Tiểu thương chợ đầu mối lớn nhất Huế nhọc nhằn mưu sinh giữa đại dịch
Cuộc sống mưu sinh của những tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu (Thừa Thiên – Huế) vốn vất vả thì nay càng khó khăn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Chợ đầu mối Phú Hậu (phường Phú Hậu, TP Huế) là khu giao thương hàng hoá, nông sản lớn nhất Thừa Thiên – Huế. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hành trình mưu sinh của những tiểu thương ở khu chợ này bị ảnh hưởng lớn.
2h sáng, khi cả TP. Huế còn tắt đèn và người dân đang say nồng trong giấc ngủ thì tại chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu tấp nập người xe buôn bán, bốc vác hàng hoá. Đặc thù của khu chợ này là hoạt động từ lúc nửa đêm đến rạng sáng, do đó những tiểu thương chấp nhận cảnh “ngủ ngày làm đêm” để mưu sinh. Cũng vì lý do đó mà nhiều người vẫn thường ví chợ đầu mối Phú Hậu là chợ âm phủ.
Khi hầu hết người dân TP. Huế còn đang say giấc là lúc những tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu cuộc sống mưu sinh.
Khu chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên – Huế là nơi cung cấp đầy đủ các mặt hàng nông sản thiết yếu, từ rau xanh, hoa quả cho đến thực phẩm tươi sống. Đây cũng là nơi giao thương hàng hoá từ khắp các tỉnh Bắc – Trung – Nam. Nhiều tiểu thương từ khắp các chợ ở Thừa Thiên – Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Trị cũng về đây lấy hàng.
Dịch bệnh khiến cuộc sống của tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu vốn vất vả nay lại càng khó khăn.
Video đang HOT
Dù vất vả nhưng hầu hết những tiểu thương ở chợ đầu mối Phú Hậu đều có thu nhập ổn định để sinh tồn. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Dù không thất nghiệp nhưng thu nhập bấp bênh, giảm quá nửa so với ngày thường.
54 tuổi nhưng chị Nguyễn Thị Hoa có đến 30 năm tuổi nghề kinh doanh ở chợ đầu mối Phú Hậu, chị Hoa chia sẻ: ” Việc kinh doanh tuy vất vả nhưng nhờ nó mà tôi nuôi được 2 con ăn học. Trước đây chợ đông lắm, bây giờ thì mười phần chỉ còn năm, sáu phần do người dân lo lắng, sợ lây lan dịch bệnh nên không dám tập trung đông người. Buôn bán vì thế cũng ế ẩm theo, hàng hóa nhập về cũng giảm bớt sản lượng “.
Bà Hảo có 20 năm gắn bó với chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên – Huế cũng buồn rầu nói: ” Làm nghề 20 năm, trước đây thì thu nhập ổn, còn bây giờ thì thảm hại. Khách du lịch không tới, nhà hàng khách sạn thì đóng cửa, hàng hóa vùng dịch không nhập về được, buôn bán ế mà giá cả thì cao. Mức độ tiêu thụ giảm sâu, giảm một cách nặng nề “.
Thu nhập của tiểu thương mười giảm xuống chỉ còn phân nửa.
Ghi nhận của PV VTC News cho thấy, dịch bệnh phức tạp nên ban quản lý chợ đầu mối Phú Hậu thực hiện tốt các công tác phòng, chống dịch bệnh như đo thân nhiệt, khai báo y tế, đeo khẩu trang khi ra vào chợ.
Một cán bộ ban quản lý chợ đầu mối Phú Hậu cho hay, đơn vị luôn cố gắng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch để chợ hoạt động được một bình thường, qua đó đảm bảo được việc cung cấp hàng hóa, nông sản thiết yếu cho địa bàn trong tỉnh và các khu vực lân cận. Cũng nhờ đó mà tiểu thương, cửu vạn bốc dỡ hàng hàng hóa trong chợ không bị thất nghiệp.
Ban Quản lý chợ Phú Hậu luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu người ra vào chợ phải thực hiện khai báo y tế.
” Dịch bệnh khiến hàng hoá giảm sâu, qua đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập hàng ngày. Tuy nhiên, nhờ chính quyền kiểm soát tốt dịch bệnh nên chợ vẫn có thể hoạt động và chúng tôi không bị rơi vào cảnh thất nghiệp như một số ngành nghề khác. Trong tình cảnh khó khăn thế này mà vẫn có nghề để làm, có thu nhập lo cho cuộc sống cũng là may mắn rồi “, bà Lê Thị Thiện (67 tuổi) chia sẻ.
Các địa phương tự xây dựng phương thức sản xuất '3 tại chỗ' cho phù hợp
Trong thời gian qua, căn cứ vào các hướng dẫn của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực tế địa phương, một số tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả như tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đã xây dựng phương án vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo sản xuất như hình thức sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường hai điểm đến".
Một góc nghỉ ngơi sau giờ làm tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) chuyên sản xuất linh kiện điện tử có vốn đầu tư nước ngoài có nhà máy tại đường số 5, khu công nghiệp Việt Nam -Singapore II (Phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) thực hiện "3 tại chỗ" cho 700 người lao động. Ảnh: TTXVN phát.
Thời gian vừa qua, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đã ban hành các văn bản phòng, chống dịch tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh gồm Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế.
Các hướng dẫn tại các Quyết định trên có quy định "Trên cơ sở hướng dẫn này và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và đảm bảo an toàn sản xuất".
Tuy nhiên tại một số địa phương việc áp dụng mô hình phòng, chống dịch tương tự chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh; ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có văn bản số 6565/BYT-MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, căn cứ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và đặc biệt dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả. Chỉ đạo Ban Quản lý Khu công nghiệp, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch và phương án phòng, chống dịch của các đơn vị trên địa bàn đảm bảo vừa an toàn phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng, chống dịch tại các đơn vị tránh chồng chéo (không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh) để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn tại các Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 và Công văn số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế đảm bảo không gây ùn tắc và tạo điều kiện cho đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Chỉ đạo Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc và định kỳ đối với người lao động theo hướng dẫn tại Quyết định 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế xét nghiệm sàng lọc hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh khi đơn vị chưa có ca mắc COVID-19; xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc COVID-19.
Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 11/8, về việc giải quyết những bất cập của sản xuất "3 tại chỗ", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đây vẫn là một phương thức sản xuất tốt. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ ra một số khó khăn trong việc áp dụng tại các tỉnh phía Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng phương án đã áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn. "Đặc điểm khu công nghiệp phía Bắc ít người hơn, còn ở phía Nam đông hơn. Ở miền Nam người lao động đến từ nhiều tỉnh khác nhau. Áp dụng 3 tại chỗ lâu dài còn ảnh hưởng đến tâm lý công nhân", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, tại TP Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam, chuỗi cung ứng, logistics, vận tải bị đứt gãy sớm do dịch nên cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ".
Từ những yếu tố trên, Bộ Công Thương đã gửi đề xuất sang Bộ Y tế để bàn cách tháo gỡ, trong đó có nhấn mạnh đến việc đưa ra điều kiện sản xuất để doanh nghiệp dễ thực hiện hơn. "Chúng tôi cũng có đề xuất kiến nghị sửa đổi về điều kiện sản xuất, trong điều kiện có việc nếu phát hiện F0 thì phải thực hiện thế nào, quy định ra sao", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.
Tiếp sức sinh viên - vượt qua COVID Dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không ít sinh viên bị kẹt lại các khu ký túc xá, nhà trọ và gặp khó khăn về nguồn cung thực phẩm. Đại diện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trao phần quà cho sinh...