong cài đặt ứng dụng này vào tháng 3 hoặc tháng 4/2019 nhưng chỉ để xem các video trên đó mà không tạo tài khoản. Một tháng sau, cô phát hiện TikTok đã bí mật tạo tài khoản cho mình mà không được sự cho phép. Tài khoản này cũng đưa ra các thông tin sinh trắc và thông tin cá nhân của cô lượm lặt từ các video mà cô từng tạo ra nhưng chưa bao giờ công khai.
Văn bản kiện cáo buộc TikTok bí mật ăn cắp những đoạn clip này và thông tin của cô rồi gửi về cho các máy chủ đặt tại Trung Quốc. TikTok bị tố đánh cắp số điện thoại, danh bạ, địa chỉ email, địa chỉ IP, vị trí định vị và nhiều thông tin quan trọng khác. TikTok sẽ chuyển thông tin người dùng về 2 máy chủ ở Trung Quốc là bugly.qq.com và umeng.com.
Bugly thuộc quyền sở hữu của Tencent, tập đoàn phần mềm di động lớn nhất của Trung Quốc. Tập đoàn này hiện đang sở hữu mạng xã hội WeChat và Umeng là một phần của tập đoàn thương mại khổng lồ Alibaba Group.
Theo VTC
ByteDance tách TikTok khỏi mảng kinh doanh
ByteDance, công ty sở hữu TikTok, sẽ tách mạng xã hội video ngắn này khỏi hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc để trấn an các nhà chức trách Mỹ.
Động thái của ByteDance nằm trong nỗ lực trấn an Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) rằng công ty có thể đảm bảo dữ liệu người dùng an toàn, tránh cáo buộc gián điệp liên quan đến Trung Quốc.
Nguồn tin của Reuters cho biết, ByteDance đã tách dần "nhóm phát triển kinh doanh và sản phẩm, nhóm tiếp thị và các nhóm chịu trách nhiệm pháp lý của TikTok ra khỏi ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc Douyin" từ đầu năm nay. Công ty cũng thuê đã thuê một bên thứ ba tư vấn về quy trình xử lý dữ liệu người dùng và khẳng định nội dung của TikTok nằm ngoài thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc.
Hiện tại, dữ liệu người dùng được lưu trữ trên máy chủ của TikTok gồm tên, tuổi, địa chỉ email, số điện thoại, dữ liệu vị trí, thông tin tài khoản và tất cả nội dung tải lên ứng dụng như ảnh hay video.
Ngoài ra, ByteDance đã thành lập đội ngũ giám sát hoạt động của TikTok ở Moutain View, bang California (Mỹ). Tính tới nay, công ty có 400 nhân sự Mỹ trong tổng số 50.000 nhân viên khắp thế giới, tăng từ 20 kỹ thuật viên người Mỹ trước khi mua lại Musical.ly. Hầu hết nhân sự Mỹ đều mới gia nhập vào đầu năm nay, khi công ty bắt đầu mở rộng hoạt động tại thị trường này.
Nền tảng mạng xã hội video ngắn đang bị các nhà chức trách Mỹ điều tra về chính sách lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.
Ngày 23/11, Ryan McCarthy, Bộ trưởng Lục quân Mỹ, cho biết quân đội sẽ tiến hành điều tra đặc biệt để đánh giá quan hệ giữa TikTok và chính phủ Trung Quốc. Các nhà chức trách Mỹ cho rằng dữ liệu của nền tảng đang được lưu trữ tại Trung Quốc và lo ngại các nội dung chính trị nhạy cảm có thể bị Bắc Kinh kiểm duyệt, cũng như nghi ngờ về chính sách bảo vệ dữ liệu người dùng của mạng xã hội này.
Năm 2017, ByteDance đã đầu tư 1 tỷ USD để thâu tóm ứng dụng hát nhép Musical.ly với giá 1 tỷ USD và sáp nhập với nền tảng chia sẻ video Douyin để tạo ra mạng xã hội TikTok.
Theo vnexpress
TikTok đạt 1,5 tỉ lượt tải về, vượt mặt Facebook và Instagram Theo một báo cáo mới từ nhà phân tích SensorTower, TikTok đã vượt qua mốc 1,5 tỉ lượt tải xuổng và chiếm vị trí thứ 3 trong danh mục ứng dụng không phải gaming được tải về nhiều nhất trong năm 2019. Ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc này đã vượt qua ngôi vị thống trị của Facebook để chiếm vị...