Tiểu phẩm: Bia sờ… “rồng lên”
Từ dòng chữ “17/8 8.30 p.m BIAS BB!” mà tôi đã trở thành thư ký thông minh, mẫn cán trong việc giúp sếp đi… “bia sờ”! Chuyện là thế này:
Ngày đầu nhận việc, sếp thân mật dặn dò tôi:
- Làm thư ký cho tôi mà tốt và trung thành ngoài việc được trả lương cao, sau ba năm sẽ còn được bố trí du học như cậu thư ký trước. Việc không nhiều lắm, tuy vậy có một việc phải nhớ, chớ coi thường!
Ông nhấn mạnh:
- Đó là, trong ngày có ai nhắn – gặp – hẹn – bàn việc gì, cậu ghi vào cuốn mé-sệt nâu-tờ-búc này – đoạn ông chỉ vào một cuốn sổ đóng bọc cẩn thận, trên bìa có ghi nắn nót “Message, Notebook” và tiếp tục – Tôi trăm công nghìn việc nhớ không xuể, nên cuối giờ hằng ngày tôi sẽ lấy ra xem để nhớ mà làm.
- Tưởng việc gì, dễ ẹc – tôi nghĩ thầm.
Sếp đột nhiên lên giọng:
- Cậu phải tuân thủ theo đúng phương châm 4 chữ ét-sờ.
Tôi định lấy bút ra ghi nhưng sếp khoát tay ra hiệu khỏi cần, đoạn ông uốn giọng véo von:
- Sót, sờ-uýt, sai-ơn, si-cờ-rít (Short, Sweet, Science, Secret).
- Mẹ kiếp! Ông này sính chữ Tây thật, chắc copy ở đâu đây – tôi thầm nghĩ.
- Tôi nghĩ ra phương châm 4 chữ ét-sờ đó và Việt hóa là… – ông cắt ngang suy nghĩ của tôi – ngắn gọn, dễ hiểu, khoa học, kín đáo.
Ông dừng lại một chút, tay xoa xoa bụng rồi giải thích thêm:
- Có vậy người ngoài vô tình đọc cũng khó mà biết được nội dung.
Video đang HOT
Ngừng lại một chút, nhấp một ngụm nước khoáng, sếp cao giọng:
- Tiện đây tôi kiểm tra cái cờ-le-vơ (clever) của cậu luôn, xem độ thông minh của cậu đến đâu nhé, ô-kê?
Mồm nói, tay ông giở đại một trang của cuốn sổ ghi chép thông báo nhắn tin đó, rồi chỉ bừa vào một dòng:
- Đây luận đi!
Tôi liếc nhanh vào thấy có ghi nguyên văn như sau: “17/8 8.30 p.m BIAS BB!”. Tôi thầm nghĩ: Mấy con số đầu là chỉ ngày tháng đây, pi-em-mờ (pm) – buổi chiều tối, bai-ợt-sơ (BIAS) nghĩa là gì nhỉ?
Đầu óc tôi căng lên:
- “À, trong từ điển loại bỏ túi Oxford 46 nghìn từ, BIAS có nghĩa là – sự thiên lệch, thành kiến hoặc sự báo cáo sai kết quả thống kê. Đúng! Còn bi-bi (BB) chắc là viết tắt của hai chữ BIG BOSS – sếp bự. Ngon ăn quá!”.
Đoạn lấy vẻ mặt bình thản, tôi rụt rè lên tiếng:
- Dạ thưa anh! Em luận như sau: Ngày 17 tháng 8, 8 giờ rưỡi tối, họp bàn về báo cáo sai con số thống kê, có cấp trên về dự.
- Mẹc-xà-lù!
Ông đệm một câu chửi đổng bằng ngôn từ phi mẹ đẻ ngữ và phá lên cười hích hích:
- Tớ sổ toẹt vào mấy cái bằng đại học của cậu! Đúng là ngựa non háu đá. Cái cách giải thích của cậu chỉ để nói với bà xã của tớ hoặc với đoàn thanh tra mà thôi. Cậu chỉ đúng đoạn ngày, giờ còn sau thì roong (Wrong) hết.
