Tiểu hành tinh khổng lồ bay ngang qua Trái Đất song không gây nguy hiểm
Ngày 21/3, tiểu hành tinh 2001 FO32 đã bay ngang qua Trái Đất ở cự ly gần nhất 2 triệu km. Đây là tiểu hành tinh lớn nhất tiếp cận Trái Đất năm nay.
Không có nguy cơ tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất và các nhà thiên văn học có thể tận dụng cơ hội hiếm hoi này để nghiên cứu tiểu hành tinh hình thành từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời này.
Theo Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), cự ly 2 triệu km tương đương gấp hơn 5 lần khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất song đủ gần để các nhà khoa học đánh giá 2001 FO32 là “tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm”. Tiểu hành tinh này đã tiếp cận Trái Đất ở cự ly gần nhất vào lúc 14h ngày 21/3 theo giờ GMT (21h cùng ngày theo giờ Việt Nam), di chuyển với vận tốc khoảng 124.000 km/h – nhanh hơn tốc độ thông thường mà hầu hết các tiểu hành tinh tiếp cận Trái Đất.
Video đang HOT
Được phát hiện cách đây 20 năm, tiểu hành tinh 2001 FO32 có đường kính ước tính 900m. Các nhà thiên văn hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về thành phần của tiểu hành tinh này qua việc nghiên cứu ánh sáng Mặt Trời phản chiếu từ bề mặt của nó. Bằng cách nghiên cứu quang phổ ánh sáng phản chiếu từ bề mặt của tiểu hành tinh, các nhà thiên văn học có thể xác định được các đặc tính hóa học của các khoáng chất trên bề mặt của tiểu hành tinh.
NASA đã theo dõi và lập danh mục các vật thể tương tự có thể va chạm với Trái Đất gây ra thảm họa hủy diệt tương tự sự kiện cách đây 66 triệu năm, khi một tiểu hành tinh va vào Trái Đất đã xóa sổ 75% sự sống trên “Hành tinh xanh”. Việc nghiên cứu các tiểu hành tinh và sao chổi bay gần Trái Đất giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lịch sử của hệ Mặt Trời. Chương trình này cũng cung cấp một cơ sở dữ liệu có giá trị về các mối đe dọa tiềm ẩn – khi một thiên thạch va chạm vào Trái Đất có thể phá hủy toàn bộ hành tinh.
Theo NASA, ước tính mỗi ngày có khoảng 80 đến 100 tấn vật chất như bụi và các thiên thạch nhỏ rơi xuống Trái Đất song không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, các vật thể lớn có sức tàn phá lớn hơn vì lực va chạm mạnh do chúng di chuyển với tốc độ cao. Năm 2013, hơn 1.000 người đã bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại khi một khối thiên thạch từ vũ trụ lao xuống và nổ tung trên bầu trời vùng Chelyabinsk của Nga.
Theo ước tính của NASA, thiên thạch này có đường kính 17m, nặng 7.700-10.000 tấn, giải phóng năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, tương đương sức công phá của 20-25 quả bom nguyên tử mà máy bay Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Các chuyên gia ước tính những sự kiện như vậy diễn ra 1 hoặc 2 lần/thế kỷ.
NASA cho biết hơn 95% tiểu hành tinh tiếp cận gần Trái Đất có kích thước tương tự tiểu hành inh FO32 hồi năm 2001 hay thậm chí lớn hơn đã được đưa vào danh sách trên, song không có tiểu hành tinh nào trong số đó gây ảnh hưởng đến Trái Đất trong thế kỷ tới. Cơ quan này hiện đang nghiên cứu những cách thức ngăn chặn tác động của một tiểu hành tinh hoặc sao chổi, bao gồm sử dụng tàu vũ trụ va chạm với vật thể khiến nó đổi hướng và thậm chí thực hiện các vụ nổ hạt nhân như một giải pháp cuối cùng.
Máy bay Mỹ rơi ống tiếp dầu
Một máy bay KC-135 đánh rơi cụm ống tiếp dầu trong khi diễn tập cùng tiêm kích F/A-18 Phần Lan, nhưng không gây thiệt hại dưới mặt đất.
Sự cố xảy ra khi máy bay Mỹ và Phần Lan huấn luyện tiếp dầu trên không hôm 16/3 trong khuôn khổ đợt diễn tập Baltic Trident. Ống dẫn trong hệ thống tiếp dầu của máy bay KC-135 Mỹ bị đứt và rơi xuống khu vực gần vùng Kihnio, tây nam Phần Lan.
Quân đội Phần Lan cho biết không có thiệt hại về người và tài sản dưới mặt đất, khẳng định sự cố không bắt nguồn từ hoạt động tiếp dầu với tiêm kích F/A-18 của nước này và cho biết cuộc diễn tập vẫn được tiến hành bình thường với sự góp mặt của một máy bay KC-135 khác. Nguyên nhân sự cố đang được làm rõ.
Tiêm kích F/A-18 Phần Lan (trên) và KC-135 Mỹ diễn tập hôm 16/3. Ảnh: Không quân Phần Lan .
Tiếp dầu trên không là hoạt động rất nguy hiểm, khi máy bay bơm và nhận nhiên liệu phải giữ đội hình ở khoảng cách rất gần. Chỉ một sai lầm của phi công hoặc nhiễu động không khí cũng có thể gây ra va chạm, phá hủy máy bay và đe dọa tính mạng của người điều khiển.
Tiêm kích F/A-18 được phát triển cho hải quân Mỹ và xuất khẩu cho nhiều nước đối tác, sử dụng cần tiếp dầu kết nối với hệ thống ống dẫn mềm và giỏ tiếp dầu. Phi công phải tiếp cận và điều chỉnh vòi nhận ở bên phải mũi tiêm kích vào đúng phần trung tâm giỏ để kết nối.
Trong khi đó, máy bay KC-135 trang bị ống dẫn cứng chuyên tiếp dầu cho máy bay không quân Mỹ. Nó phải lắp thêm cụm ống mềm và giỏ tiếp dầu ở dưới cánh hoặc cuối ống dẫn cứng, dẫn tới nhiều vụ tuột hoặc đứt ống khi làm nhiệm vụ.
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố lập thành phố mới ở Texas Ông chủ của Tesla và Space X Elon Musk tuyên bố thành lập một thành phố mới ở bang Texas, Mỹ. Quyết định trên đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Hình ảnh mô phỏng cuộc phóng tàu vũ trụ Starship. Ảnh: SpaceX Tờ Business Insider đưa tin ngày 2/3, ông Musk đã chia sẻ trên mạng xã hội Twitter rằng đang thành...