Tiêu chuẩn nào cho camera được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam?
Sáng ngày 25/11, VietNamNet sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến ‘ Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?’ nhằm đóng góp, chia sẻ ý kiến về việc đảm bảo an toàn cho các tổ chức, cá nhân khi sử dụng camera tại Việt Nam.
Việc chủ động sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam.
Sự kiện này có sự tham gia của đại diện Vụ Khoa học Công nghệ , Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), đại diện các doanh nghiệp Pavana, MobiFone Global, Viettel, Lumi, Bkav, VNPT Technology…
Hiện nhu cầu thị trường camera thông minh phục vụ cho các hộ gia đình, tòa nhà và cho các đơn vị tổ chức cũng như phục vụ cho công tác giám sát quản lý xã hội rất lớn. Tuy nhiên, có một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam đang là camera xuất xứ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải “vòng” qua server này, trước khi kết nối vào camera của mình.
Xu hướng sử dụng camera ngày càng phổ biến, nó là thành phần quan trọng trong hệ thống Chính phủ điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự… Vì vậy, việc chủ động sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ động phát triển các thiết bị này với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết, điều này cũng sẽ giảm thiểu được các nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm cho người dùng.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến cho rằng, các camera được sản xuất hay lưu hành cần có tiêu chuẩn và quy định để đánh giá được chất lượng, tính an toàn. Và nó không chỉ áp dụng cho các camera có xuất xứ từ các công ty Trung Quốc, mà kể cả các nhà cung cấp đến từ những quốc gia khác. Đặc biệt là thiết bị được dùng trong các hệ thống giám sát an ninh, thu thập thông tin của cơ quan nhà nước và các hệ thống quan trọng của quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn.
Camera giám sát ( CCTV) là công cụ an ninh trong nhiều năm. Công cụ tốt nhất để đánh giá chất lượng hình ảnh CCTV là Rotakin Test 1600mm x 400mm do Bộ Nội vụ Anh phát triển những năm 1980. Nó được bao gồm trong Tiêu chuẩn Anh quốc 50132 và tiêu chuẩn này sau đó phát triển thành Tiêu chuẩn ISO của Châu Âu và cuối cùng là Tiêu chuẩn ISO toàn cầu. ISO 50132 xác định chất lượng của hình ảnh camera quan sát theo tỷ lệ phần trăm màn hình bị mục tiêu Rotakin tiêu chuẩn chiếm giữ.
Tuy nhiên, camera quan sát vào thời điểm đó dựa trên công nghệ analog đen trắng và khi ngành bảo mật chuyển sang hình ảnh màu ở định dạng kỹ thuật số, Rotakin và ISO 50132 đã trở nên lỗi thời. Rotakin đã được thay thế bằng các target tốt hơn và 50132 đã được thay thế bằng tiêu chuẩn IEC 62676, trong đó nêu rõ rằng các mục tiêu thử nghiệm phải cho phép đo cả màu sắc và mật độ điểm ảnh. Dù thử nghiệm Rotakin đã lỗi thời, khái niệm ban đầu của nó vẫn là trọng tâm của các phương pháp phân tích video hiện đại.
Tại Vương quốc Anh đã đưa ra quy định khá chi tiết về các dữ liệu thu thập từ camera giám sát đối với hộ gia đình và doanh nghiệp. Quy định bảo vệ dữ liệu được Anh đưa ra dựa trên Luật Bảo vệ dữ liệu 2018 (DPA 2018) và Luật bảo vệ dữ liệu chung của Anh (UK GDPR).
Tại Phillipines, hướng dẫn sử dụng hệ thống CCTV được nước này ban hành tháng 11/2020, dựa trên ba nguyên tắc, trong đó việc quay chụp, sử dụng, lưu trữ và hủy các cảnh quay video hay âm thanh thu thập từ CCTV được xem là xử lý dữ liệu cá nhân theo Đạo luật bảo mật dữ liệu 2012 (DPA). Tại Singapore tuy chưa có luật cụ thể dành cho CCTV, nhưng có những hướng dẫn chi tiết khi sử dụng CCTV tại các địa điểm khác nhau như chung cư, nhà đất.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó tổng biên tập VietNamNet, bày tỏ hy vọng qua buổi tọa đàm này sẽ góp tiếng nói thiết thực cho các cơ quan quản lý, cảnh báo xã hội, đồng thời tạo niềm tin và niềm hứng khởi cho các nhà sản xuất camera Make in Vietnam.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn để tham gia tọa đàm cùng với các diễn giả.
