“Tiểu yêu” Perdix khiến S-400 mất phương hướng
Một khi được trang bị UAV siêu nhỏ Perdix, những tiêm kích thế hệ 4 của Mỹ hoàn toàn có thể khiến hệ thống S-300/400 của Nga mất phương hướng.
Theo National Interest, Lâu Năm Goc đang thư nghiêm môt loat may bay không ngươi lai (UAV) cơ nho mang tên Perdix co kha năng gây nhiêu hê thông phong không cua đôi phương, kể cả những hệ thống hiện đại như S-300/400.
Loại UAV mini này được Không quân Mỹ thử nghiệm lần 2 vào năm 2015 sau lần trước đó đúng 1 năm, để thực hiện thử nghiệm này, một chiếc F-16 của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân tại Alaska với tốc độ khoảng 700 km/h.
UAV cỡ nhỏ Perdix.
Một lúc sau, Perdix được phóng ra, sau khi rơi xuống một độ cao nhất định, UAV này gỡ dù và cánh quạt rộng khoảng 3 cm bắt đầu quay để đẩy nó lên phía trước. Phát minh trên nhằm tạo ra các mục tiêu giả định để đánh lừa các hệ thống radar và tên lửa phòng không của đối phương, từ đó bảo vệ cho vật chủ là máy bay chiến đấu của Mỹ.
Perdix là sản phẩm in 3D từ chất liệu sợi các bon và chạy bằng pin lithium-ion, có thể được triển khai từ các máy bay như F-16 hay F/A-18. Sự bền bỉ là yêu cầu chính của Perdix do nó được phóng đi với tốc độ rất cao và phải đủ khả năng chịu được gió mạnh.
Video đang HOT
Tờ The Washington Post dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, mỗi chiếc Perdix chỉ có trọng lượng 450 gram. Ngoài nhiệm vụ đặc biệt là đánh lạc hướng đối phương, chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng rất thấp cũng được đánh giá là lợi thế của Perdix.
Theo nguồn tin này, Dự án phát triển UAV siêu nhỏ được đặt theo tên của Perdix – một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Tổng chi phí dự án vào khoảng 20 triệu USD.
Dự án chính thức được thử nghiệm từ năm 2014 nhưng phải đến lần thử nghiệm năm 2015, Lầu Năm Góc mới thu được kết quả khả quan khi những chiếc Perdix có thể tìm thấy nhau, qua đó tạo nên phi đội gia tăng sức mạnh ở một số điều kiện nhất định.
Tính đến nay, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm với Perdix tới 150 lần trong cuộc tập trận Northern Edge 2015, bao gồm 72 lần phóng từ máy bay chiến đấu. Ngoài phóng từ chiến đấu cơ, Perdix cũng được cho thử sức bằng cách phóng từ mặt đất từ hệ thống cầm tay.
Mặc dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn ưu tiên triển khai Perdix từ chiến đấu cơ để tận dụng lợi thế trên không và giảm thiểu nguy hiểm cho máy bay trong môi trường thực chiến.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Mỹ thử thành công siêu vũ khí "vô tiền khoáng hậu"
Hải quân Mỹ và Phòng Các khả năng chiến lược tối mật của Lầu Năm góc (SCO) vừa giành được thành tựu lớn khi thử nghiệm thành công công nghệ máy bay không người lái tự động hoạt động theo nhóm Perdix có khả năng tự ra quyết định theo số đông, thay đổi đội hình và tự sửa chữa.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, trong suốt vụ thửdiễn ra tại bãi thử China Lake, California, 3 máy bay F/A-18E/F Super Hornet của Boeing đã phóng thành công 103 máy bay không người lái siêu nhỏ Perdix (micro UAV). Kết quả là, các UAV Perdix đã chứng minh được chúng có các khả năng như tự ra quyết định theo số đông, thay đổi đội hình và tự sửa chữa
"Do tính chất phức tạp của chiến trường, Perdix không được đồng bồ hóa chương trình trước theo từng chiếc.
Chúng là một hệ thống tập thể, chia sẻ chung một máy tính điện tử phân phối có chức năng ra quyết định và tự thích ứng với nhau giống như các nhóm bầy đàn trong tự nhiên. Bởi mỗi Perdix giao tiếp và hợp tác với tất cả các Perdix khác nên nhóm UAV Perdix không có vị trí lãnh đạo và có thể thích ứng với các UAV khác gia hoặc rút khỏi nhóm", Giám đốc SCO của Lầu Năm góc William Roper tuyên bố.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nhấn manhh: "Đây là công nghệ đột phá giúp chúng ta có lợi thế trước các đối thủ. Màn trình diễn này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các hệ thống tự động".
Cuộc thử nghiệm trên là một trong những ví dụ đầu tiên phản ánh tiềm năng của các phi đội lên tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn UAV có thể hoạt động cùng lúc trong một cuộc chiến.
Trước đó, Bộ Quốc phòng phải sử dụng một máy bay không người lái cỡ lớn, có giá đắt như máy bay có người lái để đạt được mục đích và hiệu quả tương tự. Theo đó, nhờ sử dụng công nghệ mới, đối phương sẽ phải vất vả hơn trong việc bắn hạ từng UAV để vô hiệu hóa một phi đội UAV.
Hơn nữa một phi đội UAV sẽ vẫn có khả năng hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ ngay cả khi nhiều UAV bị phá hủy. Theo đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch sẽ sản xuất Perdix theo lô lên đến 1.000 chiếc.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, nhóm sinh viên kỹ thuật ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển Perdix năm 2013 và sau đó, công nghệ này đã được chuyển cho quân đội.
Do đó, không giống một thiết kế dành riêng cho mục đích quân sự, Perdix dựa trên công nghệ thương mại như một điện thoại thông minh được nâng cấp liên tục kể từ khi ra đời.
"Hiện giờ là thế hệ thứ 6 của nó. Cuộc thử nghiệm hồi tháng 10.2016 đã khẳng định độ tin cậy của thiết kế này trong điều kiện khắc nghiệt như tốc độ 740 km/h, nhiệt độ -10 độ C và chấn động mạnh khi được phóng ra khỏi máy bay.", báo cáo của Lầu năm góc cho biết.
Theo Nationalinterest, Perdix chỉ là điềm báo trước về những gì sắp đến. Tương lai, các phi đội UAV có thể được sử dụng để thực hiện mọi nhiệm vụ từ vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương, chiến tranh điện tử cho đến nhiệm vụ trinh sát.
Theo Danviet
Báo Nga nói sự thật về tên lửa phòng không S-300, S-400, HQ-9 Trung Quốc Đầu những năm 90, PLA rất cần các tổ hợp phòng không để thay tên lửa phòng không của Trung Quốc có các tính năng tương tự như S-75 đã lạc hậu. Các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Matxcova về việc Trung Quốc mua các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại được triển khai từ năm 1991. Sau khi...