Ông lại cười hềnh hệch:
- Nghe đây! Bờ-i-a-sờ không phải là báo cáo sai báo cáo đúng gì hết mà là bia sờ, tớ đặt thay cho từ bia ôm mà lâu nay vẫn dùng. Nghe hơi thô một chút nhưng kín đáo hơn. Vả lại ôm với sờ nghĩa cũng rứa cả.
Nghe đến đây tôi suýt ngã ngửa ra, nhưng ông vẫn tiếp tục, không để ý đến sự ngạc nhiên của tôi:
- Còn hai chữ bờ không có ông lớn ông bé gì đâu mà ám chỉ quán bia ôm mụ Xuyến béo. “Xuyến” là từ Hán nôm của từ “Bướm”, vậy tên mụ dịch ra tiếng Anh là Bích Bát-tơ-phờ-lai (Big Butterfly) viết tắt là bờ-bờ (BB), hiểu chưa? Mô-đen hơn, trí thức hơn, đúng không? Pho-rin lăng-guýt (Forgein language) mà.
Chưa hết ngạc nhiên, tôi còn gặng hỏi vớt vát:
- Thế còn dấu chấm than?
Sếp tiếp tới luôn:
- Bên xí nghiệp than họ mời.
- À! – tôi lẩm bẩm một mạch – Ngày 17 tháng 8, 8 giờ rưỡi tối bia sờ bướm to Than mời – Tuyệt! Bốn chữ ét-sờ tuyệt vời.
Sếp đắc chí kết luận:
- Còn giăng-síp (Young sheep) lắm! Cầm lấy cuốn sổ này, mai cho nghỉ cả ngày nghiên cứu học kinh nghiệm. Có gì không hiểu cứ hỏi.
Đoạn ông ra lệnh:
- Bây giờ vào thực tập việc này ngay! Bút! Xong chưa? Ghi!
Ông ề à đọc:
- Hôm nay ngày tám tháng chín nhỉ? Cậu chuyển ngày tháng ra số, tám pi-em-mờ, bia-sờ, rồng lên, chấm – ghi bằng dấu chấm thôi!
(Ngày hôm sau, tôi được biết ông giám đốc xí nghiệp Nước Chấm đã chi hết hơn một năm lương của một công nhân bậc 4 vào nhà hàng Thăng Long cho buổi tối vui vẻ đó).
Theo TTC
Tin vịt: Đối phó trên "võ đài" V-League
Mỗi lần rút thẻ phạt cầu thủ, các trọng tài đều ghi ghi chép chép, họ đã viết gì?
Theo một nghiên cứu mới đây của Tin Vịt 24H về việc các trọng tài khi phạt thẻ đỏ cầu thủ trên sân thường lấy bút ghi ghi chép chép gì đó sau tấm thẻ, các trọng tài trong giải V-League của Việt Nam cũng làm thế nhưng mục đích thì khác hẳn, nội dung ghi chép phía sau mỗi tấm thẻ đỏ đó chính là địa chỉ nhà cầu thủ bị phạt thẻ, nơi các cổ động viên của cầu thủ này thường tụ tập, đón đường hành hung trọng tài để mà tránh, kẻo nhẹ thì mẻ đầu sứt trán, nặng thì nhập viện (Danh sách các trọng tài bị cầu thủ, cổ động viên rượt chạy cong đuôi ngày càng dài, Võ Minh Trí, Từ Minh Đăng, Trương Thế Toàn, Dương Văn Hiền, Tuấn Hùng,... là những người nổi tiếng nhất đứng đầu danh sách đó). Giải V-League vốn được là một giải "thi đấu võ tự do" nổi tiếng giữa cầu thủ với với trọng tài và giữa các cầu thủ với nhau.