Snapdragon 8 Gen 2 thiết lập tiêu chuẩn mới cho smartphone cao cấp
Trong khuôn khổ Hội nghị Snapdragon 2022, Tập đoàn Công nghệ Qualcomm vừa phát hành nền tảng di động cao cấp mới nhất Snapdragon 8 Gen 2.
Nền tảng di động Snapdragon Gen 2 sẽ thiết lập tiêu chuẩn mới cho thuật toán kết nối, được tạo ra một cách thông minh cùng công nghệ AI đột phá. Nền tảng di dộng này sẽ được sử dụng bởi các nhà sản xuất thiết bị gốc và thương hiệu toàn cầu, bao gồm ASUS Republic of Gamers, Honor, iQOO, Motorola, Nubia, OnePlus, OPPO, REDMAGIC, Redmi, SHARP, Sony Corporation, vivo, Xiaomi, XINGJI / MEIZU và ZTE, dự kiến sẽ có mặt trên các thiết bị thương mại vào cuối năm 2022.
Ông Chris Patrick, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Tổng Giám đốc mảng Di động, Tập đoàn Công nghệ Qualcomm, cho biết, chúng tôi rất mong muốn được khai phá cơ hội và khả năng cho tất cả mọi người, vì vậy, chúng tôi đã thiết kế Snapdragon và đặt người dùng làm trung tâm.
"Snapdragon 8 Gen 2 sẽ mang tới trải nghiệm AI hoàn toàn mới, khả năng kết nối bậc nhất, và trải nghiệm chơi game dành cho những nhà vô địch, cho phép người dùng cải thiện tất cả các trải nghiệm trên thiết bị họ tin tưởng nhất" - ông Chris Patrick cho hay.
Các yếu tố trải nghiệm chính của Snapdragon 8 Gen 2: Snapdragon Smart được hỗ trở bởi động cơ Qualcomm AI nhanh nhất và tối ưu nhất của công ty và vi xử lý Qualcomm Hexagon, người dùng sẽ được trải nghiệm khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhanh hơn với dịch thuật đa ngôn ngữ và tính năng camera AI cao cấp.
Bộ xử lý Hexagon có các nâng cấp hoàn toàn mới về phần cứng, bao gồm suy diễn tấm siêu nhỏ (micro tile inferencing) và bộ gia tốc tensor lớn hơn, tăng hiệu suất AI lên tới 4,35 lần. Đây cũng là nền tảng Snapdragon đầu tiên hỗ trợ INT4 - một định dạng AI chính xác - cùng hiệu suất hiệu năng/watt được cải thiện 60% để tăng sức bền cho quá trình suy diễn (inferencing) của AI.
Snapdragon 8 Gen 2 sẽ tự động nâng cấp ảnh và video trong thời gian thực với tính năng phân đoạn ngữ nghĩa, sử dụng mạng thần kinh AI để giúp máy ảnh nhận biết khuôn mặt, đường nét khuôn mặt, tóc, quần áo, bầu trời và hơn nữa, theo ngữ cảnh, để mỗi chi tiết đều nhận được sự ưu chỉnh theo từng chi tiết tầm cỡ chuyên nghiệp.
Sự ra mắt của Snapdragon 8 Gen 2 đánh dấu nhiều tính năng mới của Snapdragon Elite Gaming, trong đó có tính năng ray tracing được hỗ trợ bởi phần cứng, tạo nên ánh sáng và hình phản chiếu chân thật cho các trò chơi trên các thiết bị di động.
Bên cạnh đó, Snapdragon 8 Gen 2 là nền tảng 5G tiên tiến nhất thế giới, tự hào có khả năng kết nối hàng đầu với 5G, Wi-Fi và Bluetooth; sử dụng công nghệ Snapdragon Sound để mang tới chất lượng âm thanh khi nghe nhạc, đàm thoại và chơi game cao cấp và chân thật.
Nền tảng di động Snapdragon 8 Gen 2 được bảo vệ bằng Snapdragon Secure, mang tới cho người dùng những tiến bộ mới nhất trong công nghệ cô lập, mật mã, quản lý khóa, chứng thực và hơn thế nữa. Tất cả những điều này đều được thiết kế phức tạp để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.
Metaversity: Thay đổi hoàn toàn thế giới học tập trực tuyến Metaversity của MetaCamp không chỉ đơn giản là một room học trực tuyến, mà gây ấn tượng về một vũ trụ game huyền ảo, nơi mỗi cá nhân sở hữu một tinh cầu, tiến vào hệ sinh thái là trường học. (Nguồn: Vietnam ) Đại dịch COVID-19 đã khiến xã hội thay đổi mạnh mẽ, trong đó điển hình là các hình thức...