Tiêu thụ dưa hấu: Xuất khẩu 20% sản lượng vẫn lo ùn tắc
Nhu cầu xuất khẩu dưa hấu tăng đột biến khi quy trình thương mại và khả năng thông quan chưa đảm bảo thì khả năng ùn tắc vẫn có thể tái diễn.
Mặt hàng dưa hấu được tiêu thụ tốt trong nước nhưng vẫn thường bị ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu biên giới do tình trạng xuất khẩu ồ ạt trong thời gian ngắn. Khả năng thông quan không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này đã làm ảnh hưởng quy mô thương mại, chậm quá trình canh tác nông nghiệp và đảm bảo đầu ra của sản phẩm.
Trên thực tế, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) mặc dù đã được đầu tư phát triển nhanh, nhưng hạ tầng vẫn không theo kịp tốc độ phát triển của nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa. Ông Vũ Hồng Thủy, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, cửa khẩu Tân Thanh chỉ có khả năng thông quan tối đa 350 xe/ngày. Trong khi vào chính vụ dưa hấu, có những thời điểm đã lên đến gần 2.000 xe/ngày tập kết tại đây.
Còn theo nhận định của ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương), việc xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi trong đó có dưa hấu thường xuyên xảy ra ách tắc, nhất là trong thời điểm cần thông quan lớn. “Dự báo trong năm 2016, nếu lượng xe chuyên chở dưa xuất khẩu lại tăng đột biến, vượt quá 800 xe/ngày thì vẫn có thể xảy ra ách tắc tại cửa khẩu Tân Thanh”.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Trần Tuấn Anh tiết lộ, mặt hàng dưa hấu mặc dù đã được tiêu thụ rất mạnh ở thị trường Trung Quốc, nhưng hiện trạng, dưa hấu mới chỉ chủ yếu được tiêu thụ ở những vùng giáp biên giới, chưa đi sâu được vào thị trường nội địa của nước này. Phía Trung Quốc vẫn luôn xác định và khẳng định nhu cầu dưa hấu của nước này là rất lớn.
Điều tiết nguồn cung phù hợp
Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dưa hấu niên vụ 2015/2016 đảm bảo lợi ích cho người dân là mục tiêu chung của Bộ Công Thuơng và Bộ NN&PTNT. Việc điều tiết thông quan tại biên giới lại phụ thuộc rất lớn vào các địa phương sản xuất, tiêu thụ dưa hấu, cũng như cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp và các lực lượng chức năng.
Xen canh dải vụ sẽ tránh thu hoạch dưa đồng loạt, tập trung gây ra tình trạng thừa cung cục bộ. (Ảnh minh họa: KT)
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hội kiến nghị Bộ Công Thương cần trao đổi với phía Trung Quốc sớm mở thêm điểm thông quan mới. Mặt khác, dưa hấu Việt Nam đều phải đưa qua phía Trung Quốc mới tiến hành giao – nhận và đóng gói nên gây thiệt hại rất lớn cho phía doanh nghiệp Việt Nam. “Nếu chúng ta xây dựng được những khu chờ thông quan, yêu cầu thương nhân Trung Quốc sang giao dịch thì hoàn toàn có thể điều tiết được hàng hóa xuất khẩu và đây là giải pháp lâu dài”, ông Hội nói.
Để tránh tình trạng dưa hấu xuất khẩu ùn tắc, tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc ép cấp, ép giá, ông Vũ Hồng Thủy cho rằng, phải chấm dứt ngay tình trạng “trăm hoa đua nở” của đa dạng các đầu mối làm hoạt động xuất khẩu dưa như hiện nay. Mặt khác cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa dưa hấu Việt Nam vào sâu trong nội địa Trung Quốc, tránh phụ thuộc vào một số doanh nghiệp của Trung Quốc tại vùng biên.
“Trong khi thương nhân Trung Quốc nắm rất rõ thị trường của Việt Nam nhưng thương nhân Việt Nam lại không hiểu về thị trường tiêu thụ của Trung Quốc. Trung Quốc hạn chế đầu mối thương nhân, bởi có ít đầu mối họ sẽ tự bảo được nhau, không có tình trạng mạnh ai nấy làm như thương nhân Việt Nam là đang tự hại nhau”, ông Thủy nói.
Cân đối nguồn cung dưa hấu là giải pháp được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT – ông Trần Thanh Nam đưa ra khi cho biết, sẽ chỉ đạo ngành trồng trọt các địa phương cần dải vụ xen canh, tránh việc thu hoạch đồng loạt, tập trung gây ra tình trạng thừa cung cục bộ.
Từ kinh nghiệm của ngành nông nghiệp trong việc kí kết mô hình liên kết sản xuất, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, về lâu dài cần tạo điều kiện và cơ chế cho doanh nghiệp hai nước kí kết hợp đồng chặt chẽ, từ đó xác định vùng cung cấp sản phẩm và hợp đồng vận chuyển đến biên giới. Đồng thời, khi xác định xây dựng vùng nguyên liệu cũng cần phải gắn với chế biến, tạo ra quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.
Ngoài những giải pháp trước mắt, để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động tiêu thụ dưa hấu, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, thời gian tới cần có định hướng ổn định cho vùng nguyên liệu và triển khai sớm các biện pháp kĩ thuật xen canh dải vụ giúp sản phẩm có giá trị gia tăng tốt hơn tránh đươc mùa ép giá. Tổ chức cho người dân sản xuất theo mô hình VietGAP nâng cao giá trị sản phẩm để không chỉ xuất khẩu được với thị trường Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia khác.
Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan sẽ chủ động xúc tiến thương mại, đưa dưa hấu vào sâu hơn thị trường nội địa Trung Quốc, mở thêm các điểm thông quan trên cơ sở hạ tầng đã có nhưng ưu tiên những điểm đã và đang thông quan./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc: Ùn tắc "ám ảnh"
Mỗi khi bước vào thời điểm cận Tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch dưa hấu, tình trạng ùn tắc dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh lại khiến nhiều doanh nghiệp và nông dân lo lắng.
Năm nay, để hạn chế tình trạng ùn tắc này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phải phối hợp chặt chẽ với các địa phuơng, Hiệp hội rau quả Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu dưa hấu... để cân đối cung cầu.
Trung Quốc vẫn là thị trường dưa hấu lớn nhất của Việt Nam
Tại Hội nghị "Bàn các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015 2016" vừa được Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/12, bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, dưa hấu là loại nông sản ngắn ngày, dễ chuyển đổi diện tích, nên thường được đưa vào trồng tăng vụ xen kẽ với các loại nông sản khác. Do đó không xây dựng được quy hoạch vùng trồng, sản lượng dưa hấu thường không ổn định.
Cũng theo bà Thảo, thời vụ trồng và thu hoạch dưa hấu trên cả nước chia là 3 vụ Đông - Xuân, Xuân - Hè và Thu - Đông. Sản lượng hàng năm khoảng 1,5 triệu tấn chủ yếu tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng sản lượng dự kiến mùa vụ 2015 2016 không biến động nhiều so với mùa vụ 2014 2015, đạt khoảng 1,5 triệu tấn, trong đó sản lượng vụ Đông Xuân ước khoảng 550 nghìn tấn.
Tình trạng ùn tắc dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh lại khiến nhiều doanh nghiệp và cho nông dân lo lắng
Bà Thảo cũng cho biết, hiện nay, dưa hấu được tiêu thụ tại thị trường trong nước chiếm khoảng 80% tổng sản lượng của cả nước, còn lại xuất khẩu chiếm khoảng 20%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước có chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia...Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 85 90% tổng lượng xuất khẩu, chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Hoạt động xuất khẩu dưa hấu chủ yếu diễn ra vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, và chính vụ thu hoạch từ giữa tháng 3 và đến trung tuần tháng 4 hàng năm.
Mặc dù Việt Nam hiện là đối tác xuất khẩu dưa hấu lớn nhất của Trung Quốc, nhưng theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, gần đây nhiều thương nhân Trung Quốc đã có xu hướng sang Lào, Campuchia thuê hàng trăm ha để trồng dưa hấu và xuất khẩu ngược lại để tiêu thụ trong nước. Động thái này được dự báo sẽ tác động xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Cần phối hợp chặt chẽ với địa phuơng để điều tiết tránh ùn tắc
Trong nhiều năm qua, khi vào thời điểm cận Tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch dưa hấu vụ Đông-Xuân, Xuân Hè, để tiêu thụ và xuất khẩu, dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thường bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân, cũng như gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nguyên nhân khách quan là do nhu cầu tiêu thụ dưa hấu của cư dân biên giới Việt Nam Trung Quốc thường tăng đột biến mỗi khi vào thời diểm Tết Nguyên đán hoặc vào thời điểm bắt đầu chính vụ thu hoạch.
Bên cạnh đó, do điều kiện cơ sở hạ tầng như đường xá, bến bãi, kho chứa... từ tuyến đường dẫn từ thành phố Lạng Sơn đến khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cũng như tại khu vực cặp cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng lực tiếp nhận và giải phóng hàng hóa chỉ đáp ứng được tối đa khoảng 300 xe/ngày.
Đáng chú ý, tập quán buôn bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, buôn bán tự phát, không có hợp đồng ký trước, mà doanh nghiệp Việt Nam thường làm thủ tục đưa sang biên giới rồi mới tìm đối tác để bán hàng, do đó không chủ động được quá trình tiêu thụ, bị ép giá.
Trước tình trạng này, để giải quyết ùn tắc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trước mắt, khi Tết Nguyên đán Bính Thân và thời điểm thu hoạch dưa hấu vụ Đông Xuân, Xuân Hè niên vụ 2015 2016 sắp đến, các đơn vị trực thuộc Bộ cần phối hợp chặt chẽ với các địa phuơng, Hiệp hội rau quả Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu dưa hấu. Cùng với đó, thiết lập cơ chế phối hợp thông tin chặt chẽ, hiệu quả giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong việc cập nhật thông tin về sản lượng, tiến độ thu hoạch và số lượng dưa hấu dự kiến đưa lên biên giới.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, các cơ quan liên quan cần kéo dài thời gian làm việc tại Phòng xuất nhập khẩu Khu vực Lạng Sơn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân xuất khẩu trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Cải tiến quy trình nghiệp vụ, rút ngắn tối đa thời gian thông quan, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng, ưu tiên thông quan trước đối với dưa hấu so với các mặt hàng khác.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, để có thể giảm tải tình trạng ùn tắc dưa hấu khi vào mùa vụ, cần tổ chức kết nối cung cầu tiêu thụ dưa hấu trong nước trên tinh thần hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" theo nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp. Đặc biệt, tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác tiêu thụ nông sản, để đón đầu sớm trước khi vào chính vụ.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Thanh long và dưa hấu tiêu thụ mạnh qua cửa khẩu Tân Thanh Lượng thanh long đã xuất khẩu được khoảng 600.000 tấn, dưa hấu đã xuất khẩu được 160.000 tấn. Ngày 25/12, ông Phùng Quang Hội, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), cho biết gần đây hàng nông sản của nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến. Cụ thể, tính đến thời...