Tiểu hành tinh gần Mặt trời vừa được phát hiện
Một tiểu hành tinh mới được phát hiện quanh Mặt trời bên trong quỹ đạo của sao Kim đang phá vỡ mọi loại kỷ lục.
Tiểu hành tinh gần Mặt trời vừa được phát hiện có tên là 2020 AV2. Hơn nữa, bằng cách di chuyển quanh Mặt trời chỉ trong 151 ngày, 2020 AV2 có chu kỳ quỹ đạo ngắn nhất trong số các tiểu hành tinh được biết đến, đại diện một đài quan sát vô tuyến có trụ sở tại Ý cho biết.
Gianluca Masi, người sáng lập và giám đốc Dự án Kính viễn vọng ảo cho biết, có khoảng 792.000 tiểu hành tinh được biết quay quanh Mặt trời, nhưng chỉ có 21 (bao gồm cả 2020 AV2) được cho là quay gần Mặt trời hơn Trái đất. Những tảng đá không gian này được gọi là tiểu hành tinh Atira.
Nguôn anh: Phys.
Hình ảnh này được chụp vào ngày 8/ 1/2020, cho thấy tiểu hành tinh mới phát hiện 2020 AV2 quay quanh Mặt trời gần hơn so với sao Kim.
Lưu ý rằng quỹ đạo (màu xám) của tiểu hành tinh AV2 2020 mới được phát hiện gần Mặt trời hơn quỹ đạo của sao Kim (màu tím).
Tuy nhiên, tiểu hành tinh này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà thiên văn học. Tiểu hành tinh này nhỏ đến mức thật khó để biết kích thước của nó. Hơn thế nữa, các nhà khoa học cũng nhận định, 2020 AV2 không bao giờ di chuyển gần hơn 7,4 triệu dặm (12 triệu km) so với sao Thủy và 6,2 triệu dặm (10 triệu km) so với sao Kim.
Việc phát hiện ra 2020 AV2 có thể là khởi đầu của nhiều khám phá như vậy trong tương lai.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huynh Dung
Theo kienthuc.net.vn/Space
Phát hiện tiểu hành tinh nằm bên trong quỹ đạo của Sao Kim
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra một tiểu hành tinh nằm bên trong quỹ đạo của Sao Kim, Trung tâm nghiên cứu tiểu hành tinh của Liên minh Thiên văn quốc tế cho biết.
Theo tài liệu của trung tâm, thiên thể 2020 AV2 được các nhà nghiên cứu phát hiện qua đài thiên văn trên núi Palomar ở Hoa Kỳ. Họ quan sát thấy thiên thể này ở khu vực chòm sao Bảo Bình (Aquarius). Theo các phép đo khoa học, tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 2 km.
Quỹ đạo của nó vươn dài nên được xếp vào loại các tiểu hành tinh. Điểm quỹ đạo gần Mặt trời nhất - được gọi là perihelion - gần như đạt đến quỹ đạo của Sao Thủy và điểm xa nhất - aphelion - nằm ở vị trí cách Mặt trời 0,65 đơn vị thiên văn, nghĩa là gần Mặt trời hơn Sao Kim (quỹ đạo của Sao Kim là cách mặt trời 0,73 đơn vị thiên văn).
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu trước đây đã tìm thấy các tiểu hành tinh trong những vùng đó, nhưng tất cả số đó đều bay xa hơn nhiều so với Sao Kim. Các nhà thiên văn trước đây từng tin rằng các tiểu hành tinh không thể luôn luôn ở gần Mặt trời do sức nóng phát ra từ đây: người ta vẫn cho rằng sức nóng này sẽ thiêu cháy hoặc hất ra xa mọi thứ trừ các vật thể lớn, cỡ như Sao Thủy và Sao Kim.
Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2019 họ đã phát hiện ra rằng có nguyên một đám mây bụi quay theo quỹ đạo của Sao Thủy, hơn nữa còn quay quanh toàn bộ chiều dài của nó. Chiều rộng của vòng quay này là 4800 km, trùng khớp với đường kính của chính Sao Thủy.
Đồng thời còn phát hiện ra một vòng quay khác trên quỹ đạo của Sao Kim, nhưng lần này lại là một vòng quay khổng lồ: có chiều rộng 9 triệu km. Các nhà khoa học cho rằng những đám mây này phát sinh do nhiều vụ va chạm của các tiểu hành tinh. Tiểu hành tinh mới được phát hiện 2020 AV2 chính là sự khẳng định đầu tiên của giả thuyết này.
Điều đáng lưu ý là vào giữa thế kỷ XIX, các nhà thiên văn học nhận thấy rằng quỹ đạo của Sao Thủy không ổn định mà phần nào có sự dịch chuyển. Họ giả thuyết rằng có một hành tinh chưa được biết đến ảnh hưởng đến Sao Thủy bằng lực hấp dẫn của mình. Họ "giả định" gọi nó là Núi lửa.
Tuy nhiên, kể từ đó không có thông tin đáng tin cậy nào về sự tồn tại của hành tinh này. Ngoài ra, các tính toán dựa trên Thuyết tương đối của Einstein cho thấy độ lệch của quỹ đạo Sao Thủy là do độ lệch về không gian - thời gian ở vùng gần Mặt trời.
Chúng tôi nói thêm rằng việc quan sát Sao Kim và Sao Thủy gặp khó khăn chính do vị trí gần với Mặt trời của chúng: chúng dường như "đi theo" Mặt trời trên bầu trời, nên không thể nhìn thấy chúng trên bầu trời vào ban đêm - chỉ có thể nhìn thấy chúng vào sau hoàng hôn hoặc trước lúc bình minh.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng TESS, chương trình "săn hành tinh" của NASA, đã tìm thấy một ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống đầu tiên có kích cỡ ngang với Trái đất, quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng. Ảnh minh họa hành tinh TOI 700 d. NASA. Phát hiện này được thông báo trong cuộc họp lần thứ...