*
* *
Con gái tên Trang rất "hot"
Nhận thấy gần đây những cô gái có tên Trang nổi như cồn trên các phương tiện thông tin đại chúng, nào là Thúy Trang, Nhật Trang, Lưu Thanh Trang của Sao Mai Điểm Hẹn 2012, trước đó là Đoan Trang, Thùy Trang, Uyên Trang, Thảo Trang, Vân Trang... nên mới đây một sản phụ sinh bé gái tại bệnh viện Từ Dũ đã quyết định đặt tên cho con gái mình là Trang, có điều cô muốn tên đệm của con mình phải không đụng hàng, mặt khác phải thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng. Sau một tuần suy nghĩ, cô quyết định đặt tên con mình là... Sang Trang và cô tỏ ra rất tâm đắc với cái tên này. Tuy nhiên bố em bé lại không thích lắm, anh cho rằng cái tên của con gái y như người ta lật sách.
*
* *
Diva hoang tưởng
Một cô gái có giọng hát ống bơ gỉ, nhưng rất tự tin cho rằng mình hát thuộc hạng... Diva. Mặc dù được bạn bè can ngăn một cách có văn hóa nhưng cô vẫn ôm mộng làm ca sỹ. Để chuẩn bị cho việc tham dự một cuộc thi hát trên truyền hình cô cho mời một nhạc sỹ trẻ thường xuyên đến quán Karaoke Bật Bông để thẩm âm cho cô, sau nhiều lần hát demo, thấy chàng nhạc sỹ chỉ ngồi im nghe không chê bai gì, cô cho rằng chất giọng mình cũng tốt. Hóa ra mãi về sau cô mới được biết vị nhạc sỹ này bị điếc nặng.
*
* *
Mẹo để học sinh yêu sử
Theo các nhà "ngâm" cứu Sử lâu năm ở Cười 24H, sở dĩ học sinh ngày nay không thích học Sử phần lớn là do sách giáo khoa. Đại đa số sách GK Sử đều viết theo lối: Ta thắng, địch thua, miền Bắc được mùa, thế giới ủng hộ... hoặc: Ta thắng như chẻ tre, ai ai cũng khỏe, địch chết tóe loe, sợ đến vãi... tè ...v.v... (đọc mà phát... ọe). Vậy sách giáo khoa Sử nên viết thế nào? Câu trả lời là nên viết Sử như một câu chuyện chưởng có chương hồi, nhân vật lịch sử có cá tính, các chi tiết đắt giá, những bài học lịch sử thì học sinh phải tự rút ra mặc dù có ngây ngô đi chăng nữa, sau đó giáo viên sẽ gò lại. Nói là viết như vậy nhưng sách Sử cũng không nên viết theo chỉ kiểu tập trung khai thác các yếu tố câu khách rẻ tiền. Ví như viết về chúa Trịnh Sâm mà viết như sau: "Trịnh Sâm thoạt nhìn thấy Đặng Thị Huệ đã ưng mắt ngay, lập tức cho gọi vào the phòng giao hoan ba ngày ba đêm..." thì chỉ tổ học sinh hư hỏng sớm, mặc dù viết kiểu này dễ nhớ.
*
* *
Nguyên nhân ế
Có chàng trai nọ đã qua tuổi dậy thì nhiều năm mà vẫn chưa có bạn gái, không những bạn gái mà bạn trai cũng tìm cách xa lánh chàng. Chàng buồn lắm ngồi khóc. Bụt hiện lên hỏi, chàng mới kể sự tình. Bụt khụt khịt mũi nhăn nhó quan sát một hồi rồi "bụp" trên tay bụt hiện ra một cục xà bông. Vô cùng ngạc nhiên chàng hỏi thì bụt đáp: "Trước tiên con phải tắm đã, bạn bè mới dám lại gần".
Theo 24h
Tiểu phẩm: Nhầm tai hại Hai vợ chồng kia lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có bầu. Cuối cùng họ quyết định nhờ một người đàn ông khỏe đẹp "cấy giống"... Mọi chuyện đã sắp đặt, giờ hành sự đến, ông rời nhà, dặn vợ sẽ có người tới làm phận sự, bà cứ tự nhiên tiếp đãi ân nhân. Trong khi ấy, một nhiếp ảnh gia...