Tiêu hủy hơn 1.000 con heo nhiễm dịch tả heo châu Phi ở Bình Dương
Chiều 21-5, Chi Cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy Sản tỉnh Bình Dương đã phối hợp với ngành chức năng tiêu hủy hơn 1.000 con heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi tại một trang trại chăn nuôi ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Heo bệnh trên địa bàn huyện Phú Giáo vừa được tiêu hủy
Theo đó, ngay khi phát hiện hàng chục con heo chết hàng loạt tại hai cơ sở chăn nuôi ở ấp Kỉnh Nhượng và ấp Bưng Riềng (cùng thuộc xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo), chủ cơ sở đã trình báo lực lượng chức năng.
Ngay trong ngày 21-5, khi xác định các cá thể heo chết vì nguyên nhân nhiễm virus gây bệnh tả heo châu Phi, ngành chức năng tỉnh này đã tiêu hủy toàn bộ số heo nhiễm dịch tại hai cơ sở chăn nuôi nêu trên, trong đó trang trại nuôi nhiều nhất đã tiêu hủy hơn 900 con heo.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh này và địa phương có dịch phải triển khai các biện pháp phòng chống khẩn cấp, đồng thời, khoanh vùng khu vực dịch bệnh để tiêu độc, khử trùng, tránh lây lan.
XUÂN TRUNG
Video đang HOT
Theo SGGP
Thịt lợn an toàn: Chặn dịch tả lợn châu Phi bằng hàng rào sinh học
Kể từ khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở Hưng Yên và Thái Bình, chỉ trong thời gian ngắn, dịch bệnh này đã lan ra 24 tỉnh, thành phố, khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề.
Bên cạnh việc các cấp, ngành chức năng vào cuộc ngăn chặn dịch, người chăn nuôi lợn cũng cần hiểu đúng về dịch bệnh này, trong đó quan trọng nhất là thiết lập hàng rào sinh học ngay tại chuồng trại của mình.
Bệnh tả lợn châu Phi (ASF) không phải là bệnh mới, mà đã xuất hiện cách đây gần 100 năm, lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya, gây bệnh cho lợn rừng và lợn nuôi.
Các nhà khoa học, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Cục Y tế Dự phòng đều đã khẳng định bệnh ASF không lây lan sang người và các loài động vật khác. Người tiêu dùng không cần thiết phải ngưng sử dụng thịt lợn, tuy nhiên, cần phải lựa chọn sản phẩm thịt có nguồn gốc an toàn, được nấu chín kỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người và các loài động vật khác, vì vậy người tiêu dùng có thể sử dụng thịt lợn như bình thường. Ảnh minh hoạ: C.X
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc đặc trị ASF, do đó lợn nhiễm ASF hoặc phơi nhiễm chỉ có thể tiêu hủy và chôn lấp. Tuy nhiên điều đáng mừng là nhiều nước đã kiểm soát thành công dịch bệnh này. Đơn cử như theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Cộng hòa Czech đã chính thức đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi, không có ca mắc mới nào kể từ tháng 4 năm ngoái.
Do đó, điều quan trọng nhất lúc này là người chăn nuôi cần hiểu biết đúng về dịch bệnh ASF, không nên lo lắng hoang mang thái quá, hoặc tìm cách bán tháo lợn và thực hiện triệt để các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh.
Theo hướng dẫn của Tập đoàn Cargill (nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi của Mỹ), người chăn nuôi lợn không nên làm những điều sau: KHÔNG vận chuyển lợn bệnh và sản phẩm lợn nhiễm bệnh qua vùng khác. KHÔNG cho lợn ăn thức ăn thừa chưa qua nấu chín. KHÔNG tự do ra vào trại. KHÔNG nhập lợn vào trại mà không nuôi cách ly. KHÔNG mang thức ăn từ ngoài vào trại.
KHÔNG đi từ nơi bẩn tới nơi sạch trong trại để tránh lây nhiễm chéo. KHÔNG làm thịt, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết. Không vứt lợn chết ra môi trường.
Những điều nên làm: Vệ sinh sát trùng tiêu độc thường kỳ trong trại bằng các thuốc sát trùng. Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại; phải bố trí riêng biệt các khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu cách ly lợn ốm... Phải có hố khử trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi.
Người chăn nuôi cần thực hiện vệ sinh sát trùng tiêu độc thường kỳ trong trại bằng các thuốc sát trùng. Ảnh minh hoạ
Vệ sinh sát trùng toàn bộ các phương tiện thiết bị mang vào trong trại. Thay quần áo, giày dép, tắm rửa, sát trùng tay khi ra vào trại.
Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác trong khu chăn nuôi.
Tăng cường sức đề kháng của lợn bằng cách cho ăn đầy đủ, tiêm đầy đủ các loại vaccine cần thiết. Xử lý nước bằng Chlorine trước khi cho lợn uống. Báo cáo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương khi thấy lợn ốm, chết, hoặc nghi ngờ lợn có triệu chứng bệnh ASF.
Áp dụng phương thức chăn nuôi "cùng vào cùng ra" theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày.
Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, trong đó chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.
Theo Dân Việt
Việt Nam phân lập được virus dịch tả heo châu Phi Khi đã hiểu về đặc tính độc lực của virus, các nhà khoa học sẽ cắt đoạn gen gây độc của virus đó khiến chúng vô hại, trở thành vaccine có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh. Ngày 28-3, ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y, cho biết một nhóm nhà khoa học trong nước đã phân lập được...