Tiêu chuẩn mạng W3C sắp phải đối mặt với những thách thức mới sau 25 năm
Hiệp hội mạng toàn cầu ( World Wide Web Consortium) đã tồn tại được một phần tư thế kỷ. Sau khi Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web vài năm, ông đã lập ra W3C để tiêu chuẩn hóa cách hoạt động của nó.
WWW là một nền tảng quan trọng của công nghệ ngày nay, những tiêu chuẩn mở có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể xây dựng công nghệ web, dù là trình duyệt hay là trang web.
Điều này trái ngược hoàn toàn với việc viết ứng dụng cho điện thoại iOS hay trên Android, Windows, các công ty sẽ có những quy định riêng cho nhà phát triển ứng dụng. Trên nền tảng web, không một thực thể nào có quyền kiểm soát.
Hôm thứ ba vừa qua, W3C đã tổ chức kỷ niệm 25 năm với sự tái hiện các cột mốc đánh dấu sự phát triển và những thành tựu của mình. Tại buổi kỷ niệm, lời cảnh báo của Berners-Lee cũng cũng đã được nhắc lại nhằm duy trì một môi trường web lành mạnh.
Berners-Lee đang tìm cách thiết lập một “hợp đồng mạng” nhằm ngăn chặn ngôn ngữ thù địch và sự kiểm duyệt để tất cả mọi người đều có thể truy cập. Berners-Lee đang vượt ra khỏi giới hạn của W3C để vươn tới một tầm nhìn lớn hơn, phát triển một startup có tên Inrupt, starup này được thiết kế để giúp người dùng lấy lại quyền kiểm soát thông tin của họ từ những tập đoàn lớn như Facebook và Google.
Nền tảng web và W3C cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Một trong số đó là trình duyệt Google Chrome đang thống trị việc truy cập web, trong khi số khác thì không đủ tài chính cũng như khả năng để soán ngôi. Kết hợp với những thế mạnh khác của Google trong các dịch vụ trực tuyến khiến công ty này có nhiều quyền quản lý hơn và nó cũng đồng nghĩa với việc Google sẽ là người định nghĩa lại hệ thống mạng.
Video đang HOT
Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web và sáng lập W3C, phát biểu tại Oktane 2019
Trước đây, W3C cũng có những sai lầm. W3C đã bỏ rơi một tiêu chuẩn cốt lõi để xây dựng trang web là HTML ( Hypertext Markup Language) và họ chỉ tìm cách lấy lại quyền kiểm soát khi một số các nhà quản lý trang web thành lập một nhóm riêng biệt có tên Web Hypertext Application Technology Working Group (WHATWG) để tiếp tục phát triển tiêu chuẩn này.
Cuộc tranh cãi về quyền quản lý chỉ được giải quyết khi W3C đồng ý dưới sự dẫn dắt của WHATWG thông qua sự hợp tác chính thức giữa hai bên.
Tuy là một tổ chức phi lợi nhuận với 50 nhân viên và 450 thành viên, W3C vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thành sứ mệnh của mình trên các lĩnh vực như quảng cáo trực tuyến, công nghệ trò chơi trực tuyến, quyền riêng tư và công nghệ xe hơi. Hệ thống web có thể chưa hoàn hảo, nhưng nó vẫn đang tiếp tục phát triển.
Theo VN Review
Cơ quan an ninh Nga bị tin tặc tấn công, để lộ nhiều dữ liệu tuyệt mật
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa phải hứng chịu thiệt hại được cho là 'lớn nhất kể từ trước tới nay' sau khi SyTech, nhà thầu của cơ quan này bị đánh cắp dữ liệu. Nhiều dữ liệu tuyệt mật đã bị nhóm hacker công khai lên mạng xã hội.
Hacker đã để lại khuôn mặt cười Yoba trên trang chủ của SyTech. Ảnh: Bleeping Computer
Một nhóm Hacker đã đột nhập vào hệ thống máy chủ của Sytech, nhà thầu lớn nhất của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) và đánh cắp đi khối lượng dữ liệu lên tới 7,5 terabytes (tương đương 7.500 gigabytes) và bao gồm nhiều dự án tuyệt mật của FSB, ZDnet đưa tin hôm thứ Bảy.
Trước đó, vào ngày 13/7, nhóm hacker có biệt danh 0v1ru$ đã xâm nhập vào SyTech, một nhà thầu lớn của FSB trong nhiều dự án, đã đột nhập và đánh cắp nhiều dữ liệu quan trọng.
Tin tặc đã đăng ảnh chụp màn hình máy chủ của công ty lên Twitter và sau đó chia sẻ dữ liệu bị đánh cắp với Digital Revolution, nhóm hacker khác đã thực hiện một phi vụ tương tự vào năm ngoái với Quantum, một nhà thầu khác của FSB.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: PressFrom
Nhóm tin tặc thứ hai, Digital Revolution đã công bố chi tiết hơn các tập tin dữ liệu bị đánh cắp lên tài khoản Twitter của nhóm vào ngày 18/7 và sau đó là với các nhà báo Nga.
Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm các thông tin về một số dự án mà SyTech đã làm cho FSB kể từ năm 2009. Theo Engadget , dự án "hot" nhất bị công bố có tên là Nautilus-S, là một phần trong nỗ lực giải mã tính ẩn danh trình duyệt Tor, phần mềm mã nguồn mở, cho phép người dùng truy cập vào Deep Web và Dark Web, phần kín của Internet thường được tội phạm sử dụng để liên lạc. Theo Gizmodo, Nautilus-S còn nhằm mục tiêu cao hơn là loại bỏ những người bất đồng chính trị.
Là một phần của Nautilus, các dữ liệu bị công bố còn cho thấy Nga đang thu thập thông tin về người dùng trên mạng xã hội. Một số dự án khác đáng chú ý là Mentor, một chương trình để theo dõi email tại các công ty Nga hay Hope và Tax-3, chiến dịch hướng tới ngắt kết nối Internet của Nga với toàn cầu.
Đáng chú ý, Hope và Tax-3 được nhận định là hoạt động chuẩn bị sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành sắc lệnh, nhằm "bảo đảm hoạt động ổn định các mạng Internet của Nga (Runet) trong trường hợp bị ngắt kết nối khỏi World Wide Web".
Nhóm hacker Digital Revolution đã công bố tài liệu thu thập được từ SyTech lên tài khoản Twitter.
Các dự án này được cho là đang được triển khai và hợp tác giữa SyTech và Đơn vị 71330, một phần của Tổng cục 16 thuộc FSB, phụ trách tình báo thông tin. Đây cũng là cơ quan từng bị tố cáo đã gửi phần mềm gián điệp cho các quan chức tình báo của Ukraine năm 2015.
Theo BBC, vụ rò rỉ Sytech có thể là vụ hack lớn nhất trong lịch sử hoạt động của các dịch vụ đặc biệt liên quan đến internet của nước Nga. Nhóm 0v1ru$ ít được biết đến hơn là Digital Revolution. SyTech đã gỡ bỏ trang web của mình và từ chối trả lời các câu hỏi từ giới truyền thông.
Theo viet times