Tiểu thuyết kinh dị năm 1981 mô tả ớn lạnh về ‘virus Vũ Hán’
Quyển tiểu thuyết viễn tưởng kinh dị xuất bản từ gần 40 năm trước trước mô tả về một loại virus chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Tiểu thuyết The Eyes Of Darkness xuất bản năm 1981 mô tả về virus chết người từ Vũ Hán TWITTER DARRENPLYMOUTH
Trang News.com.au ngày 27.2 đưa tin một quyển tiểu thuyết viễn tưởng xuất bản năm 1981 đang “gây bão” trên mạng vì đề cập đến một loại virus chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây nhiễm tại nhiều nước.
Quyển “The Eyes Of Darkness” (tạm dịch: Đôi mắt của bóng đêm) dày 312 trang, được viết bởi tiểu thuyết gia người Mỹ Dean Koontz. Sách nói về việc bà Christina Evans phát hiện sự thật liên quan đến cậu con trai Danny vào thời điểm 1 năm sau khi người này được cho là đã qua đời trong một chuyến cắm trại.
Theo nội dung tiểu thuyết, bà Evans bất ngờ phát hiện Danny vẫn còn sống và bị giam trong một căn cứ quân sự bí mật, sau khi vô tình bị nhiễm một vũ khí sinh học được tạo ra từ một trung tâm nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc.
“Một nhà khoa học Trung Quốc tên Li Chen bỏ trốn đến Mỹ, mang theo một đĩa mềm chứa nội dung về vũ khí sinh học mới có tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm nhất ở Trung Quốc trong vòng 1 thập niên. Họ gọi đó là “ Vũ Hán-400″ vì nó được phát triển tại các phòng thí nghiệm ADN tái tổ hợp bên ngoài thành phố Vũ Hán, và nó nằm trong tỷ lệ 4% chủng vi sinh vật nhân tạo được tạo ra từ trung tâm nghiên cứu”, theo nội dung sách.
Tiểu thuyết The Eyes Of Darkness và trang sách nói về virus Vũ Hán-400 TWITTER DARRENPLYMOUTH
Xóa sổ thành phố, quốc gia
Tuy nhiên, tiểu thuyết mô tả tỷ lệ gây tử vong của virus mới là 100%, khác hẳn so với tỷ lệ tử vong của COVID-19 hiện vào khoảng 2%.
Trong tiểu thuyết, các nhân vật giải thích rằng Trung Quốc dự định dùng virus để “xóa sổ một thành phố hay một quốc gia” mà không cần “tẩy uế tốn kém”.
“Vũ Hán-400 là một vũ khí hoàn hảo. Nó chỉ ảnh hưởng đến con người. Không sinh vật sống nào khác có thể bị nhiễm. Và giống bệnh giang mai, Vũ Hán-400 không thể sống sót bên ngoài cơ thể người lâu hơn 1 phút, có nghĩa là nó không tồn tại lâu trên các đồ vật hay mọi nơi như bệnh than và nhiều virus khác”, một nhân vật mô tả.
“Và khi người nhiễm qua đời, Vũ Hán-400 cũng sẽ biến mất không lâu sau đó, ngay khi nhiệt độ thi thể giảm xuống dưới 860F (300C). Anh có thấy ưu thế của những điều này không?”, nhân vật này nói tiếp.
Định lý ‘con khỉ vô hạn’
Trả lời tờ South China Morning Post, tác giả chuyên viết về tội phạm Chan Ho-kei tại Hồng Kông cho rằng những sách kiểu “tiên đoán viễn tưởng” là không hiếm.
“Nếu tìm kỹ, tôi cá rằng bạn sẽ thấy các tiên đoán cho hầu hết mọi sự kiện. Nó khiến tôi nhớ đến định lý về con khỉ vô hạn. Xác suất là thấp chứ không phải không thể xảy ra”, ông Chan đề cập đến định lý cho rằng nếu cho một con khỉ gõ lên một bàn phím trong một thời gian vô hạn, một phần văn bản khỉ gõ ra gần như chắc chắn sẽ có nghĩa.
Cũng theo quyển tiểu thuyết, virus ban đầu được mô tả là xuất phát từ Nga và có tên là Gorki-400. Tên virus được đổi thành Vũ Hán-400 khi sách tái bản vào năm 1989, được cho là vì Chiến tranh lạnh kết thúc.
Không có ma, lâu đài Đức khiến nhiều người hoảng sợ vì điều gì?
Frankenstein là lâu đài Đức nổi tiếng thế giới khi gắn với tên tuổi cuốn tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Mary Shelley. Dù không có mối liên hệ nào nhưng lâu đài Frankenstein khiến nhiều người hoảng sợ vì một số lý do khó tin.
Lâu đài Frankenstein ở Mhltal, Đức là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Một trong số những lý do khiến lâu đài Đức này được nhiều người biết đến là vì tên của kiến trúc cổ xưa này trùng tên với tiểu thuyết kinh dị của nhà văn Anh Mary Shelley.
Cuốn tiểu thuyết của Mary Shelley viết về nhân vật Frankenstein với những chi tiết rùng rợn. Tác phẩm này là một trong số những cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Dù lâu đài Frankenstein và cuốn tiểu thuyết cùng tên của Mary Shelley không có mối liên hệ nào nhưng nhiều người khi đến tòa lâu đài của Đức đều cảm thấy sợ hãi.
Một số lý do được giới chuyên gia liệt kê để giải thích điều này. Trong số này, người dân địa phương lưu truyền giai thoại kỳ bí bí về việc lâu đài Frankenstein từng là nơi trú ẩn của một con rồng.
Con rồng này thường ra ngoài vào ban đêm và tấn công, làm hại con người.
Thêm nữa, lâu đài được đặt tên theo một nhân vật trong truyền thuyết là Georg von Frankenstein. Người này được mô tả là kẻ giết rồng và qua đời khi cứu dân chúng khỏi sự hoành hành của một con quái vật khổng lồ hồi thế kỷ 16.
Lâu đài Frankenstein còn gắn liền với tên tuổi của nhà giả kim Johann Konrad Dippel.
Theo các câu chuyện dân gian, Dippel sở hữu bí quyết trường sinh bất lão. Trong phòng thí nghiệm đặt trong lâu đài Frankenstein, Dippel thành công trong việc bào chế ra loại thần dược giúp trẻ mãi không già.
Nhà giả kim Dippel còn tuyên bố thần dược trên có thể giúp ông sống thọ 135 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, ông qua đời khi 61 tuổi và phương thuốc trường sinh của ông cũng biến mất.
Những câu chuyện về quái vật, người hùng, thuốc trường sinh... phần nào kích thích sự tò mò của du khách đến với lâu đài Frankenstein. Theo đó, không ít người đến lâu đài cổ kính này để "săn" quái vật, phù thủy, xác sống...
Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng lâu đài cổ 400 tuổi ở Đan Mạch. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh
Rợn tóc gáy với quyển sách tiên đoán về thảm kịch Titanic Mọi người đều biết đến câu chuyện kinh hoàng xảy ra với Titanic vào năm 1912 nhưng không mấy người biết rằng thảm họa này đã từng được dự báo từ trước đó 14 năm. Cuốn tiểu thuyết Futility của Morgan Robertson xuất bản vào năm 1898 vốn không được nhiều người biết đến bỗng trở nên nổi tiếng bởi những điểm trùng...